Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giải phẫu vùng mông (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.75 KB, 5 trang )

Giải phẫu vùng mông
(Kỳ 2)
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
2.2.2. Lớp giữa
Có 1 cơ là cơ mông nhỡ (m. gluteus medius) từ 3/4 trước mào chậu,
đường mông giữa ở mặt ngoài xương cánh chậu đến mấu chuyển to
xương
đùi. Tác dụng dạng đùi, bó trước gấp và xoay trong đùi, bó sau xoay
ngoài
đùi. Ngoài ra còn nghiêng chậu hông.
2.2.3. Lớp sâu
Có 7 cơ lần lượt từ trên xuống dưới.
- Cơ mông nhỏ (m. gluteus minimus) bám từ đường mông trước ở mặt
ngoài xương cánh chậu tới bờ trước mấu chuyển to xương đùi. Động tác như cơ
mông nhỡ.
- Cơ hình lê (m. piriformis) hay cơ tháp: bám từ mặt trong xương cùng, qua
khuyết mẻ hông to ra khu mông, tới hố ngón tay của đầu trên xương đùi. Cơ tháp
là cơ dùng làm mốc để phân chia cơ, mạch, thần kinh vùng mông. Tác dụng xoay
ngoài đùi.
- Cơ bịt trong (m. obturatorius internus) bám từ chu vi lỗ bịt và mặt
trong màng bịt, qua khuyết mẻ hông to ra khu mông, rồi quặt lại bám vào hố ngón
tay của đầu trên xương đùi. Động tác xoay ngoài đùi, duỗi và dạng đùi khi đùi ở
tư thế gấp.
- Cơ sinh đôi trên (m. gemellus superior) và sinh đôi dưới (m. gemellus
illferior), bám từ gai hông, khuyết ngồi bé, ụ ngồi rồi cả hai cơ sinh đôi này kết
hợp chung với gân cơ bịt trong tới bám vào hố ngón tay xương đùi. Tác dụng như
cơ bịt trong.
- Cơ bịt ngoài (m. obturatorius externus): bám từ vành ngoài lỗ bịt, màng
bịt đi xuống dưới khớp hông, vòng qua cổ xương đùi tới bám vào hố ngón tay
xương đùi. Động tác xoay ngoài đùi.


- Cơ vuông đùi (m. quadratus femoris) bám từ ụ ngồi, tới bám vào mào liên
mấu của xương đùi. Tác dụng xoay đùi ra ngoài.
* Tóm lại: ở khu mông có 3 cơ mông và 6 cơ chậu hông mấu chuyển
bám từ trong chậu hông, hầu hết đều tới bám vào mấu chuyển to xương đùi, có tác
dụng chung làm dạng và xoay đùi ra ngoài.
2.3. Cân sâu
Trên ết đồ cắt dọc vùng mông, ở giữa 2 lớp cơ có một mảnh cân ở trên dính
vào mào chậu, ở dưới liên tiếp với cân của đùi gọi là cân mông hay mảnh chậu
mấu.
2.4. Mạch thần kinh
Động mạch đều là nhánh bên của động mạch chậu trong. Thần kinh đều
xuất phát từ đám rối cùng. Ở mông có 2 bó mạch thần kinh trên và dưới cơ
hình lê.
2.4.1. Bó mạch thần hình trên cơ hình lê
Gồm có động mạch và thần kinh mông trên
- Động mạch mông trên (a. glutea superior): là một trong 4 ngành cùng của
thân sau động mạch chậu trong, từ trong chậu hông qua khuyết ngồi lớn ra mông
ở trên cơ hình lê, chạy áp sát xương rồi chia thành 2 ngành để cấp máu cho 3 cơ
mông. Tại vùng mông, động mạch mông trên nối với động mạch mông dưới, với
động mạch mũ đùi ngoài của động mạch đùi.
- Thần kinh mông trên (n. gluteus superior): là một nhánh cùng của đám
rối thần kinh cùng, do thân thần kinh thắt lưng cùng và thần kinh cùng I tạo thành.
Từ nguyên uỷ cùng với động mạch mông trên ở trong chậu hông qua khuyết ngồi
lớn ra mông đi trên cơ hình lê và thường ở phía ngoài động mạch, chia làm 2
ngành chi phối cho các cơ mông bé, mông nhỡ và cơ căng cân đùi.

1. Xương cánh chậu
2. Cơ mông bé
3. Thần kinh mông trên
4. Cơ hình lê

5. Gai ngồi
6. Cơ bịt trong
7. Xương ngồi
8. Thần kinh ngồi
9, 15. Lá sâu mạc mông
10. Thần kinh đùi bì sau
11. Lá giữa mạc sâu
12. Mạch, thần kinh mông dưới
13. Cơ mông to
14. Lá nông mạc mông
16. Mạch, thần kinh mông trên
17. Cơ mông nhỡ
18. Mạc mông

Hình 3.13. ết đồ cắt đứng dọc vùng mông (qua gai ngồi)

×