Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải phẫu tổng hợp về hệ thống và định khu chi trên (Kỳ 8) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.19 KB, 5 trang )

Giải phẫu tổng hợp về hệ thống
và định khu chi trên
(Kỳ 8)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
6. THẦN KINH CHI TRÊN
Các nhánh vận động hoặc cảm giác ở chi trên đều tách ra ở đám rối thần
kinh cánh tay. Đám rối thần kinh cánh tay được tạo nên bởi những ngành
trước của 4 dây sống cổ cuối 5, 6, 7, 8 và dây ngực 1. Các ngành này tiếp nối với
nhau để tạo nên 3 thân nhất (troncus) được sắp xếp ở cổ, từ trên xuống dưới
(thân trên, giữa và dưới).
Mỗi thân lại chia thành các ngành trước và sau. Các ngành tiếp nối với
nhau ở đỉnh nách để tạo nên các bó (fasciculus). Có bó sau, bó ngoài và bó trong
(so với động mạch nách).
Từ đám rối cánh tay tách các nhánh bên. Các nhánh này đều là các nhánh
vận động các cơ ở vai trước (bó ngoài và bó trong) và các cơ ở vai sau (bó
sau). Từ các bó tách ra các nhánh tận cảm giác (dây bì cánh tay và cẳng tay) và
các nhánh tận vừa cảm giác vừa vận động (dây cơ bì, dây giữa, dây trụ, dây nách
hay dây mũ và dây quay).
6.1. Dây cơ bì (n. musculo cutaneus)
Tách ở bó ngoài (do sợi thần kinh sống CV - CVI tạo nên) là dây vận động
3 cơ ở khu cánh tay trước và cảm giác của cẳng tay ngoài. Dây có 3 đặc
điểm
sau:
- Chọc thủng cơ quạ cánh tay.
- Đi giữa 2 lớp cơ (cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước) và thoát ra ở rãnh
nhị đầu, để vào bì cẳng tay ngoài đến tận mô cái.
- Là dây gấp cẳng tay vào cánh tay.

1. Các hạch bạch huyết dưới đòn
2. Các hạch nách bên


3. Hạch bạch huyết trên rồi cầu
Hình 2.56. Dẫn lưu bạch huyết ở mô nông của chi trên (mặt trước)
6.2. Dây thần kinh giữa (n. medianus)
Tách ở bó ngoài (CVI và CVII) và bó trong (CVIII, ThI). Dây giữa chỉ qua
nách và cánh tay mà không phân nhánh nào ở đó. Là dây vận động các cơ ở cẳng
tay trước (trừ cơ trụ trước và 2 bó trong của cơ gấp sâu), các cơ ở mô cái (trừ cơ
khép và bó trong của cơ gấp ngắn ngón cái) và 2 cơ giun 1 và 2. Là dây cảm giác
của 3 ngón tay rưỡi ở gan tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón nhẫn), ở
mu đốt nhì và đốt ba của ngón trỏ và ngón giữa, và ở nửa ngoài mu đốt nhì và ba
ngón nhẫn. Dây giữa có 3 đặc điểm sau:
- Dây giữa chỉ ở chính giữa cẳng tay nhưng khi xuống cổ tay, thì hơi chếch
ra ngoài, nằm trên gân gấp ngón trỏ, lách giữa 2 cơ gan tay (nơi tìm dây thần kinh
ở cổ tay) chui vào ống cổ tay và lách giữa bao hoạt dịch trụ và bao quay ở gan tay.
- Dây giữa là một mốc để tìm động mạch nách (lách trong chức của dây)
và động mạch cánh tay (ở ngay sau dây).
- Dây giữa là dây gấp và sấp (gấp bàn tay vào cẳng tay và sấp bàn tay). Khi
dây bị liệt hay bị đứt, bàn tay để ngửa, giống như bàn tay khỉ. Không gấp được đốt
ngón tay 2 và 3 của ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa và khi muốn lấy một vật nhỏ,
thì phải kẹp vào đốt nhất ngón cái và ngón trỏ (vì cơ khép ngón cái bị liệt).
6.3. Dây thần kinh trụ (n. ulnaris)
Tách ở bó trong (do CVIII và tạo nên).
Dây trụ chỉ qua nách và cánh tay và không phân nhánh nào ở đó. Là dây
vận động cơ trụ trước và hai bó trong của cơ gấp sâu (ngón út và ngón nhẫn) và
vận động gần khắp các cơ ở bàn tay (cơ khép và bó sâu của cơ gấp ngắn ngón cái,
cơ giun 3 và 4, tất cả các cơ ở mô út và tất cả các cơ liên cất). Là dây cảm giác của
gan tay ở phía trong đường vạch qua nửa ngón nhẫn (cảm giác ngón út và nửa
ngón nhẫn) và nửa trong của mu tay (cũng như dây quay ở nửa ngoài) trừ mu đốt
nhì và ba của ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngoài đất nhì và ba ngón nhẫn (do dây
giữa đảm nhiệm). Dây trụ có 3 đặc điểm sau:
- Dây trụ, ở nách, lách giữa động mạch nách và tĩnh mạch nách, ở giữa

cánh tay, thì chọc thủng vách liên cơ, để vào khu sau. Ở khuỷu, thì chạy trong
rãnh ròng rọc khuỷu, giữa 2 bó của cơ trụ trước, rồi ra trước ở cẳng tay và gặp
động mạch trụ ở phần ba trên cẳng tay. Dây trụ ở phía trong động mạch trụ, và
cùng với động mạch chạy thẳng xuống tận xương đậu.
- Dây trụ là dây vận động hầu hết các cơ ở bàn tay (cũng như dây giữa ở
cẳng tay trước và dây cơ bì ở cánh tay trước). Nên khi dây bị đứt hay bị liệt, thì
có nhiều tổn thương ở bàn tay, ngón út và ngón nhẫn có quắp như vuốt quào
(vuốt trụ), với đất nhất bị duỗi và đốt 2 và 3 bị gấp. Dây trụ hay bị liệt trong bệnh
phong. Có thể sờ thấy dây ở rãnh ròng rọc khuỷu.

×