BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KH&CN
______________________________________
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH
BÁO CÁO TỔNG HỢP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
Nhóm thực hiện chính Đề tài:
ThS. Hoàng Văn Tuyên, CNĐT (NISTPASS)
TS. Trần Nắng Thu (Trường ĐHNN Hà Nội)
TS. Phạm Ngọc Thường (Bộ NN&PTNT)
ThS. Phạm Mai Hương (Bộ NN&PTNT)
ThS. Trần Quang Ninh (Cục ứng dụng công nghệ)
ThS. Nguyễn Thị Minh Nga (NISTPASS)
ThS. Nguyễn Lan Anh (NISTPASS)
HÀ NỘI – 2012
MỤC LỤC
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KH&CN 1
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI NÓI ĐẦU 6
Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (1986), từ chỗ thiếu lương thực đến đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, nhìn chung nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn yếu, nhiều sản phẩm nông nghiệp chất
lượng chưa cao, giá bán thấp, khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu. Việc đưa nhanh
tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị
diện tích nuôi trồng, nâng cao thu nhập cho người lao động, là yêu cầu tất yếu trong phát triển nông nghiệp
nước ta hiện nay. Tại nhiều nước trên thế giới (Israel, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, ), việc ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã có từ lâu và thu được nhiều kết quả kinh ngạc. Ở Việt Nam, việc ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cũng đã được quan tâm từ cuối những năm 1990, một số vùng,
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang đi vào hoạt động khá hiệu quả. Bên cạnh đó, vẫn còn
nhiều mô hình, nhiều khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh, thành phố trong cả nước hoạt động
rất khó khăn, với nhiều lý do cả chủ quan và khách quan. Xuất phát từ vấn đề này, một đề tài nghiên cứu về
nông nghiệp công nghệ cao được hình thành nhằm đưa ra những luận cứ, những lý do, những đề xuất và khuyến
nghị cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao phạm vi cấp tỉnh 6
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 16
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU CỦA TỈNH VĨNH LONG 63
ĐỂ PHÁT TRIỂN NNCNC 63
CHƯƠNG 3. LUẬN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NNCNC 100
TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 100
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
PHỤ LỤC 132
QUYẾT ĐỊNH: 135
PHẦN II 157
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020 157
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1. Cơ cấu GDP của các khu vực (giá hiện hành) 64
Bảng 2. Tình hình sản xuất rau màu tỉnh Vĩnh Long 69
Bảng 3. Sản lượng đàn gia súc, gia cầm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2010 75
Bảng 4. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005-2010 77
Bảng 5. Năng lực đào tạo đại học trong lĩnh vực KH nông nghiệp (2010) 83
Bảng 6. Thị phần xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam (2005-09) 86
Hình 1. Cơ cấu trình độ và cơ cấu tuổi của nhân lực có CMKT Vĩnh Long 63
Hình 2. Tỷ lệ diện tích của một số loại cây ăn quả chủ lực tỉnh Vĩnh Long 71
Hình 3. Mức độ các hoạt động liên quan đến NNCNC tỉnh Vĩnh Long hiện nay 95
Hình 4. Trở ngại phát triển NNCNC trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thời gian qua 96
Hình 5. Giải pháp thúc đẩy phát triển NNCNC tỉnh Vĩnh Long 96
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGCN chuyển giao công nghệ
CNC công nghệ cao
CNH-HĐH công nghiệp hóa-hiện đại hóa
2
CNSH công nghệ sinh học
DN doanh nghiệp
GTSX giá trị sản xuất
HTX hợp tác xã
KH&CN khoa học và công nghệ
KT-XH kinh tế-xã hội
NC&TK nghiên cứu và triển khai
NNCNC nông nghiệp công nghệ cao
NNƯDCNC nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
SX-KD sản xuất-kinh doanh
3
LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện bởi chủ nhiệm đề tài - ThS. Hoàng Văn Tuyên với sự
cộng tác của một số nghiên cứu viên thuộc Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
(Bộ Khoa học và Công nghệ), cán bộ của Bộ NN&PTNT, trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội và một số cán bộ khác. Các tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
tới Lãnh đạo Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Lãnh đạo một số cơ quan đã
tạo điều kiện, đặc biệt là thời gian, thủ tục cho các cán bộ tham gia đề tài, Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long, Sở Tài chính đã hỗ trợ về kinh phí cho chúng tôi
hoàn thành Đề tài này. Lời cảm ơn của tập thể tác giả cũng xin gửi tới Bà Đỗ Thị
Minh Châu, ThS. Đoàn Ngọc Thanh Xuân, TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, ThS Phạm
Thị Thu Hồng, Bà Nguyễn Ngọc Tuyết và Ông Trương Vĩnh Yên (Sở NN&PTNT),
Ông Phạm Văn Long và Nguyễn Hữu Dùng (Sở KH&CN), các đơn vị thuộc Sở
NN&PTNT, các doanh nghiệp và các cá nhân đã dành thời gian và cung cấp cho
chúng tôi nhiều số liệu, tư liệu cũng như những ý tưởng bổ ích trong suốt thời gian
thực hiện Đề tài. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến sự giúp đỡ và động viên chân
thành của ThS. Hà Văn Sơn, các ông Trương Quốc Thạnh, Nguyễn Trọng Danh, Vũ
Thanh Tâm và một số Ông, Bà của Sở KH&CN đã giúp chúng tôi tư liệu, ý tưởng và
nhiều công việc khác cho việc triển khai Đề tài. Lời cảm ơn cuối cùng của Chủ nhiệm
4
Đề tài xin dành cho vợ và các con đã có nhiều giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như những
hỗ trợ về tinh thần trong suốt quá trình thực hiện Đề tài này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn Đề tài nghiên cứu không tránh khỏi
những thiếu sót. Tập thể tác giả xin hoan nghênh và trân trọng mọi ý kiến góp ý, bổ
sung cho báo cáo tổng hợp Đề tài.
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Chủ nhiệm Đề tài
5
LỜI NÓI ĐẦU
Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc sau
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), từ chỗ thiếu lương thực đến đảm bảo an
ninh lương thực và xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung nền
sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn yếu, nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng
chưa cao, giá bán thấp, khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước xuất
khẩu. Việc đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao ứng dụng vào
sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước
và phục vụ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích
nuôi trồng, nâng cao thu nhập cho người lao động, là yêu cầu tất yếu trong phát triển
nông nghiệp nước ta hiện nay. Tại nhiều nước trên thế giới (Israel, Nhật Bản, Trung
Quốc, Đài Loan, ), việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã có từ
lâu và thu được nhiều kết quả kinh ngạc. Ở Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất nông nghiệp cũng đã được quan tâm từ cuối những năm 1990, một số
vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang đi vào hoạt động khá hiệu
quả. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mô hình, nhiều khu nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao tại các tỉnh, thành phố trong cả nước hoạt động rất khó khăn, với nhiều lý do
cả chủ quan và khách quan. Xuất phát từ vấn đề này, một đề tài nghiên cứu về nông
nghiệp công nghệ cao được hình thành nhằm đưa ra những luận cứ, những lý do,
những đề xuất và khuyến nghị cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao phạm vi
cấp tỉnh.
6
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết
Có thể nói rằng, đa số các mặt hàng nông sản của Việt Nam đều có giá bán rất
thấp trên thị trường thế giới. Phần nhiều hàng hóa của Việt Nam chỉ dừng lại ở mức
bán nguyên liệu qua sơ chế cho các hãng nước ngoài mua về, chế biến lại và bán với
giá cao hơn nhiều. Tình trạng này, không chỉ riêng Việt Nam, mà nhiều nước đang
phát triển khác cũng đang gặp phải. Đổi mới công nghệ nâng cao trình độ sản xuất
nông nghiệp từ khâu chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản sau
thu hoạch, sơ chế, chế biến, bao bì, mẫu mã, vận chuyển và tiêu thụ; đang là nhu cầu
cấp bách với hầu hết các quốc gia. Trước tình hình này thì việc phát triển nông nghiệp
công nghệ cao có thể xem là một trong những biện pháp hữu hiệu mà nhiều quốc gia
lựa chọn nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, nông nghiệp công nghệ
cao còn hỗ trợ khả năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch tri thức, bảo vệ và phát
triển môi trường theo hướng bền vững.
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gần thành phố
Cần Thơ và cách TP. Hồ Chí Minh không xa, có tiềm năng lớn cho phát triển nhiều
ngành, sản phẩm dựa trên nông nghiệp, song chưa được khai thác tối đa và hiệu quả
để nâng cao đời sống nhân dân. Để phát huy hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của
Tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, các ngành, sản phẩm dựa trên nông sản phải trở
thành những ngành, sản phẩm mũi nhọn, chủ lực với giá trị gia tăng cao phục vụ các
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh.
Thực hiện định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN)
của tỉnh Vĩnh Long, nhiều năm gần đây, việc ứng dụng các thành tựu KH&CN vào
sản xuất nông nghiệp (kể cả thủy sản) đã có nhiều chuyển biến rõ nét và góp phần
quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh. Nhiều công nghệ mới, giống cây,
con mới, mô hình áp dụng KH&CN và công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp đã
được triển khai ở một số cơ sở, địa phương trong tỉnh (trồng hoa huệ trắng, lan, trồng
rau theo phương pháp thủy canh, trồng rau mầm, trồng nấm ăn, trồng hoa trong chậu,
bồn, trên giàn, trong nhà lưới hay nuôi lươn, ếch, rắn ri voi, ). Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được, việc ứng dụng thành tựu mới nhất của KH&CN vào các
khâu của nền sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh cũng còn tồn tại một số hạn chế
nhất định, một số mô hình áp dụng KH&CN và CNC vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán,
7
sức cạnh tranh thấp so với nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC hiện có ở các
tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Trong phần giải pháp của Đề án về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh
Vĩnh Long nêu rõ “Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao các loại giống mới có hiệu
quả kinh tế cao cho nông dân. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu
giống và sản xuất giống; sản xuất vật tư nông nghiệp có tính an toàn cao cho sản xuất
hàng hóa nông sản; các phương tiện, thiết bị chẩn đoán và phòng trị bệnh trên cây
trồng, vật nuôi, thủy sản. Tăng cường nghiên cứu, áp dụng các kỹ thuật, công nghệ
mới trong sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản. Tập trung cho công tác chuyển giao kỹ
thuật sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp cho nông dân”.
Việc nghiên cứu hình thành các mô hình ứng dụng KH&CN, CNC vào nông
nghiệp nói chung, hoặc hình thành các “khu” chuyên nghiệp với tên gọi như khu/trung
tâm/vùng nông nghiệp CNC hay khu/trung tâm/vùng nông nghiệp ứng dụng CNC nói
riêng ở Việt Nam còn đang gặp những khó khăn nhất định. Đây là lựa chọn mới hứa
hẹn tiềm năng lớn, nhưng ở một số địa phương hoặc do chính quyền chưa thực sự
quyết tâm để huy động mọi nguồn lực thực hiện, hoặc do sự lựa chọn mô hình, bước
đi, các đảm bảo thực hiện chưa đúng do vậy mà kết quả thu được của một số mô hình
không được như mong đợi của nhiều địa phương hay doanh nghiệp.
Chính vì vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng Đề án nông nghiệp
CNC tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020” là nhiệm vụ quan trọng và mang tính cấp thiết.
Mục tiêu của Đề tài
Mục tiêu của Đề tài nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây
dựng Đề án nông nghiệp CNC tỉnh Vĩnh Long; đề xuất các giải pháp, lộ trình và một
số dự án đầu tư để xây dựng mô hình nông nghiệp CNC tỉnh Vĩnh Long thời gian tới;
xây dựng Dự thảo Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2020.
8
Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đây là Đề tài mang tính phân tích, tổng hợp chính vì vậy đối tượng nghiên cứu
của Đề tài bao gồm các cơ quan quản lý, nghiên cứu, đào tạo về nông nghiệp; các
doanh nghiệp, HTX sản xuất-kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; các nhà khoa học,
nhà quản lý trên phạm vi tỉnh Vĩnh Long và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp chuyên gia và hội thảo bàn tròn;
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp quy nạp.
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê số liệu, trên cơ sở các số liệu
điều tra thực tế từ bảng hỏi, các số liệu từ các nguồn tài liệu khác có liên quan.
Tổng quan nghiên cứu và lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Ngày nay phương thức sản xuất nông nghiệp với công nghệ truyền thống, dựa
trên kinh nghiệm và sự khéo léo không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về số
lượng, chất lượng và chức năng của sản phẩm. Nông sản chất lượng cao với nhiều
chức năng tích hợp với giá thành hạ, không có độc hại sẽ ngày càng trở thành nhu cầu
rộng rãi của xã hội.
Trong bối cảnh đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) chính là
biện pháp hữu hiệu và bền vững nhất được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn.
Bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan, Israel…, nhiều nước ở
châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng số lượng là chủ yếu sang nền
nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH), công nghệ tự động
hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu
quả. Việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp đã đem lại nhiều thành công: hàng loạt
giống cây trồng mới được tạo ra, đặc biệt là các giống kháng sâu, bệnh, chịu hạn…
Đối với mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), các lĩnh vực
công nghệ thường được ứng dụng là tạo giống bằng công nghệ nuôi cấy mô (hoa, cây
ăn quả), lai tạo giống cây năng suất cao, chất lượng tốt, sạch bệnh, phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng; phương pháp canh tác hữu cơ bảo đảm sạch bệnh và an toàn vệ
sinh thực phẩm; kỹ thuật trồng cây trong nhà kính, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh
(hydroponics), màng dinh dưỡng (deep pond & flooting board technology) và canh tác
9
trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô (tissue culture) cho rau, hoa, lan, cây
cảnh, cây ăn trái, ; ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật (plant regulators)
trong điều khiển cây trồng; ứng dụng công nghệ gene; sản xuất nấm và các chế phẩm
vi sinh, Dựa vào công nghệ gen, các nước tiên tiến đã tạo ra được các giống cây
trồng có năng suất cao, công nghệ chọn lọc lai tạo giống, vật nuôi có thể rút ngắn thời
gian nuôi, phát triển nhanh về số lượng nhờ công nghệ nhân bản vô tính. Khu
NNCNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, Phần Lan vào những năm 1980. Năm 2002, Trung
Quốc đã xây dựng 400 khu kỹ thuật nông nghiệp, nhờ đó sự gia tăng giá trị sản xuất
nông nghiệp đạt 42%, đạt giá trị sản lượng bình quân khoảng 40.000 – 50.000
USD/ha/năm, gấp 40-50 lần so với mô hình sản xuất trước đó. Nhờ ứng dụng thành
công và hiệu quả công nghệ tưới phục vụ cho canh tác nông nghiệp cũng như trong hệ
thống nhà kính, nhà lưới mà nền nông nghiệp Israel có năng xuất và chất lượng cao,
chẳng hạn cà chua đạt 250-300 tấn/ha, bưởi đạt 100-150 tấn/ha, hoa cắt cành đạt 1,5-2
triệu cành/ha, tạo ra giá trị sản lượng bình quân từ 120.000-150.000 USD/ha/năm.
Israel là một nước nhỏ, dân số chỉ khoảng 7 triệu người. Diện tích đất có thể
canh tác được là 440.000 ha, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 đạt 22,7 tỷ
USD; trong đó rau chiếm 25%, quả 17%, chăn nuôi gia súc 17%, gia cầm 17%, cây có
múi là 5%. Điều kiện tự nhiên của Israel rất khắc nghiệt, khó khăn trong sản xuất
nông nghiệp nhưng nhờ ứng dụng CNC, cơ giới hóa, tự động hóa, CNSH trong chọn
tạo giống phù hợp đã thúc đẩy nền nông nghiệp của Israel phát triển mạnh, với khoảng
3% dân số làm nông nghiệp đã sản xuất đủ lương thực và thực phẩm cho cả nước và
xuất khẩu. Hiện nay, một nông dân Israel sản xuất nông nghiệp đủ nuôi 100 người.
Đặc biệt, việc sử dụng có hiệu quả nguồn nước để phát triển nông nghiệp là một trong
những thành công lớn của đất nước Israel.
Đến nay trên thế giới có hàng trăm khu NNCNC như: “Khu công nghệ Đại Tây
Dương” của Pháp, “Vườn khoa học Jian Qiao” của Anh, “Thành phố khoa học công
nghệ” ở Xiberi của Nga, “Vườn nghiên cứu Đại Đức” của Hàn Quốc, “Thung lũng
Bắc” của Canada, “Đại địa Cẩm tú” ở Bắc Kinh, “Khu công nghệ cao Tôn Kiều” ở
Thượng Hải, “Khu nông nghiệp mới” ở Quảng Đông, “Khu khoa học Thủy Bình hồ”
ở Thiên Tân, “Khu NNCNC Chung Đài Hạ Môn”,…
Hiệu qủa mang lại từ các mô hình trên đã khẳng định các mô hình CNC và khu
NNCNC đã và đang trở thành điển hình cho nền nông nghiệp tri thức của thế kỷ XXI.
10
Tại Việt Nam, với quyết tâm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại
hoá, chúng ta đă xác định mô hình nông nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần quan trọng
thúc đẩy nền nông nghiệp lên một tầm cao mới với nhiều đóng góp vào nên kinh tế.
Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã tiến hành thiết lập một số khu NNCNC phù hợp với
điều kiện kinh tế và điều kiện nhân lực ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ở một số địa
phương hay doanh nghiệp đã tự thành lập các mô hình NNCNC và đã thu được một số
kết quả ban đầu đáng khích lệ.
Mô hình rau hoa thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Mô hình sản xuất rau an toàn
600ha/35 ha canh tác được sản xuất theo hai dạng: Công nghệ sản xuất cách ly trong
nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ. Công nghệ sản xuất cách ly trong
nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. Mô hình này đã được triển khai tổng
số khoảng 20 ha ở Công ty TNHH Kim Bằng 7 ha, Công ty TNHH Trang Food: 3 ha,
các hộ nông dân trên 10 ha. Về hoa: Trồng trong nhà có mái che plastic là 260 ha/650
ha trồng hoa (như trồng rau cao cấp) trong đó của nông dân là 80ha, sản lượng
200.000 cành và xuất khẩu 20.000 cành, tiêu thụ trong nước: 18.000 cành/ngày. Lãi
ròng từ trồng hoa cúc trên 1000m2 đạt 28,0 triệu đồng với công nghệ nhà sáng, 17,9
triệu đồng với công nghệ nhà lưới, 12 triệu đồng với phương thức truyền thống ngoài
trời. Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm là mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất hoa cao cấp có quy mô 24 ha trong đó có 15 ha nhà kính và 2 ha nhà bằng thép;
đạt năng suất 1,8 triệu cành/ha/năm, xuất khẩu 55% (trong đó 90% sang Nhật Bản)
tiêu thụ trong nước 45% với 26 đại lý của Công ty.
Mô hình 1000 ha hoa huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc). Hiện nay 3 xã Mê Linh,
Tráng Việt, Tiền Phong đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất hoa khoảng 1000ha
chuyển hẳn sang trồng hoa cung cấp hoa cho Hà Nội và các tỉnh trong toàn quốc. Các
công nghệ mới gồm tạo giống tốt, nhà lưới, vườn ươm, kho mát bảo quản, đóng gói
hoa trình độ cao. 10% hoa xuất khẩu. Tỉnh đã phát triển và triển giao công nghệ cho
các dự án sau đây: Xây dựng 100 trang trại nấm, sản xuất trên 500 tấn/năm ở các xã
Thanh Lãng, Hương Canh, Thanh Trù, Hợp Thịnh theo mô hình làng nấm, liên hợp
trang trại sản xuất nấm. Chuyển giao đến hộ nông dân công nghệ bả chuột sinh học
BSC, thuốc kích thích sinh trưởng diệp lục tố và công nghệ vi sinh hữu cơ. Triển khai
dự án rau an toàn với 130 ha ở 16 xã với 9000 hộ nông dân với sản lượng 2,5 vạn
11
tấn/năm, với công thức 5 cấm trong rau sạch, 3 chỉ tiêu an toàn (dư lượng N03, thuốc
sâu, vi sinh vật gây bệnh).
Mô hình NNCNC TP. Hồ Chí Minh. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng
ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh ngày càng cao hơn. Năm 2001 là 3,7%, năm
2002 đạt 4,7% và năm nay tăng vọt lên đến 9,1%. TP. HCM đã đưa tiêu chí CNC vào
nông nghiệp bằng việc xây dựng một khu nông nghiệp áp dụng các công nghệ tiên
tiến. Hơn 100 ha đất tại huyện Củ Chi đă được UBND TP. HCM chọn để xây dựng
khu NNCNC như sau: (i) Trồng trọt: Trồng rau bằng công nghệ thuỷ canh
(hydroponics), khí canh (aeroponics), màng dinh dưỡng (deep pond & flooting board
technology) và canh tác trên giá thể không đất; công nghệ nuôi cấy mô (tissue culture)
cho rau, hoa, lan, cây cảnh, cây ăn trái ; ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật
(plant regulators) trong điều khiển cây trồng; ứng dụng công nghệ gene; sản xuất nấm
và các chế phẩm vi sinh. (ii) Chăn nuôi thú y: ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi
(embryonic technology) cho bò sữa và bò thịt; sản xuất và bảo quản tinh đông lạnh bò
(bull semen); áp dụng công nghệ di truyền để sản xuất vaccine thế hệ mới; áp dụng
công nghệ gene để sản xuất chất kích thích sinh trưởng cho động vật; ứng dụng kỹ
thuật sinh học phân tử (PCR) để chẩn đoán bệnh và chọn giống gia súc; ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý con giống. (iii) Thuỷ sản: lai tạo và kích thích sinh
sản để sản xuất cá giống và cải tiến chất lượng cá; nuôi trồng tảo đa bào và vi tảo làm
thực phẩm và vật liệu trong xử lý môi trường. (iv) Lâm nghiệp: ứng dụng công nghệ
sinh học để nhân giống nhanh một số cây lâm nghiệp có chất lượng gỗ tốt, thời gian
sinh trưởng ngắn phục vụ cho phát triển rừng; nhân giống các loại cây lâm nghiệp có
dạng tán và tốc độ sinh trưởng phù hợp cho phát triển cây xanh đô thị (v) Dịch vụ:
bảo quản, chế biến nông sản, đóng gói bao bì; cung ứng, tiếp thị các sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao
Mô hình rau, hoa, quả, chăn nuôi thủy sản Hà Nội. Hiện nay Hà Nội đã hình
thành các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có kết quả như: bò sữa
(Phù Đổng - Gia Lâm), hoa cây cảnh (Từ Liêm - Tây Hồ), cam bưởi (Vân Canh, Từ
Liêm), thuỷ sản (Đông Mỹ, Thanh Trì), rau an toàn tại Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, (Thanh
Trì), Vân Nội (Đông Anh) Thành phố đang xây dựng các dự án Nông nghiệp công
nghệ cao. Mô hình nông nghiệp công nghệ cao Nam Hồng (Đông Anh) 30 ha. Mô
hình nông nghiệp công nghệ cao Kim Sơn (Gia Lâm) 15 ha. Dự án hỗ trợ hạ tầng thủy
12
đặc sản chất lượng cao ở Đông Mỹ, Thanh Trì 60 ha, 15 tỷ đồng. Dự án Trung tâm
chuẩn đoán và trị bệnh động vật của Chi cục Thú y Hà Nội đầu tư 5,5 tỷ đồng. Thành
phố Hà Nội đã xuất hiện một số chủ trang trại ứng dụng công nghệ cao; trông hoa lan
(Đônganh 5 ha), nông lâm kết hợp (Sóc Sơn), thuỷ sản (Yên Sở, Thanh Trì), du lịch
sinh thái Sơn Thuỷ (Từ Liêm) Năm 2002 có 54 quầy bán rau an toàn, thực phẩm
sạch 2002
Mô hình của tỉnh Nghệ An. Mô hình sản xuất rau trong nhà lưới 0,75ha ở Đông
Vĩnh thành phố Vinh, tổng thu 150 triệu/ha/năm, lợi nhuận 75 triệu đồng.
Mô hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mô hình sản xuất giống lâm nghiệp, cây ăn
quả 3,8 ha vườn đầu dòng, 4 nhà lưới. Mô hình chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc 200
con. Mô hình sản xuất giống gà thả vườn quy mô 10.000 con áp dụng hệ thống ấp
trứng công nghệ Nhật 45.000 quả/mẻ.
Ngoài ra, còn có mô hình ở một số tỉnh/thành phố khác như Hải Phòng, Đồng
Nai, Sơn La, Bình Dương, Cần Thơ.
Trên phương diện nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề
NNCNC và ứng dụng NNCNC vào các địa phương ở Việt Nam cụ thể:
Đề tài nghiên cứu cấp viện năm 2005 (Viện chiến lược và chính sách KH&CN)
của Nguyễn Văn Phú “Nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hình
thành các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam” đã đưa ra một số
vấn đề về lý luận cũng như đề xuất một số giải pháp chính sách khuyến khích phát
triển các khu NNCNC ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh năm 2003 (UBND tỉnh Thái Nguyên) của Nguyễn
Văn Phú “Nghiên cứu luận chứng khả thi xây dựng dự án khu ứng dụng tri thức-công
nghệ, phát triển nông, lâm nghiệp tại xã Linh Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên”. Đề tài đã
nêu lên một số luận chứng cho việc xây dựng dự án khu ứng dụng công nghệ, phát
triển nông, lâm nghiệp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài nghiên cứu của TS. Mai Hà và cộng sự (Viện chiến lược và chính sách
KH&CN) “Nghiên cứu khu NNCNC phục vụ khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi”
thực hiện năm 2008-2009 đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về xây
dựng và phát triển khu NNCNC, mô hình khu NNCNC phục vụ phát triển khu kinh tế
Dung Quất tỉnh Quãng Ngãi.
13
Đề tài nghiên cứu của TS. Trần Quốc Khánh (Hội Khoa học và Kinh tế Hà
Nội) “Nghiên cứu xác định sản phẩm chủ lực tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015” thực
hiện năm 2009-2011 đã tiến hành nghiên cứu đã tập trung xây dựng các luận cứ khoa
học để xác định danh mục 03 nhóm sản phẩm chủ lực chính của tỉnh bao gồm các sản
phẩm nông nghiệp (lúa gạo, trái cây, thịt heo, rau, nuôi trồng thủy sản); các sản phẩm
công nghiệp (xay xát gạo, chế biến thủy sản, sản xuất hột vịt muối, may giày xuất
khẩu, gốm mỹ nghệ); các sản phẩm thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch
(dịch vụ bán lẻ, xuất khẩu, khách sạn nhà hàng và du lịch sinh thái miệt vườn). Ngoài
ra, Đề tài còn đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp đầu tư hỗ trợ phát triển các
sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2015 và những năm tiếp theo, gồm: (i) Giải pháp
tăng cường năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực, đặc biệt
là sản phẩm xuất khẩu như: giải pháp tăng cường nguồn vốn để mở rộng và nâng cao
năng lực sản xuất, giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp, giải pháp hợp tác liên doanh trong sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm chủ lực; (ii) Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích và
hỗ trợ phát triển sản phẩm; (iii) Giải pháp xây dựng chương hỗ trợ phát triển cho 3
nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2015.
Một số đề án, dự án của một số địa phương về NNCNC đã và đang được triển
khai như: Dự án khu NNCNC Hà Nội, Dự án khu NNCNC Suối Dầu (Khánh Hòa),
Dự án NNCNC tỉnh Đồng Nai.
Bên cạnh đó còn có khá nhiều các đề tài và đề án về lĩnh vực CNC nói chung
và công nghiệp công nghệ cao.
Như vậy có thể nói rằng, cho đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình
nghiên cứu về NNCNC cũng như một số mô hình đang hoạt động ở một số địa
phương. Tuy nhiên, do đặc thù mỗi địa phương với những khác biệt về các điều kiện
tự nhiên, kinh tế và xã hội, quy hoạch phát triển mà mô hình NNCNC của các địa
phương rất khác nhau. Song mô hình NNCNC của các địa phương cũng là những tài
liệu tham khảo quan trọng về phương pháp luận đối với việc nghiên cứu về NNCNC
của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
Bố cục của Báo cáo Đề tài
14
Phù hợp với mục tiêu, phương pháp nghiên cứu trên, các nội dung chính của
Báo cáo Đề tài (ngoài phần mở đầu và kết luận) được chia thành 3 chương: chương 1
(Cơ sở lý luận và thực tiễn); chương 2 (Hiện trạng và nhu cầu của tỉnh Vĩnh Long để
phát triển NNCNC) và chương 3 (Luận cứ xây dựng đề án NNCNC tỉnh Vĩnh Long
đến năm 2020).
15
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Những vấn đề lý thuyết về CNC và NNCNC
1.1.1. Tổng quan về CNC, sản phẩm CNC, khu CNC, NNCNC và khu
NNCNC hoặc NNKTC hoặc NNƯDCNC
1) Công nghệ cao (CNC)
a) OECD (1986) đã đưa ra một khái niệm khái quát về CNC “CNC là các
ngành công nghệ có một số đặc điểm: Đòi hỏi một nỗ lực lớn trong NC&TK; có ý
nghĩa chiến lược đối với quốc gia; các sản phẩm và quy trình công nghệ phải được đổi
mới nhanh chóng; có tác động mạnh mẽ trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế về
NC&TK, trong sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy mô thế giới”.
b) Tài liệu của Chương trình hợp tác GEEP-PIAP II (2002)
1
cho rằng CNC là
công nghệ mới hoặc công nghệ mũi nhọn có ảnh hưởng to lớn về quân sự, kinh tế, có
ý nghĩa xã hội to lớn, hoặc hình thành một ngành nghề mới. Theo tài liệu này, CNC
không chỉ là công nghệ mũi nhọn mà còn là công nghệ mới có mục đích kinh tế trực
tiếp, cho ra một sản phẩm giá trị gia tăng cao chiếm lĩnh được thị trường.
c) Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS, 1998),
thì CNC là công nghệ tiên tiến, công nghệ hàng đầu với ba đặc điểm: Công nghệ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, có đổi mới quan
trọng; công nhân phải có trình độ cao để có thể phát triển công nghệ và chế tạo sản
phẩm; và việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, thương mại hoá, sản xuất và phân
phối công nghệ và các sản phẩm của nó đòi hỏi chi phí lớn.
Nếu so sánh các đặc điểm đã được đưa ra về CNC, có thể thấy rằng chúng cũng
tương đối tương đồng, tuy nhiên ba đặc điểm do CSIS đưa ra cô đọng và cụ thể hơn.
Như vậy, để xác định một CNC, thông thường người ta có thể căn cứ vào sản phẩm,
trình độ nhân lực, nỗ lực NC&TK và chi phí đầu tư. CNC còn được nhắc đến với hai
chức năng quan trọng là: Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại mang
lại lợi ích lớn cho các nhà kinh doanh; với CNC, người ta có thể làm hồi phục lại
nhiều ngành công nghiệp tưởng như đã đến độ bão hoà không phát triển tiếp được nữa
(tái công nghiệp hoá).
d) Trong một số tài liệu về CNC hiện phổ biến ở Việt nam hiện nay
2
, những
đặc điểm cơ bản thường được nhắc đến nhằm làm nổi bật tầm quan trọng, ý nghĩa
1
Tài liệu tham khảo của Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại. Chương trình GEEP-PIAP, 2002.
2
“Phát triển khu CNC”. Tổng luận KH&CN-Kinh tế, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, 2003.
16
chiến lược của CNC đó là: Chứa đựng hàm lượng đáng kể về NC&TK; có giá trị
chiến lược đối với quốc gia; sản phẩm được đổi mới nhanh chóng; đầu tư lớn với độ
rủi ro cao, nhưng khi thành công sẽ đem lại lợi nhuận lớn; thúc đẩy được cạnh tranh
và hợp tác quan trọng trong NC&TK, sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy mô
toàn cầu.
Tài liệu này cũng cố gắng đưa ra một tiêu chí để xác định CNC đó là hàm
lượng NC&TK cao (high R&D intensity). Thông thường, việc nêu ra hàm lượng
NC&TK (hoặc hàm lượng tri thức) như một tiêu chí về CNC là một cách sử dụng
được nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách ưa dùng.
Tại Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 về việc ban hành Quy chế
khu CNC có nêu: “CNC là công nghệ được tích hợp từ các thành tựu KH&CN tiên
tiến, có khả năng tạo ra sự gia tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chất
lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặc
dịch vụ mới có hiệu quả KT-XH cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT-XH và
an ninh - quốc phòng”. Theo Luật CGCN (2006) thì “CNC là công nghệ có hàm lượng
cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có
chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ
mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”. Theo Luật CNC (2008) thì
“CNC là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ; được tích hợp từ thành tựu KH&CN hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng,
tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan
trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản
xuất, dịch vụ hiện có”.
Tóm lại, các khái niệm về CNC chủ yếu được đưa ra thường mang tính định
tính, không có một định nghĩa định lượng với các chỉ số có thể đo đếm được. Tuy
nhiên, xét cho cùng thì CNC có thể được xem là các công nghệ cơ sở mà sản phẩm
của nó có sức đột phá (breakthrough) cao trên thị trường trong nước và thế giới bởi
tính chất siêu lợi nhuận do hàm lượng chất xám lớn (science-based), lao động kỹ xảo
có trình độ cao và bởi không cần nhiều năng lượng, lao động giản đơn và mặt bằng
sản xuất.
2) Sản phẩm CNC
17
Sản phẩm CNC thường được hiểu đơn giản là sản phẩm của CNC, hoặc sản
phẩm được làm ra từ CNC. Một tổng quan của Việt nam cho rằng sản phẩm CNC là
sản phẩm được tạo ra nhờ CNC thông qua quá trình thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm.
Như phần trên đã trình bày, phát triển CNC đòi hỏi nhân lực có trình độ, có kỹ
năng, có nền tảng công nghệ, năng lực thiết kế và sản xuất sản phẩm. Vì vậy, khi kết
hợp với nguồn vốn cần thiết, nó có thể tạo ra các sản phẩm giá trị cao được gọi là sản
phẩm CNC. Đây phải là những sản phẩm tốt, có giá trị gia tăng cao, là các sản phẩm
đổi mới và việc sản xuất đại trà phụ thuộc vào vốn đầu tư lớn
3
. Một đặc điểm khác của
sản phẩm CNC thường được nhắc đến đó là chu kỳ sống của sản phẩm thường ngắn.
Tuy nhiên, định nghĩa trên đôi khi cũng cần phải cân nhắc. Một CNC có thể
dẫn đến việc sản xuất ra sản phẩm mới, có giá trị gia tăng nhưng sản phẩm đó không
hẳn là sản phẩm “cao” mà chỉ là những sản phẩm của công nghiệp truyền thống. Ví
dụ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất hàng may mặc (thiết kế CAD),
hoặc cho mục đích phục hồi một số sản phẩm của làng nghề. Mặt khác, có trường hợp
một sản phẩm mới (ít nhất là với thị trường trong nước), có giá trị gia tăng lớn nhưng
lại được làm ra từ công nghệ rất bình thường.
Ngoài ra, ở đây cũng cần lưu ý, “sản phẩm CNC” đôi lúc còn được hiểu ở một
khía cạnh khác theo hai cách: thứ nhất, sản phẩm của CNC, có thể dành cho người
tiêu dùng cuối cùng (sản phẩm có được từ CNC, chẳng hạn sản phẩm hàng tiêu dùng
được làm ra trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin); thứ hai, sản phẩm là CNC, có
thể là công cụ sản xuất và được sử dụng như một sản phẩm trung gian (là chính bản
thân CNC được dùng để làm ra sản phẩm tiêu dùng, chẳng hạn máy vi tính, bộ vi xử
lý, một công nghệ được dùng cho việc sản xuất ra sản phẩm, v.v ).
3) Khu CNC
Thực tế cho thấy phần lớn các khu CNC là khu vực tập trung các DNCNC, các
tổ chức NC&TK và cơ sở đào tạo có liên quan tới những ngành mũi nhọn của thế giới
và của từng nước, tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất những loại sản phẩm có hàm
lượng CNC, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, có khả năng
phục hồi và đổi mới cơ cấu kinh tế của vùng, thậm chí quốc gia.
Nếu theo cách tiếp cận mức độ NC&TK trong khu thì khu CNC có thể là: công
viên khoa học truyền thống; thành phố khoa học; công viên đổi mới công nghệ; trung
3
CSIS (1998).
18
tâm công nghệ; và công viên khoa học chuyên biệt.
Nếu theo cách tiếp cận “sức đẩy công nghệ và sức kéo của thị trường” thì khu
CNC có thể là:
(i) công viên khoa học/nghiên cứu (science/research park), có các chức năng:
nghiên cứu khoa học+phát triển công nghệ+tư vấn+giáo dục&đào tạo+cư xá+giải trí.
(ii) công viên công nghệ (technology park), có các chức năng: Phát triển công
nghệ+công nghiệp+thương mại+tư vấn+giáo dục&đào tạo+cư xá+giải trí.
(iii) trung tâm công nghệ (technology/innovation center), có các chức năng:
Phát triển công nghệ+công nghiệp (quy mô nhỏ)+tư vấn+giáo dục&đào tạo+cư
xá+giải trí.
(iv) thành phố khoa học/tâm điểm công nghệ (science city), có các chức năng:
Nghiên cứu khoa học+phát triển công nghệ+công nghiệp+thương mại+tư vấn+giáo
dục&đào tạo+cư xá+giải trí.
Như vậy dù theo cách gọi như thế nào thì về bản chất, khu CNC (hiểu theo
nghĩa rộng) như là một hình thức chuyển giao trực tiếp các kết quả nghiên cứu vào sản
xuất trong một số hướng công nghệ được các DN (hoặc chính quyền) lựa chọn. Cũng
cần nhấn mạnh rằng, hạt nhân của bất kỳ hình thức tổ chức nào cũng là các tổ chức
NC&PT, nơi xuất phát những ý tưởng, công nghệ mới (core/centre point)
4
.
Mục tiêu cơ bản của khu CNC là thúc đẩy sự liên kết giữa 3 khu vực:
KH&CN-GD&ĐT và sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra một lực lượng sản xuất mới,
thông qua các hoạt động chủ yếu: Giao lưu tiếp xúc giữa các nhà khoa học với các kỹ
sư và cán bộ kỹ thuật dưới nhiều hình thức; sử dụng chung thiết bị (đặc biệt là thiết bị
mới, hiện đại); hợp tác triển khai và phát triển các sản phẩm mới, quy trình công nghệ
mới.
Như vậy khu CNC có thể xem như môi trường lý tưởng cho nghiên cứu khoa
học và triển khai sản phẩm mới, công nghệ mới. Sự gần gũi giữa các viện nghiên cứu,
trường đại học, các phòng thí nghiệm với các DN tạo điều kiện cho chúng hỗ trợ lẫn
nhau, giúp nhau nhanh chóng phát hiện ra những đòi hỏi và cơ hội mới về sản phẩm
và công nghệ, đồng thời giúp đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà.
4) NNCNC và khu NNCNC/NNKTC/NNƯDCNC
4
Xem chi tiết trong Phụ lục 2.
19
Hiện nay trên thế giới có nhiều cách khác nhau để gọi các kiểu nông nghiệp
khác với nông nghiệp truyền thống, đó là: nông nghiệp nông dân (peasant
agriculture); nông nghiệp năng suất cao (productive agriculture); nông nghiệp sinh
học, hữu cơ, sinh thái (biological, organic, ecological agriculture); nông nghiệp bền
vững (sustainable agriculture); nông nghiệp hợp lý (rational agriculture); nông
nghiệp tổng thể (integrative agriculture); nông nghiệp chính xác (precision
agricultue); nông nghiệp kỹ thuật cao (high-technical agriculture) và nông nghiệp
CNC (high-tech agriculture) [Bùi Huy Hiền, 2007].
Phù hợp với các tên gọi nông nghiệp phi truyền thống trên, các mô hình
NNCNC trên thế giới cũng có các tên gọi khác nhau: khu NNCNC, khu nông nghiệp
KTC, khu NNƯDCNC, công viên nông nghiệp. Tất cả các tên gọi khác nhau này,
thực chất đều có yếu tố CNC trong đó, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau. Khi thống
kê số lượng các mô hình NNCNC, người ta thường thống kê tất cả các loại hình trên.
Trên thế giới, có hai quan niệm chính về mô hình NNCNC.
Quan niệm thứ nhất, dựa trên lý thuyết của J.H. Von Thunew (1986), khu
NNCNC là nơi hội tụ các thành tựu tiên tiến nhất về CNSH, công nghệ vật liệu, công
nghệ thông tin và tự động hóa trong một hệ thống nông nghiệp tập trung nhằm tạo ra
một quy mô sản xuất và trình diễn công nghệ có tác dụng quyết định trong việc
chuyển nền kinh tế nông nghiệp. Quan niệm này được phổ biến ở các nước phát triển
như Mỹ, Nhật Bản, Với cánh hiểu này thì chức năng của các khu NNCNC ngoài việc
sản xuất còn bao hàm các chức năng khác nhu trình diễn và lôi kéo, chức năng đào tạo
và CGCN, chức năng phục vụ du lịch, tham quan và nâng cao hiểu biết của người dân.
Quan niệm thứ hai, khu NNCNC là nơi tập hợp các tiến bộ kỹ thuật mới về
sinh học, hóa học, cơ khí, tự động, kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống tốt
để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn cả là cho
hiệu quả kinh tế cao. Quan niệm này phổ biến ở Trung Quốc, Đài Loan và một số
nước đang phát triển khác.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì NNCNC là một loại hình tổ chức xã hội
mới được hình thành theo nhu cầu phát triển KT-XH. Chức năng chính của khu nông
nghiệp CNC gồm có 5 nội dung:
20
- Một là khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là vườn
ươm xí nghiệp chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học thành sức sản xuất, là
nguồn lan tỏa CNC mới.
- Hai là khu pilot, trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm
tập huấn các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghiệp, thị trường có hàm lượng
KH&CN tương đối cao.
- Ba là, có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho
nông thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa.
- Bốn là, thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, thương mại, sản xuất, cung ứng tiêu thụ và nghiên cứu
khoa học được thống nhất. Làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa học
hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao.
- Năm là, góp phần nâng cao tố chất của người nông dân, được trang bị thêm tri
thức khoa học.
Như vậy, mục tiêu cuối cùng của phát triển NNCNC là giải quyết mâu thuẫn
giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động
nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu KH&CN để đảm bảo
nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả và chất
lượng cao. Thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu
thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội,
kinh tế và môi trường sinh thái.
Tại Trung Quốc, khu NNCNC là những khu nông nghiệp để sản xuất ra các sản
phẩm nông nghiệp đồng nhất có chất lượng cao bằng trình độ quản lý và công nghệ
tiên tiến trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đến thị trường, trong đó gắn kết 5
cao và 6 hóa, cụ thể: 5 “cao” gồm năng suất lao động cao, năng suất trên đơn vị diện
tích cao, hiệu quả đầu tư cao, hàm lượng KH&CN cao, thu nhập của người nông dân
và người lao động cao; 6 “hóa” gồm tiêu chuẩn hóa, cơ giới hóa, xã hội hóa, khoa học
hóa, sinh thái hóa và nhất thể hóa.
Các loại hình, tên gọi của mô hình NNCNC trên thế giới cũng đa dạng, tùy
theo mức độ cao của công nghệ hoặc tùy theo mục tiêu, chức năng của mô hình. Các
loại hình có trên thế giới hiện nay là: khu trình diễn NNCNC (High-Tech Agricultural
Demonstration Zone) như khu trình diễn NNCNC Yaling (Trung Quốc); công viên
21
nông nghiệp CNC (công viên nông nghiệp và CNSH Pingtung, Đài Loan); vườn nông
nghiệp CNC; khu NNCNC; khu NNKTC, v.v
Định nghĩa về NNCNC ở Việt Nam
Tại Việt Nam có một số cách hiểu về NNCNC như sau:
Thứ nhất, NNCNC là một nền sản xuất nông nghiệp có yêu cầu vốn đầu tư lớn,
được tiến hành chủ yếu trong nhà có mái che (nhà kính, nhà màn, nhà nilon, ) với
những trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp của nhiều công nghệ, với môi trường
sản xuất vệ sinh, sạch sẽ, được chủ động điều khiển, đáp ứng đầy đủ yêu cầu sinh
trưởng, phát triển của cây/con. Đối tượng sản xuất chủ yếu là cây/con cho hiệu quả
kinh tế cao. Kỹ thuật sử dụng tại khu NNCNC là kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ,
có tính chuyên nghiệp. Người quản lý và công nhân sản xuất có kiến thức, có trình độ
chuyên môn giỏi. Sản phẩm được tạo ra có năng suất và chất lượng cao chủ yếu để
xuất khẩu hoặc phục vụ những khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng.
Thứ hai, NNCNC được thể hiện ở các nội dung: có khả năng tạo ra bước đột
phá về năng suất, chất lượng sản phẩm; cho hiệu quả sản xuất cao; đảm bảo được an
toàn môi sinh và sức khỏe cộng đồng; có khả năng áp dụng rộng rãi hoặc áp dụng
được cho quy mô sản xuất công nghiệp trong những điều kiện sản xuất nhất định.
Một cách định nghĩa khác thì NNCNC là nền nông nghiệp mà ở đó các loại
hình CNC (cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và
CNSH) được ứng dụng tổng hợp, theo một quy trình khép kín, hoàn chỉnh nhằm khai
thác hiệu quả nhất tài nguyên tự nhiên (đất đai, khí hậu) và tiềm năng của giống để đạt
năng suất và chất lượng sản phẩm cao nhất một cách bền vững (Nguyễn Văn Bộ 2007,
Tạp chí HĐKH 4/2006, 12/2007).
Một số nhà nghiên cứu đưa ra tiêu chí riêng cho NNCNC đó là: (i) tích hợp
được các thành tựu KH&CN mới và tiên tiến nhất, gắn kết với nhau; (ii) đầu tư lớn,
lãi suất lớn, chóng thu hồi vốn nhưng độ rủi ro lại cao; (iii) sản phẩm làm ra có hàm
lượng khoa học cao, sử dụng ít nguyên liệu, năng lượng (giá trị vật chất trong sản
phẩm thấp, chủ yếu là công nghệ, tri thức); (iv) sản phẩm có tính đa dạng, phong phú,
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về chủng loại, thời gian (trái vụ), ; (v) công
nghệ mang tính sinh thái vùng, không thể áp dụng máy móc từ vùng sinh thái này
sang vùng sinh thái khác, đối tượng này với đối tượng khác (Tạp chí HĐKH 4/2006,
12/2007).
22
Trên phương diện luật pháp, khu NNƯDCNC hay khu NNCNC đều có nghĩa
như nhau, bởi “Khu NNƯDCNC là khu NNCNC tập trung thực hiện hoạt động ứng
dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện
các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1, Điều 16 của Luật CNC
5
”.
Cũng theo Luật CNC (Điều 32.2), Khu NNƯDCNC có các nhiệm vụ: Thực
hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản
phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC; liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC,
sản xuất sản phẩm ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; đào tạo nhân lực CNC
trong lĩnh vực nông nghiệp; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm
NNƯDCNC; thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện
hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp. Bốn điều kiện để thành lập khu
NNƯDCNC cũng được quy định rõ trong Luật CNC (Điều 32.3).
Từ các khái niệm trên, có thể tóm tắt thành 4 loại hình ứng với 4 mức độ công
nghệ trong sản xuất nông nghiệp sau
6
:
Nông nghiệp thông thường
Sản xuất nông nghiệp thuộc loại hình này thường được thực hiện theo phương
thức sản xuất hiện hành, đại diện cho trình độ phát triển về KH&CN chung của cả địa
phương, vùng hay quốc gia. Phương pháp sản xuất chủ yếu dựa vào kỹ thuật thông
thường với những công cụ sản xuất phổ biến sẵn có. Người sản xuất là những người
nông dân bình thường hoặc chưa có vốn lớn để đầu tư sản xuất, hoặc chưa được tiếp
cận nhiều với công nghệ sản xuất tiên tiến. Do sự phát triển khác nhau về KT-XH,
KH&CN và do tập tính sản xuất khác nhau mà trình độ công nghệ về nông nghiệp
thông thường ở mỗi vùng, miền hoặc quốc gia khác nhau là không giống nhau. Tuy
nhiên, kiểu hình nông nghiệp loại này thường có đặc điểm là được thực hiện bởi đại
đa số người sản xuất nông nghiệp và đóng vai trò chính trong việc tạo ra sản phẩm
tiêu dùng của một địa phương, vùng hay quốc gia.
Nông nghiệp thông thường kết hợp với CNC
Loại hình sản xuất được phát triển dựa trên nền tảng của nông nghiệp thông
thường. Trong loại hình sản xuất nông nghiệp này, một hoặc một số công nghệ tiên
5
Khoản 1, Điều 16 (Luật CNC): Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; b) Phòng, trừ dịch bệnh; c)
Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;
đ) Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; e) Phát triển DN nông nghiệp ứng dụng CNC; g) Phát triển dịch
vụ CNC phục vụ nông nghiệp.
6
Nguyễn Văn Tuất, 2007 (Kỷ yếu Hội thảo phát triển NNCNC tại Việt Nam).
23
tiến được kết hợp với công nghệ thông thường nhằm phát huy thế mạnh (hay hạn chế
những yếu tố bất thuận) về điều kiện khí hậu, đất đai, trình độ và kinh nghiệm của
người sản xuất để tạo ra các sản phẩm tiêu dùng với số lượng nhiều hơn, chất lượng
tốt hơn, đáp ứng yêu cầu thực tế của sản xuất và tiêu dùng. Ở Việt Nam, có thể kể tới
những mô hình sử dụng nhà kính, nhà nilon làm tăng nhiệt độ, giảm thiểu tác hại của
mưa bão; sử dụng nhà màn, nilon đen giảm ánh sáng, nhiệt độ, ngăn côn trùng; sử
dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm cho vùng khô hạn, Để phát triển loại mô hình
này thì việc điều tra, tìm hiểu kỹ về điều kiện khí hậu, đất đai, loại cây trồng, yêu cầu
của thị trường và công nghệ tác động chủ lực là hết sức cần thiết. Đây là những mô
hình đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu (kể cả cho điều tra, quy hoạch và xây dựng mô hình)
không quá lớn, thường mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, dễ áp dụng, mở rộng trong
phạm vi của địa phương, vùng.
Nông nghiệp kỹ thuật cao
Loại hình sản xuất này cơ bản áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong
sản xuất nông nghiệp (như công nghệ vật liệu, CNSH, công nghệ dinh dưỡng, ). Việc
tạo ra số lượng hàng hóa nông sản lớn, có chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao trên
thị trường trong, ngoài nước và mang lại hiệu quả kinh tế cao là những yêu cầu và tiêu
chí cần thiết của loại hình công nghệ này. Ngoài áp dụng những kỹ thuật mới nhằm
phát huy tối đa điều kiện thuận lợi hay hạn chế tối đa điều kiện bất thuận của địa
phương, vùng nhằm tăng năng suất, chất lượng cây/con như đã nêu ở trên, công nghệ
quản lý và trình độ của cán bộ, công nhân là những yếu tố then chốt cho việc xây
dựng thành công loại mô hình này. Trong giai đoạn hiện nay, theo một số chuyên gia,
đây là mô hình dễ được phổ biến nhân rộng trong sản xuất một khi nó được tập trung
đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Đây cũng là nơi thu hút các nhà khoa học thông qua cơ chế đặt hàng để chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật/công nghệ tiên tiến/mới nhất vào sản xuất. Tuy nhiên, do yêu cầu
mang lại hiệu quả kinh tế cao là mục tiêu hàng đầu, do đó các nhà đầu tư thường tập
trung vào ứng dụng hoặc mua công nghệ. Do vậy việc hội tụ nhân tài và tạo môi
trường thuận lợi cho sáng tạo chưa được đặt là ưu tiên chính trong mô hình này.
Nông nghiệp CNC
Đây là điểm mẫu, điểm trình diễn KH&CN, là nơi hội tụ nhân tài với môi
trường thích hợp cho sáng tạo và đổi mới, được đầu tư tập trung, là địa điểm để đổi
24
mới công nghệ và cũng là khu vườn ươm để ươm tạo và CGCN. Từ đây công nghệ
mới được tạo ra, các sản phẩm mang tính CNC, có hàm lượng chất xám cao được hình
thành và dần trở thành hàng hóa có ưu thế cao trên thị trường. Tuy nhiên, xét về hiệu
quả đầu tư thì loại hình công nghệ này có thể không mang lại ngay những lợi ích kinh
tế rõ rệt trước mắt mà có tính lâu dài.
Có thể nói rằng mục đích cuối cùng của việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp
là để đạt hiệu quả cao nhất (kinh tế, xã hội và bền vững) trên một đơn vị diện tích cây
trồng, vật nuôi hoặc một đơn vị tiền đầu tư hoặc một ngày công lao động. Khái niệm
mô hình/khu với những tên gọi khác nhau cũng chỉ mang tính tương đối. Tại những
nước đang phát triển, NNCNC tập trung trong những khu vực có quy mô diện tích
khác nhau, còn ở các nước phát triển CNC được áp dụng trên quy mô toàn vùng,
quốc gia và như vậy lúc đó không còn khái niệm khu/mô hình NNCNC nữa.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của mô hình NNCNC
Có thể nói rằng mô hình NNCNC có những vai trò và ý nghĩa sau:
(a) Một môi trường đặc biệt được tạo ra để: NC&TK các CNC trong nông
nghiệp; sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng KH&CN cao; đầu tư vào
các CNC và chuyển giao CNC trong nông nghiệp.
(b) Nơi tiếp thu các CNC ứng dụng trong nông nghiệp trên thế giới: NNCNC là
cách tiếp cận thông minh nhất và có hiệu quả nhất trong nông nghiệp với nền công
nghệ tiên tiến, thông minh của thế giới. Những nước có nền kinh tế kém phát triển,
công nghệ thường phải nhập từ nước ngoài và vì vậy không ít các công nghệ nhập là
các công nghệ trung bình của thế giới. Các mô hình CNC nói chung và mô hình
NNCNC nói riêng là cửa ngõ tiếp thu, nhập khẩu các CNC của thế giới, là nơi có điều
kiện sáng tạo cho các nhà khoa học. Giai đoạn đầu sẽ tiếp thu và CGCN, sau đó là giai
đoạn nuôi dưỡng và sáng tạo các CNC áp dụng vào nông nghiệp của nước mình.
(c) Ảnh hưởng tích cực đến trình độ công nghệ của địa phương, vùng hay quốc
gia: Các CNC được chuyển giao hoặc nhập khẩu về mô hình NNCNC sẽ được các
chuyên gia công nghệ tiếp thu và phát triển, các kiến thức và kỹ năng học được ở mô
hình sẽ được lực lượng trí thức chuyển tải đến các khu vực khác của địa phương, vùng
hay quốc gia, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của địa phương, vùng hay quốc
gia đó.
25