Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc(t1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.11 KB, 6 trang )

Tiết PPCT: 31
Ngày soạn: 26/3/2010
Ngày dạy: 01/04/2010
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
(Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu. Học xong bài này HS cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lòng yêu nước.
- Biết được các biểu hiện cụ thể của long yêu nước và truyền thống hơn
4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.
2. Về kỹ năng:
Có ý thức tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Về thái độ:
Yêu quý, tự hào về quê hương đất nước.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học.
1. Phương pháp dạy học.
- Nêu vấn đề.
- Thuyết trình.
- Đàm thoại.
2. Phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD lớp 10.
- Tài liệu tham khảo.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp.(1 phút)
- Kiểm tra vệ sinh.
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút)
Câu hỏi: Hợp tác là gì? Nó có những biểu hiện như thế nào?
3. Dạy bài mới.(1 phút)
3.1. Giới thiệu bài.
Yêu nước là truyền thống cao quý và thiêng liêng của dân tọc Việt Nam. Nó


được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người đối với đất
nước. Qua nhiều thế hệ, tình yêu đất nước được củng cố và kế thừa những
giá trị tinh hoa và được nâng cao mãi mãi. Vậy lòng yêu nước là gì? Nó có ý
nghĩa và biểu hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
3.2. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (15 phút) Phương pháp thuyết
trình, nêu vấn đề, đàm thoại. Tìm hiểu lòng
yêu nước là gì?
GV: Cho học sinh đọc đoạn thơ trong SGK
và nhận xét tình cảm của tác giả đối với Tổ
quốc được thể hiện qua đoạn thơ.
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Tình cảm của tác giả thể hện trong bài thơ
chính là lòng yêu nước. Tình cảm đó bắt
nguồn từ những điều bình dị nhất và gần gũi
nhất đối với con người như yêu gia đình,
người thân, yêu những thành quả lao động,
yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Những
tình cảm ban đầu đó dần dần phát triển thành
tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và
được nâng lên thành lòng yêu nước, yêu
nhân dân, yêu nhân loại.
GV: Vậy lòng yêu nước là gì?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận và ghi bảng.
GV kết luận bằng ý kiến của Bác Hồ về
truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
“Dân tộc ta một lòng nồng nàn yêu nước.

Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,
thì tinh thần ấy lại sôi nổi và kết thành một
làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua
mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả bè lũ bán nướcvà cướp nước”.
GV: Cho HS tìm hiểu thêm về một số bài
thơ, bài hát về lòng yêu quê hương đất nước
như: “Quê hương”, “Việt Nam quê hương
tôi”.
GV chuyển ý:
Dân tộc Việt Nam luôn luôn tự hào về truyền
thống hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước
của mình. Vậy truyền thống đó được biểu
1. Lòng yêu nước.
a. Lòng yêu nước là gì?
Lòng yêu nước là lòng yêu quê
hương, đất nước và tình thần sẵn
sang đem hết khả năng của mình
phục vụ lợi ích của Tổ quốc.
hiện như thế nào? Sang phần b
Hoạt động 2: (20 phút) Phương pháp thuyết
trình, đàm thoại, nêu vấn đề. Tìm hiểu về
truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
GV dẫn dắt.
Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao
quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam,
đồng thời nó cũng là cội nguồn của hàng loạt
các giá trị truyền thống khác của dân tộc.
Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh

giúp non sông đất nước ta, dân tộc ta vượt
qua khó khăn thử thách.
GV: Em hãy CM
1. Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội
sinh giúp đất nước vượt qua khó khăn, thử
thách?
2. Truyền thống yêu nước là truyền thống
cao quý và thiêng liêng nhất?
3. Truyền thống yêu nước là cội nguồn của
các giá trị khác?
GV chuyển ý:
Vậy lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể
hiện ở những điểm nào?
GV đàm thoại theo các câu hỏi để tìm hiểu
biểu hiện của lòng yêu nước.
GV: Một người không có tình cảm gắn bó
với quê hương có thể coi là một người yêu
nước không?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung, kết luận và đưa ra biểu hiện
đầu tiên của lòng yêu nước.
GV: Một người có lòng yêu nước trước hết
phải gắn bó sâu sắc với quê hương, đất nước
mình. Phải luôn hướng về cội nguồn, về tổ
tiên, ông bà, cha mẹ, xem đó như là cuộc
sống của mình.
GV: Yêu cầu HS cho một số câu ca dao tục
ngữ về tình yêu quê hương đất nước.
HS: Trả lời.
Ví dụ ca dao:

b.Truyền thống yêu nước của dân
tộc Việt Nam.
* Ý nghĩa của truyền thống yêu
nước.
- Sức mạnh nội sinh.
- Cao quý và thiêng liêng nhất.
- Cội nguồn của các giá trị.
* Biểu hiện của lòng yêu nước.
- Tình cảm gắn bó với quê hương,
đất nước.
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Ví dụ: Người Việt Nam ở nước ngoài luôn
luôn hướng về quê hương. Biểu hiện là mỗi
năm Tết đến xuân về bao giờ họ cũng tìm
cách về quê ăn tết. Nếu không có điều kiện
thì vẫn tổ chức ăn Tết của Việt Nam nơi xứ
người.
GV dẫn chứng thêm thông qua bài hát quê
hương.
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”
Biểu hiện thứ 2.
GV. Một người yêu nước là một người phải
biết yêu thương, cảm thông sâu sắc đối với
đồng bào, giống nòi, dân tộc.
GV: Em hãy CM tình thương yêu đồng bào,
giống nòi của người Việt Nam?
HS: Trả lời.
GV: Bổ sung, kết luận.

Ca dao có câu:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
GV thuyết minh thêm về các hành động thể
hiện lòng yêu thương đồng bào.
Tết vì người nghèo.
Ủng hộ bão lụt.
Biểu hiện thứ 3.
GV: Yêu nước cũng gắn với lòng tự hào dân
tộc chính đáng. Điều đó được thể hiện như
thế nào?
HS trả lời.
GV kết luận.
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền
thống như văn hóa, con người anh hùng, non
sông tươi dẹp, những sản vật của quê hương.
GV Yêu cầu HS cho một số dẫn chuứng.
HS Trả lời.
GV: Theo em một dân tộc xâm chiếm, cướp
bóc dân tộc khác giành lấy của cải, sự giàu
- Yêu thương đồng bào.
- Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
có cho dân tộc mình thì có được coi là một
niềm tự hào không?
HS Trả lời.
GV Kết luận. Đó không thể coi là lòng tự
hào dân tộc được, bởi vì lòng tự hào đó phải
được xây dựng dựa trên những thành quả
chính đáng, từ mồ hôi công sức của cả dân
tộc chứ không phải đi xâm chiếm từ nước

khác.
Biểu hiện thứ 4.
GV: Tinh thần đoàn kết, kiên cường, bất
khuất của dân tộc ta được thể hiện như thế
nào?
HS: Trả lời.
GV kết luận: Dù trong hoàn cảnh nào, người
Việt Nam vẫn luôn đoàn kết, kiên cường,
hiên ngang bất khuất để bảo vệ chủ quyền và
nền độc lập dân tộc chứ không bao giò chịu
làm nô lệ, làm người dân mất nước.
GV: Em hãy kể tên một số vị anh hùng dân
tộc mà em biết?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Kim
Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Phan Bội
Châu.
 Như vậy, người Việt Nam yêu nước ở
tầng lớp nào, ở lứa tuổi nào cũng có. Chính
nhờ tinh thần đoàn kết cộng với ý chí kiên
cường mà dân tộc ta đã chiến thắng nhiều kẻ
thù hung bạo.
Biểu hiện thứ 5.
GV: Sự cần cù sáng tạo của người Việt Nam
được thể hiện như thế nào?
HS: Trả lời.
GV kết luận: người Việt Nam vốn có truyền
thống cần cù trong lao động. Yêu nước
không chỉ là ra chiến trường đánh giặc mà

còn phải cần cù, sáng tạo trong lao động để
xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và
- Đoàn kết, kiên cường, bất khuất.
- Cần cù, sáng tạo.
xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
GV: Em hãy lấy ví dụ CM tính cần cù và
sáng tạo của người Việt Nam?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Thời chiến tranh có bác sĩ Tôn Thất Tùng,
Hoàng Cầm.
Thời hiện đại có Hồ Giáo, Lương Đình Của.
Nông dân sáng tạo ra máy gặt, máy bóc
ngô…
GV: Các em cần phải làm gì để tiếp nối
truyền thống của dân tộc?
HS: Trả lời.
GV: Đưa ra một số bài báo, mẫu chuyện về
lòng yêu nước của người dân Việt Nam.
4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức, chỉ ra cho HS thấy yêu nước là một
truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất của người Việt Nam.
5. Dặn dò: Yêu cầu HS học bài cũ, đọc trước bài mới.
IV. Tổng kết rút kinh nghiệm








BCĐTTSP duyệt GVHD duyệt SVTT ký tên

×