Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chăm sóc khi bé bị tiêu chảy kéo dài: lời khuyên của bác sĩ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.92 KB, 12 trang )

Chăm sóc khi bé bị tiêu chảy
kéo dài: lời khuyên của bác sĩ

Tiêu chảy khiến bé bị mất nước, mệt mỏi, sút cân
và nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến tình
trạng suy dinh dưỡng và bội nhiễm. Các bà mẹ
vẫn hết sức băn khoăn không biết phải chăm sóc

Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ mất sức, sút cân, luôn khó chịu.
con thế nào để bé nhanh khỏi bệnh. Kinh nghiệm
chăm con của mỗi bà mẹ mỗi khác, Webtretho xin
đăng bài viết của Bác sĩ Diệu Dung về bệnh tiêu
chảy cấp kéo dài và cách điều trị.

Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em

Tiêu chảy kéo dài là một đợt tiêu chảy cấp kéo dài
liên tục trên 14 ngày.

Tính chất phân: Phân sệt, không nhiều nước - Phân
sống - Số lần đi tiêu thường phụ thuộc vào số lần ăn.

Tất cả các tác nhân gây tiêu chảy cấp đều có thể gây
tiêu chảy kéo dài.

Khoảng 3 – 10% trẻ bị tiêu chảy cấp trở thành tiêu
chảy kéo dài.

Những yếu tố có tính chất quyết định làm cho trẻ
bị tiêu chảy cấp trở thành tiêu chảy kéo dài:
- Trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng.


- Trẻ có một chế độ nuôi dưỡng không phù hợp với
lứa tuổi.
- Trẻ trải qua quá trình điều trị bằng kháng sinh kéo
dài liều cao tích cực trong cả nhiễm trùng đường ruột
và ngoài đường ruột.
- Trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hoá nhiều lần.

Những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tiêu chảy
kéo dài:
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
- Trẻ nuôi bằng sữa bò.
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng, trẻ
mắc bệnh AIDS.

Hậu quả của tiêu chảy kéo dài:
- Do một thời gian mắc bệnh tiêu chảy kéo dài, khả
năng hấp thụ của ruột giảm nên dễ dẫn đến tình trạng
suy dinh dưỡng.
- Tình trạng mất nước và rối loạn điện giải đi kèm tiêu
chảy kéo dài (nhưng thường không nặng bằng tiêu
chảy cấp).
- Bội nhiễm: trong trường hợp tiêu chảy kéo dài trên
cơ địa suy dinh dưỡng nặng thường là nguyên nhân
chính gây tử vong cao ở những trẻ này.

Hướng điều trị tiêu chảy kéo dài:

- Tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Bù nước và điện giải.
- Điều trị tình trạng bội nhiễm đi kèm.


Những điều bà mẹ nên làm khi trẻ bị tiêu chảy:

- Cho trẻ tiếp tục ăn và uống thêm ORS.

- Phát hiện sớm dấu hiệu mất nước.

- Đưa trẻ đi khám đúng lúc.

- Bỏ các tập quán sai lầm như: cho trẻ nhịn ăn khi bị
tiêu chảy, kiêng không cho trẻ ăn các thức ăn giàu
năng lượng, bổ dưỡng vì sợ trẻ ăn không tiêu…

- Biết theo dõi cân nặng cho trẻ theo biểu đồ tăng
trưởng.

- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

- Không được sử dụng những loại thuốc như: thuốc
cầm tiêu chảy, thuốc giảm nhu động ruột, thuốc hấp
thụ nước, thuốc chống ói.

- Không sử dụng kháng sinh khi không có chỉ định
của bác sĩ.

- Phải cho trẻ ăn thêm một bữa trong ngày ít nhất là 2
tuần sau khi hết tiêu chảy nhằm phục hồi nhanh
chóng tình trạng dinh dưỡng cho trẻ.

Nếu lượng nước mất được tính dưới 5% trọng lượng

cơ thể lúc trẻ khoẻ mạnh được gọi là loại không mất
nước: Bà mẹ cần biết cách nuôi dưỡng trẻ bị tiêu
chảy kéo dài, bác sĩ có thể cấp toa thuốc điều trị tại
nhà cho trẻ và khám lại trong 5 ngày.

Nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi trẻ đang bị tiêu chảy và
bổ sung năng lượng cho bé bằng cách tăng thêm bữa ăn trong
ngày sau khi bé khỏi bệnh. Ảnh: Getty images.

Trong thời gian đó bà mẹ nên:

Tiếp tục cho trẻ ăn
- Nếu trẻ bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú bình thường.

- Nếu trẻ bú sữa bò < 6 tháng thì vẫn cho trẻ bú bình
thường nhưng cho uống thêm một lượng nước chín
là 100 – 200ml mỗi ngày. Trường hợp bú sữa bò trẻ
bị tiêu chảy tăng thêm thì có thể dùng sữa đậu nành
hoặc loại sữa không có Lactose.

- Nếu trẻ đã ăn được thì thức ăn nên nấu kỹ, nhuyễn,
dễ tiêu hoá chia thành nhiều bữa trong ngày ít nhất là
6 lần/ngày. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn
thô; thức ăn, nước uống chứa nhiều đường, chất
béo; các loại nước giải khát công nghiệp.
Sau khi hết tiêu chảy cho trẻ ăn thêm 1 bữa trong
ngày ít nhất là 2 tuần để khắc phục tình trạng suy
dinh dưỡng sau tiêu chảy.

Cho trẻ uống nhiều nước để phòng chống mất

nước:

- ORS là dung dịch để bù nước và điện giải trong điều
trị tiêu chảy là tốt nhất, mỗi gói pha trong 1 lít nước
sạch để uống.

Lượng ORS uống trong trường hợp được điều trị tại
nhà là:
Tuổi
Mỗi lần tiêu chảy Lượng ORS trong ngày
< 2 tuổi 50 – 100ml 500ml
Từ 2 – 10 tuổi

100 – 200ml 1000ml
> 10 tuổi Tuỳ theo mức độ khát 2000ml

Hoặc được tính theo cân nặng: 100ml cho 1kg cân
nặng uống sau mỗi lần tiêu chảy.

- Nếu không có sẳn ORS bà mẹ có thể pha một số
dung dịch thay thế tương đương tại nhà như:
+ Nước mặn ngọt: 3g muối + 18g đường + 1 lít nước
sạch.
+ Nước cháo muối: 3g muối + 80g bột hoặc gạo + 1,2
lít nước.
+ Nước dừa muối: 1lit nước dừa + 3g muối.

● Trong 2 ngày nếu trẻ có một trong 6 triệu chứng
sau đây phải mang trẻ đi khám ngay:
- Trẻ bị sốt cao.

- Trẻ khát nước nhiều.
- Trẻ ăn, bú kém hơn.
- Trong phân của trẻ có máu.
- Trẻ ói nhiều lần.
- Phân nhiều nước, tiêu nhiều lần hơn.

Chăm sóc và theo dõi sát sao những biểu hiện về sức khỏe của
bé để có cách giải quyết kịp thời, tránh để bệnh trở nặng ảnh
hưởng đến sự phát triển của bé. Ảnh: Getty images.

Nếu lượng nước mất được tính ≥ 5% trọng lượng
cơ thể lúc trẻ khoẻ mạnh được gọi là loại có mất
nước.

● Đánh giá mất nước:

- Mất nước nhẹ, mất nước vừa (còn gọi là mất nước
trung bình) khi lượng nước mất được tính khoảng 5 –
10% trọng lượng cơ thể lúc trẻ khoẻ mạnh. Trẻ sẽ có
ít nhất là hai trong các dấu hiệu sau:
+ Vật vả, kích thích.
+ Mắt trũng.
+ Khát, uống háo hức.
+ Nếp véo da mất chậm (nhưng < 2 giây).
- Mất nước nặng khi lượng nước mất được tính
khoảng ≥ 10% trọng lượng cơ thể lúc trẻ khoẻ mạnh.
Lúc này trẻ có biểu hiện như:
+ Lừ đừ, li bì thậm chí bán mê (lơ mơ).
+ Trẻ không uống được.
+ Nếp véo da mất rất chậm ≥ 2 giây.

+ Mắt trũng sâu.

● Trẻ tiêu chảy kéo dài có mất nước cần phải vừa bù
nước vừa đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy:

- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh ăn uống.
- Tạo tập quán rữa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn
và sau khi đi tiêu.
- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ đến 18 – 24 tháng tuổi.
- Cải thiện tập quán ăn dặm cho trẻ (gồm 4 nhóm
thực phẩm: nhóm bột, củ - nhóm đạm - nhóm rau, trái
cây - nhóm dầu, mỡ). Trẻ phải tập ăn dặm từ 4 tháng
tuổi.
- Chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo lịch.
- Hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với các nguy cơ lây
bệnh.
- Điều trị đúng khi trẻ bị tiêu chảy cấp.
- Sử dụng kháng sinh hợp lý, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Điều trị và dự phòng suy dinh dưỡng.

×