Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Không có bạn, trẻ dễ rối nhiễu tâm trí pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.26 KB, 5 trang )

Không có bạn, trẻ dễ rối
nhiễu tâm trí

Bố mẹ Phong bàng hoàng khi biết
cậu con trai 14 tuổi hiền lành, học
giỏi của họ uống thuốc ngủ tự tử.
Họ không ngờ rằng Phong chán
sống bởi quá cô đơn khi bị bạn bè
xa lánh.
Tuy rất muốn hoà nhập nhưng từ
khi vào lớp 6 đến nay, Phong
(Đông Anh, Hà Nội) vẫn không có
người bạn thân nào. Ở trường, cậu bé chỉ ngồi một
chỗ nên bị xem là mọt sách. Về nhà ít gặp bố mẹ nên
cậu thường lên phòng riêng đọc truyện hoặc chơi
điện tử.


Khi được vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi, Phong
nghe bạn bè bán tán rằng cậu không giỏi thực sự mà
chỉ do giáo viên nâng đỡ. Nhiều lần cậu bị các bạn
trêu chọc, chặn đánh giữa đường nhưng chẳng dám
kể với ai. Phong buồn chán, không muốn đến trường,
mất niềm tin vào bản thân. Cậu thường xuyên nghĩ
đến cái chết và một ngày đã uống thuốc ngủ tự tử.
Đưa Phong đến bác sĩ tâm lý, bố mẹ cậu mới biết con
mình bị rối nhiễu tâm trí vì quá cô độc.
Quỳnh Phương, 14 tuổi (Hà Đông, Hà Tây), cũng
được bố mẹ đưa đến gặp chuyên gia tư vấn vì từ 3
tháng nay, cô bé bỗng dưng hay đau đầu, đau bụng
nhưng đi khám không phát hiện bệnh gì. Phương lại


hay cáu giận, ngày càng trở nên lầm lì, ít nói. Và
nguyên nhân cũng là: Cô bé không có ai bên cạnh
nữa kể từ khi người bạn thân nhất qua đời.
Phương học rất giỏi nhưng xa cách với bạn bè.
"Cháu không thích các bạn vì chẳng có ai hợp và đối
xử tốt với cháu cả. Nhiều bạn nói cháu kiêu, một số
bạn ghen tị vì lúc nào thày cô cũng khen ngợi cháu".
Phương tức giận đến trào nước mắt mỗi khi nhớ đến
cảnh các bạn thường xuyên kiếm cớ giật tóc, vẩy
mực vào áo, có lúc còn chặn đường doạ nạt, xô cháu
ngã đến rách cả quần áo.
Khác với Phương, Ngọc Anh lại không có bạn vì học
kém và thiếu kỷ luật. Cậu không biết cách hòa nhập
khi chơi với bạn, lại hay bị cô giáo nhắc nhở nên
nhiều phụ huynh bảo con không chơi cùng cho đỡ bị
ảnh hưởng xấu. Thấy con học kém, bố mẹ cậu bé xin
cho con lưu ban nhưng thày cô không đồng ý, nên
cậu càng thua kém bạn bè.
Ở lớp, Ngọc Anh hay bị bạn trêu chọc như giấu cặp
sách, gọi là thằng ngố. Cậu rất muốn chơi cùng các
bạn nhưng mỗi khi lại gần là lại bị tránh nên đành lủi
thủi một mình. Vì thế, nhiều lúc cậu bé tìm cách gây
sự, đánh bạn để được chú ý.
Theo tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám TuNa
(số 26, ngõ 259/5 phố Vọng, Hà Nội), tình trạng rối
nhiễu tâm trí do không có bạn như các trường hợp
trên khá phổ biến. Trong số đó có những trẻ rất thông
minh, học giỏi, có trẻ lại học kém, không tập trung chú
ý, hiếu động quá mức.
Bà Bưởi cho biết, trẻ em rất cần có bạn, đặc biệt là

bạn thân. Tình trạng cô đơn, bị bạn bè trêu chọc, cô
lập kéo dài sẽ khiến trẻ tự ti, thu mình lại, buồn chán
và không muốn giao tiếp với ai. Điều đó dẫn đến tình
trạng cáu giận, không muốn đến trường và thích ở
phòng riêng một mình. Nếu kéo dài trẻ dễ bị trầm
cảm, lo âu hay ám ảnh sợ hãi.
Cha mẹ cần quan tâm đến chuyện bạn bè của con
Trẻ không có bạn có thể vì tính cách hướng nội, ít
giao tiếp, môi trường gia đình, nhà trường không phù
hợp, hay thiếu kỹ năng giao tiếp, kết bạn. Vì vậy, cha
mẹ cần tạo không khí cởi mở trong nhà, thường
xuyên trò chuyện, lắng nghe trẻ để hiểu tính cách,
tâm tư con, điều chỉnh những thói quen, hành động
không tốt trong quan hệ bạn bè của con, khuyến
khích tham gia hoạt động tập thể.
Phụ huynh cần tìm hiểu xem con mình có bạn, nhất là
bạn thân hay không. Nên đặc biệt lưu ý nếu:
- Trẻ rất ít kể hay nhắc đến bạn bè.
- Ngoài giờ đến lớp, trẻ hay ở trong phòng riêng một
mình, ít giao tiếp, tham gia các hoạt động tập thể.
- Không mời bạn đến nhà chơi, không đi sinh nhật, đi
chơi với bạn.
Khi nghi ngờ con mình cô đơn, cha mẹ nên nói
chuyện với thày cô giáo để tìm hiểu thêm. Nếu phát
hiện trẻ cô đơn, nên trò chuyện với con để tìm hiểu
nguyên nhân và giúp đỡ cải thiện tình hình. Cần liên
hệ chặt chẽ với thày cô giáo để tránh cho trẻ bị các
bạn trêu chọc, lập nhóm học tập để trẻ có thêm cơ
hội tiếp xúc và được bạn bè hiểu hơn. Trong một số
trường hợp, có thể chuyển trường để tạo một sự đổi

mới tích cực.
Nên cho con đến chuyên gia tâm lý nếu trẻ có các
biểu hiện thu mình, ít giao tiếp, mệt mỏi, buồn chán,
dễ cáu giận hoặc hay lo lắng, căng thẳng.

×