Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách phát hiện sốt virus trong mùa dịch ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.21 KB, 5 trang )

Cách phát hiện sốt virus
trong mùa dịch





Thời tiết nắng nóng khiến nhiều trẻ phải nhập viện.

Trong những ngày gần đây số bệnh nhi đến khám
tại Bệnh viện Nhi TƯ tăng lên 1.800 - 2.200
trẻ/ngày (tăng khoảng 700 bệnh nhân/ngày), trung
bình mỗi ngày bệnh viện có khoảng 15 bệnh nhân
nhi nằm viện do sốt virus, sốt phát ban, viêm phổi
do virus

Sốt virus thường có 2 thể trạng: Sốt cao liên tục và
sốt nhẹ. Nhiều gia đình thấy trẻ sốt nhẹ thường nghĩ
là trẻ bị viêm họng và tự điều trị.

Cho trẻ uống nước

Theo ThS.BS Trần Thị Hồng Vân, khoa Truyền
nhiễm, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, khi trẻ sốt, cơ thể
mệt mỏi, nên biếng ăn, gia đình thường chú ý ép trẻ
ăn mà quên mất việc cung cấp nước cho trẻ. Vì vậy,
bằng mọi cách gia đình phải cho cháu uống nước,
những thứ nước mà cháu thích hoặc nước lọc,
nhưng chú ý uống rải rác trong ngày chứ không nên
uống no nước. Cùng với cung cấp nước nhiều hơn
ngày bình thường nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, hoa


quả và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Sốt virus nhiệt độ tăng nhanh, nhiều trẻ trước khi đi
ngủ nhiệt độ hơi ấm, nhưng trong giấc ngủ trẻ đã sốt
cao. Vì vậy, cần chú ý theo dõi nhiệt độ của trẻ cả
trong giấc ngủ. Khi trẻ sốt, cần mở phòng, mặc quần
áo thoáng, mát.

Không cần dùng kháng sinh

BS Vân cũng khuyến cáo, khi trẻ sốt trên 38,5 độ, trẻ
thường rét, chân tay lạnh, thế nhưng không nên ủ ấm
cho trẻ, mà chỉ đi tất tay, chân. Đặc biệt, trẻ sốt cao,
để hạ nhiệt kịp thời cần dùng nước ấm khoảng 37 độ
chườm bằng khăn mềm, lật đi lật lại khăn. Lấy 5 khăn
dúng nước ấm, chườm tại 5 vị trí là trán, 2 nách và 2
bên bẹn, tránh chườm lên ngực trẻ dễ viêm phổi.

Việc dùng khăn chườm được kết hợp với thuốc hạ
sốt thông thường được khuyến cáo là paracethamol:
10 - 15mg/kg/lần. Nếu trẻ vẫn sốt thì dùng lại thuốc
cách ít nhất 4 tiếng sau và tối đa 4 lần/ngày để tránh
tổn thương gan cho trẻ.
Nếu khi trẻ sốt cao quá mà bị co giật, chưa kịp đưa
tới cơ sở y tế thì cần sơ cứu kịp thời bằng cách dùng
vật hơi cứng như thìa, đũa bọc khăn mềm, sạch nhét
vào giữa 2 hàm răng của trẻ, tránh nhét sâu, trẻ khó
thở, kết hợp uống thuốc, chườm rồi đưa ngay tới cơ
sở y tế.


Một số gia đình khi thấy trẻ tự nhiên sốt nhẹ, ho, sổ
mũi, hắt hơi, phát ban, ăn trớ đã đến các hiệu thuốc
rồi mua thuốc kháng sinh về tự uống. Theo khuyến
cáo của các bác sĩ, sốt virus nói chung không cần
dùng kháng sinh. Một số chỉ định có dùng kháng sinh
phải được các bác sĩ khám và có kết luận viêm,
nhiễm và phải có đơn thuốc.

Để tránh dịch sốt virus không nên đưa trẻ ra ngoài
trời từ 11 - 15h, không nên tắm lúc nóng quá, trẻ
nhiều mồ hôi, trẻ không ngồi quạt mạnh khi có nhiều
mồ hôi và tránh tiếp xúc nơi đông người, đặc biệt nơi
đang có dịch bệnh. Ngoài ra, gia đình cần cho trẻ ăn
uống đủ chất dinh dưỡng và uống nước đều đặn.

×