Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải phẫu vùng bàn chân (Kỳ 4) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.16 KB, 5 trang )

Giải phẫu vùng bàn chân
(Kỳ 4)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
3.3.2. Lớp giữa
- Có gân cơ gấp dài ngón cái, gân cơ gấp chung ngón chân từ cẳng chân sau
xuống.
- Cơ vuông gan chân (m. quadratus plantae) hay cơ thịt vuông: từ mặt dưới
xương gót tới bám vào gân cơ gấp dài ngón chân.
- Bốn cơ giun (m. lumbricales): trong đó 3 cơ giun ngoài bám vào hai
mặt bên gân gấp cơ gấp dài ngón chân, cơ giun trong bám vào mặt trong gân gấp
ngón I. Các cơ này sẽ đến bám vào mặt trong đốt gần ngón chân tương ứng và
gân duỗi của 4 ngón chân ngoài.
3.3.3. Lớp sâu
Ở 1/3 sau có dây chằng khớp cổ bàn chân, gân cơ chày sau và gân cơ
mác dài.
Ở 1/3 phía trước có các cơ riêng của các ngón chân:

1. Các cơ giun
2. Gân cơ gấp dài ngón cái
3. Cơ gấp ngắn ngón cái
4. Gân cơ gấp dài các ngón chân
5. Cơ dạng dài ngón cái
6. Cơ dạng ngón út
7. Cơ vuông gan chân
8. Cơ gấp ngắn ngón út
Hình 3.43. Các cơ gan chân
- Cơ gấp ngắn ngón cái (m. flexsor hallu cis brevis): từ mặt dưới xương
chêm trong, rồi tách thành hai bó đi hai bên của gân cơ gấp dài ngón cái, bó trong
sau đó bám vào gân cơ dạng ngón cái, bó ngoài tới bám vào gân cơ khép ngón cái.
- Cơ khép ngón cái (m. adductor hallucis): đầu chéo bám vào xương


hộp, xương chêm ngoài và xương đốt bàn chân I, II; đầu ngang bám vào khớp đốt
bàn ngón chân III, IV, V. 2 đầu chụm lại bám tận ở nền xương đốt gần ngón I.
- Cơ đối chiếu ngón út (m. opponens digiti minimi): bám cùng với cơ gấp
ngắn ngón út, sau đó bám vào bờ ngoài xương đốt bàn V.
- Cơ gấp ngắn ngón út (m. flexor digiti minimi brevis): bám từ củ xương
hộp, nền xương đất bàn chân V, rồi tới bám vào nền đốt gần ngón út.
3.3.4. Lớp sát xương
- Các cơ liên cốt mu chân (m. interossei dorsales): có 4 cơ, các cơ này
đều bám từ hai mặt đối lập của xương bàn chân ở các khoang liên cốt, sau đó cơ
gian cốt mu chân I thì tới bám vào mặt trong nền đốt gần ngón II, còn các cơ
liên cốt khác thì bám vào mặt ngoài nền đốt gần các ngón II, III, IV, V.
- Các cơ liên cốt gan chân (m. interossei plantares): có 3 cơ: bám từ mặt
trong xương đốt bàn chân III, IV, V tới bám vào mặt trong nền đốt gần ngón chân
III, IV, V.
* Tóm lại: ở gan chân, cơ dạng, cơ gấp ngón cái ngắn, cơ gấp ngắn ngón
chân, cơ giun I là do thần kinh gan chân trong chi phối, các cơ còn lại do thần kinh
gan chân ngoài chi phối.
3.4. Mạch thần kinh
Ở gan chân có 2 bó mạch thần kinh đều là các ngành cùng của động
mạch chày sau và thần kinh chày tạo nên.
- Ở tầng trên ống gót: bó mạch thần kinh gan chân trong.
- Ở tầng dưới ống gót: bó mạch thần kinh gan chân ngoài.
3.4.1. Động mạch gan chân trong (a. plantaris medialis)
Là một ngành cùng của động mạch chày sau, từ tầng trên ống gót, động
mạch gan chân trong đi ra phía trước dọc theo bờ trong gân cơ gấp dài ngón cái
rồi trở thành nhánh bên trong của gan chân.
Động mạch gan chân trong tách ra 2 ngành:
- Ngành sâu cấp máu cho các cơ của mô cái.
- Ngành nông đi tới đốt bàn chân I thì tách ra hai nhánh tận, nhánh trong
cấp máu cho mặt trong ngón cái, nhánh ngoài nối với các nhánh động mạch

gan đốt bàn I, II, III của động mạch gan chân ngoài.
3.4.2. Động mạch gan chân ngoài (a. plantaris medialis)
- Nguyên uỷ, đường đi, liên quan: là một ngành cùng của động mạch
chày sau, từ tầng dưới ống gót đi chếch ra ngoài tới đầu sau xương đất bàn
chân I rồi nối tiếp với động mạch mu chân. Như vậy động mạch gan chân
ngoài có 2 đoạn liên quan:
+ Đoạn chếch nằm giữa cơ vuông gan chân và cơ gấp ngắn gan chân
+ Đoạn ngang chui vào sâu, nằm ngay dưới các xương đất bàn chân và các
cơ liên cốt bàn chân.

×