Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải phẫu tổng hợp về hệ thống và định khu chi trên (Kỳ 9) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.4 KB, 7 trang )

Giải phẫu tổng hợp về hệ thống
và định khu chi trên
(Kỳ 9)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
- Dây trụ cùng với dây giữa là dây cảm giác ở gan tay (dây trụ: 1 ngón rưỡi
dây giữa: 3 ngón rưỡi). Dây trụ và dây quay, mỗi dây đảm nhiệm mang cảm giác
một nửa mu tay (trừ đốt 2 và 3 của ngón trỏ và ngón giữa, nửa đốt 2 và 3 ngón trỏ
và ngón giữa, nửa ngoài đốt 2 và 3 của ngón nhẫn do dây giữa đảm nhiệm.
- Có 2 đặc điểm sau.

Hình 2.57. Các dây thần kinh giữa, cơ bì, bì cẳng tay trong, bì cánh tay
trong
Tách ở bó sau (do các sợi của CVI, CVII, CVIII và ThI tạo nên). Khác với
ba dây ở mặt trước (mặt gấp) chi trên mà mỗi dây đảm nhiệm vận động một đoạn
chi (dây cơ bì ở cánh tay, dây giữa ở cẳng tay dây trụ ở bàn tay) thì dây quay
đảm nhiệm hoàn toàn vận động, các cơ ở mặt sau (mặt duỗi). Nên dây quay,
trên đường đi từ nách tới ngón tay, đều tách cách nhánh vận động các cơ ở cánh
tay sau, tất cả các cơ ở cẳng tay sau và ở cẳng tay ngoài. Dây quay là dây cảm
giác của cánh tay sau, và một khu rất hẹp ở cánh tay ngoài, của phần giữa cẳng
tay sau và nửa ngoài của mu tay, với mu ngón cái, mu đốt nhất của ngón trỏ và
nửa mu đốt nhất của ngón giữa.

1. TK cơ bì
2. Cơ Delta
3. TK nách
4. TK quay
5. TK bì cánh tay ngoài
6. Đầu dài và đầu ngoài cơ
tam
7. TK bì cánh tay sau


8. TK bì cẳng tay sau
9. Cơ cánh tay quay
10. Cơ duỗi cổ tay quay dài

11. Ngành sâu TK quay
12. Cơ ngửa
13. Các cơ vùng cẳng tay sau

14. Ngành nông TK quay
1 5. Các TK mu ngón tay r
iêng
16. Các TK gan ngón tay ri
êng
17. Các cơ gian cốt, cơ giun
3,
18. Các cơ ô mô út
19. Nhánh sâu TK trụ
20. Nhánh nông TK trụ
21. Nhánh bì mu tay TK trụ
22. Hai bó trong cơ gấp nông

23. Cơ gấp cổ tay trụ
24. Cơ khuỷu
25. Đầu trong cơ tam đầu
26. TK trụ
27. TK bì cánh tay trong
28. TK bì cẳng tay trong
29. TK giữa

Hình 2.58. Các dây thần kinh mũ, thần kinh quay và thần kinh trụ

Có 4 đặc điểm sau:
- Dây quay: quay hai lần quanh xương cánh tay và một lần quanh xương
quay. Dây quay, từ nách qua tam giác cánh tay tam đầu (cách mỏm cùng vai độ
kiểm), chạy ra sau vào rãnh xoắn cùng với động mạch cánh tay sâu, rồi lại chạy ra
trước (cách mỏm trên lồi cầu độ kiểm). Khi tới đường khớp khuỷu (hoặc cao hơn)
dây quay phân ra hai nhánh: nhánh trước cảm giác chạy theo dọc cơ ngửa dài và
khi tới 1/3 dưới cẳng tay, thì luồn ra sau dưới gân cơ ngửa dài (cách mỏm trâm
quay độ kiểm); nhánh sau vận động lách giữa 2 bó cơ ngửa ngắn, cách đường
khớp khuỷu độ 2cm, để chạy ra khu cẳng tay sau.
- Dây quay trên đường đi luôn nằm sát xương, nên hay bị tổn thương trong
các va chạm. Dây quay nằm trong rãnh xoắn (ở dưới động mạch cánh tay sâu),
nên có thể bị đứt khi gãy xương cánh tay. Khi tìm dây quay, phải thận trọng
không rạch đè lên xương hay lấy xương làm thớt để rạch cơ. Sau
khi dây quay tách 2 nhánh tận, thì nhánh vận động lách giữa 2 bó cơ
ngửa ngắn, vòng quanh cổ xương quay, nên dễ bị tổn thương, khi cổ xương
quay gãy hay khi cắt đoạn chỏm xương quay. Muốn tránh dây quay trong thủ thuật
này, phải để sấp bàn tay. Khi để sấp, dây
quay bắt chéo bờ trước xương quay cách đường khớp độ 4 - 5cm và bắt
chéo bờ sau cách đường khớp độ 6 cm.
- Dây quay là dây duỗi và ngửa (duỗi cẳng tay, duỗi và ngửa bàn tay,
duỗi ngón tay cái và duỗi đất nhất ngón tay khác). Các nhánh cơ tách ở thân dây
quay và ở ngành sau của dây, nên tuỳ theo nơi bị thương ở trên hoặc ở dưới
nơi cách, thì không duỗi được cẳng tay, hoặc không duỗi và không ngửa được bàn
tay. Bàn tay hình như bị rơi và thu xuống trông hình cổ cò.
- Dây quay ở phía ngoài động mạch quay; dây trụ ở phía trong động
mạch trụ, nói một cách khác, các dây thần kinh đóng khung các động mạch.

×