sở giáo dục- đào tạo Đề thi học sinh giỏi bậc THCS
thừa thiên huế Năm học 2003- 2004
Đề chính thức Môn: Lịch Sử (vòng 1)
số BD (120 phút, không kể thời gian giao đề)
I- Phần Lịch sử Việt Nam (7 điểm).
Câu 1: (1,5 điểm)
Tại sao các phong trào yêu nớc chống Pháp ở nớc ta trong những năm đầu
thế kỷ XX đều bị thất bại?
Câu 2: (1,5 điểm)
Lập bảng tóm tắt phong trào công nhân và nông dân 1930-1931 và Xô Viết
Nghệ Tĩnh theo mẫu sau:
Những điều kiện
dẫn đến sự bùng nổ của
phong trào
Những sự kiện
chính của phong trào
Kết quả và ý nghĩa
của phong trào
Câu 3: (4 điểm)
Vì sao Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Trình
bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ.
II- Phần lịch sử thế giới: (3 điểm)
Trình bày những nét chung về diễn biến của phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1975. Nét khác biệt cơ bản giữa
phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với khu vực Mỹ la tinh là gì?
sở giáo dục- đào tạo Đáp án thi học sinh giỏi bậc THCS
thừa thiên huế Năm học 2003- 2004
Môn: Lịch Sử (vòng 1)
(120 phút, không kể thời gian giao đề)
I- Phần Lịch sử Việt Nam (7 điểm).
Câu 1: (1,5 điểm)
Tại sao các phong trào yêu nớc chống Pháp ở nớc ta trong những năm đầu
thế kỷ XX đều bị thất bại?
1-Đến đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nớc mang tính chất dân chủ t sản diễn
ra sôi nổi nh các phong trào: Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy
Tân, phong trào chống thuế ở Trung kỳ.
2- Phong trào yêu nớc đầu thế kỷ XX lần lợt bị thất bại trớc sự đàn áp đẫm
máu của đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Nguyên nhân thất bại chính là thiếu
sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng. Giai cấp công nhân cha trở thành
một lực lợng chính trị độc lập nên cha thể đảm nhận vai trò lãnh đaok.
Câu 2: (1,5 điểm)
Lập bảng tóm tắt phong trào công nhân và nông dân 1930-1931 và Xô Viết
Nghệ Tĩnh theo mẫu sau:
Những điều kiện
dẫn đến sự bùng nổ của
phong trào
Những sự kiện
chính của phong trào
Kết quả và ý nghĩa
của phong trào
- Do ảnh hởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế
giới đến nền kinh tế và
đời sống nhân dân VN.
- Sự đàn áp khủng bố của
thực dân Pháp.
- Sự lãnh đạo của Đảng
CSVN
- Cuộc đấu tranh của quần
chúng công nông trong cả
nớc nhân kỷ niệm ngày 1-
5-1930.
- Cuộc đấu tranh của
nông dân huyện Hng
Nguyên (12-9-1930).
- Chính quyền Xô viết đ-
ợc thành lập ở nhiều vùng
rộng lớn ở Nghệ Tĩnh.
- Giữa 1931, PT tạm lắng
- Chứng minh đờng lối và
nhiệm vụ cách mạng VN
do Đảng CS đề ra là đúng
đắn.
- Khẳng định khả năng
lãnh đạo của Đảng CSVN
đối với sự nghiệp CM nớc
ta.
- Khẳng đinh sức mạnh
của quần chúng công
nông nớc ta.
Câu 3: (4 điểm)
Vì sao Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ? Trình
bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ.
1-Vì sao Đảng ta quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ?
a- Vì thực dân Pháp XD tập đoàn cứ điểm ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm
mạnh nhất ở Đông Dơng để quyết chiến chiến lợc với ta. Nó trở thành trung tâm
điểm của kế hoạch Nava.
b- Do đó, có đập tan đợc tập đoàn cứ điểm này thì mới phá tan kế hoạch
Nava.
2- Trình bày nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ.
a-Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Bác Hồ trong việc đề ra quyết
tâm và cách đánh tập đoàn cứ điểm ĐBP.
b- Công cuộc chuẩn bị cho chiến dịch chu đáo.
c- Tinh thần chiến đấu dũng cảm và mu trí của quân đội ta.
3- ý nghĩa lịch sử của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
a- Đánh bại kế hoạch Nava của Pháp và Mỹ.
b- Làm xoay xhuyển cục diệ chiến tranh: ta có điều kiện để giành thắng lợi
hoàn toàn, địch có nguy cơ bị tiêu diệt và thất bại.
c- Tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao; khiến cho
Pháp Mỹ không thể ngoan cố đợc nữa, buộc chúng phải đàm phán với ta và ký
kết Hiệp định Giơnevơ.
d- Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
giải phóng dân tộc.
e- Báo hiệu sự mở đầu thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế
giới.
II- Phần lịch sử thế giới: (3 điểm)
Trình bày những nét chung về diễn biến của phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1975. Nét khác biệt cơ bản giữa
phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với khu vực Mỹ la tinh là gì?
1- Trình bày những nét chung về diễn biến của phong trào giải phóng dân
tộc ở châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến 1975.
a- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành lục địa mới trổi dậy
trong cuộc đấu tranh chống CN đế quốc.
b- Phong trào GPDT nổ ra sớm nhất ở vùng bắc Phi. Mở đầu là thắng lợi của
Ai cập (1953).
c- Chiến thắng ĐBP của VN đã cổ vũ và thúc đẩy sự nổi dậy của nhân dân
các nớc thuộc địa pháp ở Bắc phi và Tây phi.
d- Từ 1960 trở đi, 17 nớc châu Phi giành đợc độc lập.
e- Năm 1960 trở đi, PTGPDT lên cao và lan rộng khắp mọi miền của châu
Phi.
g- Sự ra đời của nớc Cộng hoà nhân dân Ăngôla đánh dấu sự sụp đổ về cơ
bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.
2- Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so
với khu vực Mỹ la tinh:
a- Châu Phi đấu tranh chống CNĐQ, CN thực dân cũ để giải phóng dân tộc,
giành lậi độc lập và chủ quyền.
b- Khu vực Mỹ latinh đấu tranh chống lại chính sách phản động tay sai của
Mỹ để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ tiến bộ nhằm giành độc lập và chủ
quyền thực sự cho dân tộc.
Sở giáo dục- đào tạo Đề thi học sinh giỏi bậc THCS
thừa thiên huế Năm học 2003- 2004
Đề chính thức Môn: Lịch Sử (vòng 2)
số BD (120 phút, không kể thời gian giao đề)
I- Phần Lịch sử Việt Nam (7 điểm).
Câu 1: (2,5 điểm)
Chứng minh triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bớc rồi đầu hàng hoàn
toàn trớc sự xâm lợc của thực dân Pháp.
Câu 2: (1,5 điểm)
Lập bảng tóm tắt phong trào dân tộc, dân chủ (1936- 1939) theo mẫu sau:
Mục tiêu của
phong trào
Những phong trào
đấu tranh tiêu biểu
Kết quả và ý nghĩa
của phong trào
Câu 3: (3 điểm)
Những điều kiện nào dẫn đến việc ký Hiệp định Giơnevơ 1954? Nội dung
cơ bản của Hiệp định. So sánh Hiệp định Giơnevơ với Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 về
ý nghĩa thắng lợi.
II- Phần lịch sử thế giới: (3 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mỹ đã phát triển nh thế nào? Những
thành tựu của nền khoa học Mỹ?
sở giáo dục- đào tạo Đáp án thi học sinh giỏi bậc THCS
thừa thiên huế Năm học 2003- 2004
Môn: Lịch Sử (vòng 2)
(120 phút, không kể thời gian giao đề)
I- Phần Lịch sử Việt Nam (7 điểm).
Câu 1: (2,5 điểm)
Chứng minh triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bớc rồi đầu hàng hoàn
toàn trớc sự xâm lợc của thực dân Pháp.
a- Trớc sự tấn công của thực dân Pháp, triều đình huế nhằm cứu vãn quyền
lợi giai cấp đã phản bội quyền lợi dân tộc, ký Hiệp ớc 1962 với các điều khoản
nặng nề: nhợng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và Cô Đảo; mở các cửa
biển Đà Nẵng, Ba Lat, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn; bồi thờng cho Pháp
một khoản chiến phí rất nặng. (0,75 điểm)
b- Năm 1874, triều đình nhà Nguyễn đã ký với pháp một hiệp ớc với nhiều
điều khoản : Thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam kỳ, Pháp có quyền đặt
lãnh sự có quân lính bảo vệ; triều đình Huế không đợc ký hiệp ớc thơng mại với
với các nớc khác trái với quyền lợi của Pháp. Với hiệp ớc này, VN đã mất một
phần quan trọng độc lập về nội trị và đã bị ràng buộc về ngoại giao với Pháp, trở
thành một thị trờng riêng của t bản Pháp. (0,75 điểm)
c- Ngày 25-8-1883, triều đình Huế đã ký điều ớc 1883 và diều ớc 1884 (6-
6-1884) với các điều khoản: Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền "bảo hộ"
của pháp ở Trung kỳ và Bắc kỳ. Mọi việc giao thiệp với nớc ngoài đều do pháp
nắm. Với các điều ớc này, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân
Pháp. (0,1 điểm)
Câu 2: (1,5 điểm)
Lập bảng tóm tắt phong trào dân tộc, dân chủ (1936- 1939) theo mẫu sau:
Mục tiêu của
phong trào
Những phong trào
đấu tranh tiêu biểu
Kết quả và ý nghĩa
của phong trào
- Chống bọn thực
dân phản động Pháp
- Đòi ban hành các
quyền tự do dân chủ, luật
lao động, ân xá chính trị
phạm, cải thiện đời sống
nhân dân
- Chống phát xít,
bảo vệ hoà bình thế giới.
- Phong trào Đông
Dơng đại dơng.
- Xuất bản sách
báo tiến bộ.
- truyền bá chữ
quốc ngữ.
- phong trào đấu
tranh đòi tự do dân chủ
của các tầng lớp nhân
dân, đỉnh cao là cuộc mít
tinh kỷ niện 1-5- 1938 ở
khu đấu xảo Hà Nội.
- Thể hiện năng lực
vận dụng chính sách mặt
trận đúng đắn của Đảng.
- Đảng tuyên
truyền đờng lối chính
sách của Đảng đợc củng
cố.
- Chuẩ bị thêm một
bớc về lực lợng quần
chúng, về kinh nghiệm
đấu tránh cho thời kỳ tiếp
theo.
Câu 3: (3 điểm)
Những điều kiện nào dẫn đến việc ký Hiệp định Giơnevơ 1954? Nội dung
cơ bản của Hiệp định. So sánh Hiệp định Giơnevơ với Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 về
ý nghĩa thắng lợi.
1- Những điều kiện nào dẫn đến việc ký Hiệp định Giơnevơ 1954
a- Do thất bại của thực dân pháp trong quá trình tiến hành xâm lợc Đông D-
ơng với đỉnh cao là sự phá sản của kế hoạch Nava.
b- Do thắng lợi của ta trong việc đánh bại các kế hoạch chiến tranh xâm lợc
của pháp với đỉnh cao là chiến thắng ĐBP đồng thời do thiện chí hoà bình của ta
trong việc sẳn sàng thơng lợng để kết thúc chiến tranh.
c- Do sáng kiến của LX trong việc triệu tập hội nghị Giơnevơ để bàn về
chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dơng.
d- Do phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đòi chính phủ Pháp phải
chấm dứt chiến tranh xâm lợc Đông Dơng.
2- Nội dung cơ bản của Hiệp định.
a- Hiệp ơca công nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vện lãnh thổ
của 3 nớc Đông Dơng.
b- Quy định ngày ngừng bắn, thời gian chuyển quân tập kết theo giới tuyến
quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17.
c- Quy định ngày 20-7-1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nớc để
thống nhất nớc nhà.
3- So sánh Hiệp định Giơnevơ với Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 về ý nghĩa
thắng lợi.
Nếu Hiệp định sơ bộ nhân dân ta đã giành đợc một thời gian hoà hoãn cần
thiết để khẩn trơng chuẩn bị lực lợng cho cuộc kháng chiến lâu dài thì Hiệp định
Giơnevơ đã đáng bại cuộc chiến tranh xâm lợc của thực dân pháp ở Đông Dơng,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh GPDT và bảo hoà bình trên phạm vi
toàn thế giới.
II- Phần lịch sử thế giới: (3 điểm)
1.Sự phát triển của kinh tế Mỹ.
- Trong các nớc Đồng minh châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh, thì Mỹ với
lợi thế địa lý, không bị ảnh hởng của chiến tranh lại thu đợc nhiều lợi nhuận và với
trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, cộng thêm tài nguyên phong phú nên có điều
kiện phát triển kinh tế. (0,25 Điểm)
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành nớc giàu mạnh nhất, nắm u
thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Trong những năm 1945-1949,
sản lợng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nữa sản lợng công nghiệp toàn thế
giới (56,4%). Sản lợng nông nghiệp bằng hai lần sản lợng của Anh, Pháp, Tây
Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại. Mỹ nắm trong tay gần 3/4 dự trữ vàng thế giới
Với u thế trên đây, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
(1,25 Điểm)
- Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ có nhiều nhợc điểm nh vị trí kinh tế Mỹ ngày
càng giảm sút trên thế giới, tuy phát triển nhanh nhng không ổn định; sự giàu
nghèo quá chênh lệch tạo nên sự không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
(0,25 Điểm)
2. Những thành tựu của nền khoa học kỹ thuật Mỹ.
a.Trong chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế
giới chạy sang Mỹ (vì ở đây có điều kiện hoà bình và đầy đủ phơng tiện làm
việc ) nên Mỹ là nớc khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai và
đạt đợc những thành tựu kỳ diệu nhất trong tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ thuật:
đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới, nguồn năng lợng mới,
những vật liệu mới (0.75 Điểm)
Ngoài ra, Mỹ còn đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ, thông
tin liên lạc, giao thông vận tải và cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
(0,5 Điểm)