Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HSG Ngữ văn 9 (Tỉnh Thừa Thiên - Huế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.51 KB, 3 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2007-2008
--------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1: (3 điểm)
1.1 Khổ thơ sau còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho phù hợp
với nội dung, cảm xúc từ ba câu trước, đáp ứng các yêu cầu của thể thơ tám chữ:
“ Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ,
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường,
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã,
……………………………………….”
1.2 Viết văn bản (dài không quá một trang giấy thi) nêu cảm nhận của em về
toàn bộ khổ thơ (4 câu).
Câu 2: (5 điểm)
Em hãy viết văn bản ngắn (dài không quá hai trang giấy thi) thuyết minh về
một biểu tượng của quê hương em; trong đó có sử dụng một số biện pháp nghệ
thuật phù hợp (gạch chân để xác định).
Câu 3: (12 điểm)
Theo em, khi khẳng định: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta
đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải
bước lên đường ấy”( Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9 – Tập 2, tr.15),
Nguyễn Đình Thi muốn nói về điều gì?
Em hãy viết về một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở
đã tác động khiến em “tự phải bước lên”như thế.
---------------------------- Hết ----------------------------
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2007-2008
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM


Câu 1: (3 điểm)
1.1 Đề yêu cầu học sinh hoàn tất khổ thơ, viết thêm câu thơ (4) trên cơ sở ba câu
cho sẵn. Cụ thể:
- Câu thơ (4) phải phù hợp với nội dung, cảm xúc ở ba câu trước. (0,5 điểm)
- Câu thơ (4) đáp ứng các yêu cầu nghệ thuật của thể thơ tám chữ: ngắt nhịp
đa dạng; thanh điệu hài hoà trong toàn câu, đặc biệt chữ cuối phải mang thanh
bằng; vần phù hợp, ở đây là loại vần chân - gián cách, vần ương do phải hiệp
vần với từ “trường” ở câu (2). (1 điểm)
1.2 - Viết văn bản dài không quá một trang giấy thi (0,25 điểm)
- Trình bày cảm nhận về toàn khổ thơ:
+ Nội dung : tình cảm gắn với mùa tựu trường, với không gian trường lớp
và những kỷ niệm một thời áo trắng… (0,5 điểm)
+ Nghệ thuật: thể thơ, nhịp thơ, vần điệu, từ ngữ, hình ảnh, thủ pháp tu từ…
(0,75 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
* Yêu cầu chung:
Đề yêu cầu viết văn bản thuyết minh với đối tượng là “một biểu tượng của
quê hương”, đặc biệt có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật( kể chuyện, tự
thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá, các hình thức vè, diễn ca…).
* Yêu cầu cụ thể:
+ Chọn được biểu tượng đẹp, đặc trưng, có ý nghĩa. (0,5 điểm)
+ Giới thiệu biểu tượng từ khái quát đến cụ thể; thể hiện nhận thức, xúc
cảm trước biểu tượng và ý nghĩa của biểu tượng. (2
điểm)
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật thích hợp, hiệu quả. (1,5 điểm)
+ Văn phong phù hợp, bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, biểu cảm; chữ
rõ, bài sạch. (1 điểm)
Câu 3: (12 điểm)
* Yêu cầu về kỹ năng:
▫ Bài viết có thể chọn một hình thức phù hợp (thư, tuỳ bút, nhật ký, đoản

văn...) kết hợp yếu tố nghị luận về một tác phẩm văn học; có đầy đủ ba phần:
Mở bài - Thân bài - Kết bài.
▫ Văn phong phù hợp, bố cục rõ ràng, thuyết phục.
▫ Hạn chế lỗi diễn đạt, chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ.
* Yêu cầu về kiến thức:
▫ Đề bài có hai yêu cầu: giải thích một vấn đề lý luận văn học(LLVH) và
nghị luận về một tác phẩm gắn với vấn đề LLVH đó. Đặc biệt, bài viết thể hiện
nhận thức sâu sắc về tác động của tác phẩm đối với cá nhân người viết.
▫ Học sinh có thể tách biệt hay gắn kết hai yêu cầu này một cách nhuần
nhuyễn.
▫ Sau đây là một số định hướng cụ thể (Cho điểm trên cơ sở kết hợp với đánh
giá kỹ năng):
1.Giải thích nhận định: (4 điểm)
- Nhận định nêu lên khả năng to lớn, kỳ diệu của nghệ thuật trong việc tác
động vào tư tưởng, tình cảm, nhận thức, hành động…của mỗi người và
toàn xã hội. (1 điểm)
- Nghệ thuật không hề khô khan, trừu tượng, xa cách (đứng ngoài trỏ vẽ) mà
gần gũi, lắng sâu; do thấm đẫm xúc cảm và nỗi niềm của tác giả mà luôn giàu
tiềm năng lay động độc giả bằng cả nội dung và hình thức (vào đốt lửa trong
lòng chúng ta ). (1,5 điểm)
- Đặc biệt, nghệ thuật góp phần giúp con người nhận thức, xây dựng và phấn
đấu hoàn thiện mình một cách tự nhiên, tự giác mà bền vững và sâu sắc (khiến
chúng ta tự phải bước lên). (1,5 điểm)
2. Nghị luận về một tác phẩm văn học: (8 điểm)
- Học sinh trình bày cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá một tác phẩm văn học về
cả nội dung và nghệ thuật; hướng đến làm sáng rõ các ý giải thích nêu trên.
- Bài làm nêu được tác động của tác phẩm đối với người viết một cách cụ thể,
thiết thực, chân thành, sâu sắc.
- Biểu điểm cho phần nghị luận:
+ Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở trên, nắm chắc vấn đề và

phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn giàu chất tư duy, có
nhiều phát hiện sâu sắc, sáng tạo; liên hệ chân thành, tinh tế.
+ Điểm 6: Bài làm tỏ ra hiểu yêu cầu đề, giải quyết đúng hướng, có những
phân tích và phát hiện sâu sắc, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện và sáng tạo.
Cảm xúc chân thành, liên hệ khá tốt.
+ Điểm 4: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng, lý giải
khá rõ, một số ý còn chưa thật mạch lạc nhưng có một số phát hiện nhất định.
Cảm xúc chân thành.
+ Điểm 2: Bài làm tỏ ra chưa hiểu yêu cầu đề về phương pháp, sa vào phân
tích tác phẩm thuần tuý. Liên hệ tạm được.
+ Điểm 1: Bài lạc đề về phương pháp, không liên hệ được gì.
Lưu ý:
- Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm tuy chưa toàn diện
nhưng tỏ ra độc đáo, sáng tạo.
- Giám khảo căn cứ vào biểu điểm, thảo luận để định ra những mức điểm
còn lại.

×