Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi nào nên nhượng bộ (3-4 tuổi) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.36 KB, 5 trang )

Khi nào nên nhượng bộ (3-4 tuổi)


3-4 tuổi là bé đã biết cách thử thách “quyền lực” của bạn và
yêu sách đủ thứ, nào là mua thêm một gói kẹo nữa, thích đồ
chơi kia, muốn mặc quần này áo kia, hoặc khóc lóc không
chịu đi tắm. Các bà mẹ thường có khuynh hướng khẳng
định cho bé hiểu “ai mới là người có quyền quyết định”.
Tuy nhiên, không phải lúc nào “nhượng bộ” cũng bị xem là
thất bại mà nó lại là một bài học trong cuộc sống của mọi
người ngay cả trong đời sống vợ chồng.

Cứ làm theo đi rồi bạn sẽ thấy nhưng phải linh hoạt lựa
chọn khi nào và như thế nào?

Đúng thời điểm:
Tính toán và sắp xếp thời gian, khi nào cần phải nhượng
bộ. Thời điểm thích hợp nhất để chịu thua trước những yêu
cầu khẩn thiết của bé sau khi bạn đã từ chối trước đó nhiều
lần và đó là trước khi cuộc tranh cãi lên đến đỉnh điểm. Nói
cách khác, đừng vội thoả mãn nhu cầu của bé vì khi bé tức
giận thì điều bạn cần là hòa bình. Nếu bạn dễ dàng chịu
thua khi trẻ bắt đầu cất tiếng khóc thì bé nghĩ rằng khi mẹ
nói “không” có nghĩa là “không, nhưng nếu con giận dữ,
khóc và gào thét thì mẹ sẽ cho phép”.

Hãy nhượng bộ khi bé có những đòi hỏi có thể chấp nhận
được và từ chối khi bé sử dụng những “’chiêu bài” trên để
ép buộc bạn phải thay đổi quyết định của mình.

Giải quyết tình huống:


Bước đầu tiên để có thể nhượng bộ dễ dàng là thuyết phục
bản thân đây là một phương pháp dạy trẻ. Thay vì cho rằng
sự nhượng bộ là chấp nhận sự thất bại hoặc bất lực của
mình thì nên nghĩ rằng thoạt đầu rất có thể bạn sẽ hiểu sai
tình huống và khi suy xét lại thì bạn có thể đánh giá chính
xác hơn.

Một khía cạnh tích cực khác là đôi khi sự nhượng bộ của
bạn sẽ là tấm gương tốt cho trẻ. Trẻ sẽ hiểu được thế nào là
“cho” và “nhận”. Học được đức tính tốt này ngay từ nhỏ thì
khi lớn lên bé sẽ đối xử tốt với không những với người thân
mà với cả những người khác.

Thực hành “nhượng bộ”:
Ví dụ: bạn không cho phép bé xem ti vi và đừng quên chú ý
đến phản ứng của bé. Bé nghe lời. Nhưng cũng có thể bé
kịch liệt phản đối, hãy xem xét lại quyết định của mình. Tự
hỏi xem những lời bé nói có lý hay không? Chấp nhận
được hay không?

Hãy cho trẻ cơ hội giải thích với bạn là tại sao bé lại đòi
như vậy và tại sao bạn nên chiều theo ý bé. Hãy để bé tha
hồ suy nghĩ và biện luận thay vì chỉ biết đòi hỏi “Con
thích…”, “con muốn…”. Sau khi nghe bé giải thích mà vẫn
không thấy lý do nào để chấp nhận thì đến lượt bạn đưa ra
những lý do của mình để bé phảI thừa nhận ý kiến của bạn.

Sau cùng, hãy đưa ra quyết định của mình. Giải thích rõ
cho bé hiểu bạn dự định làm gì và tại sao phải làm như vậy.
Lần lượt lắng nghe và giải thích, bạn đã chứng tỏ cho bé

thấy rằng bạn đã nghiêm túc lắng nghe và tiếp thu ý kiến
của bé.

Bạn nên khuyến khích trẻ tham dự vào tiến trình “thương
thuyết” vì thỉnh thoảng bé cũng có thể đạt được mục đích
của mình. Phương pháp này hiệu quả hơn là luôn căng
thẳng, đối đầu.

×