Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

cac nha khoa hoc tuoi ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.77 KB, 2 trang )

CÁC NHÀ KHOA HỌC TUỔI TY NỔI TIẾNG THẾ GIỚI
1. C.R.Darwin
Sinh ngày 12 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1809) tại Shrewsbury. Ông là nhà sinh vật học
lỗi lạc nhất nước Anh thế kỷ 19. Ngày l/7/1858 tại Hội đồng khoa học Linnaeus ở Luân
Đôn, học thuyết tiến hoá của ông được công nhận. Năm 1859, ông đã cho xuất bản tác
phẩm có giá trị nhất của mình là "Nguồn gốc các loài, con đường chọn lọc tự nhiên ". Tác
phẩm này thực sự là một cuộc cách mạng trong ngành khoa học tự nhiên và làm thay đổi
toàn bộ suy nghĩ của con người về sự biến đổi của vạn vật. Năm 1868, ông đã cho xuất
bản tiếp cuốn " Sự biến đổi của động vật và thực vật trong chăn nuôi và trồng trọt".
Darwin được nhận Huân chương công trạng của nước Phổ năm 1878. Ông qua đời ở tuổi
74.
2. A.Fleming
Sinh năm Tân Tỵ (1881) tại một vùng nông thôn của Scotland. Ông là nhà vi
trùng học nổi tiếng nước Anh, người có công tìm ra chất Pênixilin (thuốc kháng sinh
ngày nay): Năm 1945 ông được nhận Giải thưởng Nobel cùng với Chain và Florey,
những người đưa Pênixilin vào quy trình công nghệ sản xuất ở Mỹ. Ông đột ngột qua đời
ở tuổi 70.
3. E.Jenner
Sinh năm Kỷ Tỵ (1749). Ông là nhà phát minh người Anh, người tìm ra văxin tiêm chủng
phòng bệnh đậu mùa. Năm 1796, Jenn tiến hành thí nghiệm trên cơ thể người và rút ra
kết luận: Những người nhiễm bệnh đậu bò (một căn bệnh nhẹ, dễ chữa) thì có khả năng
miễn dịch đối với bệnh đậu mùa. Năm 1798, ông cho công bố kết quả nghiên cứu của
mình và cứu sống được hàng nghìn người khắp thế giới bị mắc phải căn bệnh trên.
4. A.Nobel
Nobel là nhà hóa học kiêm kỹ sư nổi tiếng người Thụy Điển nửa thế kỷ 19, ông
sinh n 21/10 năm Quý Tỵ (1833) tại Stockholm. Năm 1967, ông được nước Anh cấp
bằng sáng chế về dynamite (cốt mìn), năm sau lại được Mỹ cấp, bằng sáng chế về chất nổ
này. Năm 1888, lần đầu tiên ông chế được loại thuốc súng không khói là Ballistite. Tổng
số phát minh của Nobel đã đăng ký được lưu trữ ở Anh lên tới 129 công trình.
5. W.C.Roentgen
Roentgen là nhà vật lý học lỗi lạc người Đức người tìm ra tia X, sinh năm ất Tỵ


(1845) tại Lennep thuộc Phổ. Ngày 8/l l/1895, khi thí nghiệm với một dòng đlện chạy qua
một ống thủy tinh được hút chân không một phần, Roentgen phát hiện ra một loại bức xạ
chưa biết nào đó hình thành. Do bản chất không rõ ràng của bức xạ được phát hiện nên
ông gọi nó là bức xạ X. Năm 1901, tức 6 năm sau khi Roentgen phát hiện ra tia X, ông
được trao tặng Giải Nobel đầu tiên về vật lý: Từ đó tia X còn được gọi là tia Roentgen;
tên người tìm ra nó. Việc tìm ra tia X đã giúp cho vật lý nguyên tử tiến một bước quan
trọng và có nhiều tác dụng rộng rãi, vững chắc trong đời sống và khoa học.
6. Konstantin E®uardovich Tsiolkovsky
Sinh năm Đinh Tỵ (1857), nhà bác học người Nga, cha đẻ của ngành du hành vũ
trụ và kỹ thuật tên lửa hiện đại. Ông đã để lại cho loài người 580 công trình nghiên cứu
khoa học, những kiến thức vô cùng quý báu mà là các thế hệ khoa học nổi tiếng đã hiện
thực hóa để chinh phục vũ trụ và bay tới các vì sao.
7. Herlz, HR:
Sinh năm Đinh Tỵ (1857). Ông là nhà vật lý học người Đức chuyên nghiên cứu
về điện động lực các môi trường chuyển động và điện từ. Ông là người có công tạo ra
sóng điện từ và góp phần to lớn vào việc chế tạo ra máy vô tuyến điện. Người ta lấy tên
ông đặt tên cho đơn vị tần số.
8. Galvani, L:
Sinh năm Đinh Tỵ (1737) là nhà vật lý và sinh lý học người ý. Ông nghiên cứu về
vấn đề giải phẫu học so sánh và điện sinh vật. Ông đã thành công khi dùng hai dây dẫn
điện bằng kim loại khác nhau châm vào đầu dây thần kinh của con ếch đã mổ và phát
hiện ra rằng cơ ếch co gật mạnh. Từ đó ông cho rằng ở động vật tồn tại một loại "điện
sinh vật", hình thành ở não bộ rồi theo các dây thần kinh truyền đến các cơ bắp. Dựa vào
kết quả này, Volta đã chế tạo pin hóa học đầu tiên và gọi tên là pin Galvani.
9. Dulong, P.L:
Sinh năm ất Ty (1785) là nhà hóa học và vật lý người Pháp. Các nghiên cứu cơ bản của
ông dành cho hóa học đại cương và vô cơ. Lần đầu tiên ông chế ra Clorua Nitrongen
(NCL3) vào năm 1811 và acid photphiric (H3PO4) vào năm 1816. Cùng với giáo sư vật
lý Peti của trường đại học Bách khoa Paris, ông phát minh định luật nhiệt dung của vật
rắn (định luật Dulong-Peti).

10. Fischer, H.E :
Sinh năm TânTỵ (1881) là nhà hóa học hữu cơ người Đức. Các công trình nghiên cứu của
ông chủ yếu thuộc lĩnh vực hóa học Pynol và các dẫn xuất của nó. Nghiên cứu các chất
màu có trong thành phần máu, mật và trong cấu tử xanh của thực vật. Ông đuợc giải
thưởng Nobel năm l930

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×