Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu về bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.46 KB, 5 trang )

Tìm hiểu về bệnh thoát
vị bẹn ở trẻ em



Thoát vị bẹn trong dân
gian thường gọi là chứng
sa ruột, đây là một dạng
bệnh phổ biến ở trẻ em,
tỷ lệ bé trai thường mắc
nhiều hơn bé gái. Bệnh
bị ở bên phải khoảng
60%, ở bên trái 25%, ở
cả hai bên 15%. Khoảng
6% số bệnh nhân bị thoát vị bẹn bị dị tật ẩn tinh hoàn
kèm theo.



Dấu hiệu của thoát vị bẹn

Bệnh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng nên các bậc cha mẹ
cần đặc biệt chú ý những bé sinh non. Hầu hết phụ huynh
sẽ nhận thấy ngay sau khi sinh ra, ở bé trai có khối phồng ở
vùng bẹn, bìu, trong khi đó ở bé gái, khối phồng sẽ tập
trung ở vùng mu - môi lớn. Khối phồng này sẽ phình lên
khi trẻ ho, khóc, chạy nhảy và hoạt động nhiều rồi và
thường tự mất khi nằm yên.

Khi có biểu hiện bệnh, trẻ thường ở trong tình trạng đau,
nôn ói kèm theo có khối thoát vị đã căng phồng. Lúc bé,


bệnh không ảnh hưởng nhiều đến trẻ nhưng càng để lớn,
việc phẫu thuật càng khó khăn và phức tạp, dễ gây những
biến chứng không tốt cho tương lai của con.

Dùng tay nắn vào vùng ống bẹn sẽ thấy một khối mềm, nắn
không đau, có khi nghe thấy tiếng lọc xọc của hơi và dịch
trong lòng ruột. Có thể đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được
(bên trong túi thoát vị có mạc nối lớn hoặc ruột hoặc buồng
trứng ở trẻ gái). Cũng có khi không đẩy túi thoát vị vào ổ
bụng được và bệnh nhân đau vùng ống bẹn, kèm theo có
thể nôn, bụng trướng, không trungvà đại tiện được bởi thoát
vị bẹn bị nghẹt.

ị bẹn ở bé trai


Nguyên nhân thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là do một loại kết cấu được gọi là ống bẹn đã
không đóng lại sau khi tinh hoàn đã định vị ở bìu (thường
diễn ra ở tháng 8 -9 của thai nghén). Đây là loại ống ở háng
để nối từ bụng xuống tinh hoàn. Nếu các ống ở bẹn mở ra
thì các bộ phận khác trong khoang bụng sẽ có chiều hướng
sa xuống dưới.

Ngay sau khi sinh ra, trong vùng bẹn của bé vẫn tồn tại ống
phúc tinh mạc ở cả bé trai lẫn bé gái và nếu cứ 50 bé trai thì
có 1 bé mắc chứng thoát vị bẹn. Bệnh còn do yếu tố di
truyền, nó gây ra chứng khó xuất hiện kinh nguyệt ở bé gái
và teo tinh hoàn ở bé trai.


- Thoát vị bẹn hai bên ở bé gái: Cần phải làm nhiễm sắc thể
giới tính hoặc gen biệt hóa tinh hoàn để xác định giới tính
thật của bệnh nhân.

+ Nếu nhiễm sắc thể giới tính là 46 XY hoặc gen biệt hóa
tinh hoàn (+) thì phải khám toàn diện và khám nội tiết để
xác định là nam lưỡng giới giả. Đây còn gọi là hội chứng
không nhạy cảm với Androgen hay hội chứng tinh hoàn nữ
hóa (ngoại hình và bộ phận sinh dục ngoài trông như nữ,
nhưng âm đạo ngắn, không có tử cung và buồng trứng mà
có hai tinh hoàn trong ổ bụng hoặc ống bẹn). Bệnh nhân là
nam nhưng trông như nữ và thường được đặt tên con gái.

+ Nếu vì điều kiện không làm được nhiễm sắc thể giới tính
thì khi mổ chữa, bắt buộc phải kiểm tra tuyến sinh dục là
tinh hoàn hay buồng trứng.

- Thoát vị bẹn ở bé trai: Gây ra tình trạng nam giới tồn tại
tử cung: Việc phát hiện ra tình trạng này sẽ diễn ra lúc mổ
mở bao thoát vị. Các bác sĩ sẽ thăm dò cơ quan sinh dục
trong, làm các xét nghiệm nội tiết, nhiễm sắc thể…để xác
định giới tính cho trẻ.

Ngoài việc gây ra sự lệch lạc giới tính, bệnh còn gây rối
loạn tiêu hóa, xoắn và teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng
gây hoại tử tinh hoàn. Đặc biệt là nghẹt hoại tử ruột, theo
số liệu thống kê, triệu chứng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và
khoảng 60% số bị thoát vị nghẹt hay xảy ra trong 3 tháng
đầu sau sinh.


Cha mẹ cần tìm hiểu những biểu hiện bất bình thường của
con để phát hiện sớm, tránh những biến chứng về sau. Mổ
sớm và được mổ thẩm mỹ càng giúp các bé tự tin hơn về
thể hình và thể chất khi trưởng thành.

×