SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở
TRƯỜNG THCS
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập, kinh tế phát triển,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, thế hệ trẻ
có nhiều cơ hội để tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật đang ngày càng phát
triển như vũ bão. Thế nhưng những tiêu cực do mặt trái của cơ chế thị trường
mang lại với bao cám dỗ, cạm bẩy, những trò chơi vô bổ như: Game, trò chơi
điện tử… không lành mạnh ít nhiều cũng có tác động xấu đến thanh thiếu niên,
nếu như chúng ta không kịp thời ngăn chặn. Vì vậy đòi hỏi sinh họat của các tổ
chức cần phải có sức lôi cuốn hấp dẫn để nếu kéo các em vào những hoạt động
tích cực, lành mạnh, đặc biệt là tổ chức Đoàn - Đội cần phải phát huy tác dụng
của mình để cùng nhà trường giáo dục đạo đức học sinh nói chung và học sinh
hư hỏng nói riêng.
Với những kinh nghiệm, được đúc kết qua nhiều năm làm công tác phụ
trách Đội TNTP Hồ Chí Minh tại đơn vị , bản thân thường trăn trở về đạo đức
của một bộ phậm học sinh hiện nay là lười học tập, ham chơi, nên bản thân tôi
quyết chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường
THCS” “ để nghiên cứu ứng dụng và thực tế tại đơn vị, với mong muốn đêm
lại những mặt tích cực trong công tác giáo dục đạo đức của học sinh tại đơn vị,
góp phần giáo dục tòan diện cho đội viên.
Thời gian nghiên cứu và áp dụng bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 đến
nay
II. Nhiệm vụ của đề tài
1. Thế nào là học sinh hư hỏng ?
2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh hư hỏng.
3. Các biện pháp giáo dục học sinh hư hỏng.
III. Phạm vi đề tài:
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm thường xuyên và hết sức
cần thiết ở môi trường giáo dục, đặc biệt là ở trường THCS, do điều kiện tình
hình thực tế ở nhà trường và trong khuôn khổ của đề tài sáng kiến kinh nghiệm
tôi chỉ đưa ra một số khái nghiệm về học sinh hư hỏng về đạo đức lối sống,
nhận thức của một bộ phận học sinh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên , qua
đó bản thân đã nghiên cứu và tìm ra những biện pháp tích cực để giáo dục đạo
đức cho học sinh tại đơn vị góp phần vào việc giáo dục toàn diện học sinh.
PHẦN B: NỘI DUNG
I. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh hư hỏng, chính vì vậy, mà chúng
ta cần phải tìm hiểu từng nguyên nhân để có biện pháp giáo dục các em một
cách hiệu quả. Trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh ( đội viên ) đòi hỏi
cần phải có sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội, nhưng trong đó
yếu tố nhà trường và gia đình là yếu tố quan trọng nhất.
1. Thế nào là học sinh hư hỏng ?
Là đối tượng học sinh cần được giáo dục đặc biệt, thường là những học
sinh vi phạm về nề nếp, kỷ cương, về luân thường đạo lý và cả pháp luật, có
tính chất nguy hại đến nề nếp giáo dục. Vì vậy muốn giáo dục học sinh hư
hỏng trước tiên phải tìm hiểu nguyên nhân để rồi có biện pháp giáo dục hiệu
quả.
2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh hư hỏng:
a. Yếu tố gia đình:
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, bồi dưỡng và hình thành nhân cách cho
trẻ. Thế nhưng, những yếu tố tiêu cực trong chính môi trường gia đình, cụ thể
như gia đình có biện pháp giáo dục con cái thiếu khoa học, không hợp lý, nuông
chiều, luôn thoả mãn mọi nhu cầu của con, thậm chí những đòi hỏi vô lý mà
vẫn cứ đáp ứng, hay sống quá khắc khe hoặc đối xử toàn bạo, hất hủi trẻ em
làm cho chúng sợ hãi để rồi xa lánh những người trong gia đình. Những thói
quen xấu của cha mẹ và những người thân trong gia đình, những hành vi vi
phạm Pháp luật như: trộm cắp, lừa đảo. Gia đình có cấu trúc không hoàn hảo,
luôn có mâu thuẫn, xung đột, cha mẹ sống không hợp rồi ly hôn, hoặc thiếu
hiểu biết, không muốn thi hành nghĩa vụ dạy dỗ mà phó trách nhiệm cho nhà
trường và xã hội. Những đứa trẻ mồi côi không được nuôi dưỡng , giáo dục chu
đáo, nên việc các em hư hỏng, vi phạm là chuyện thường tình.
b. Yếu tố nhà trường:
Nhà trường là trung tâm văn hoá, các thầy cô không những chỉ biết dạy
chữ cho các em mà còn phải có trách nhiệm giáo dục đạo đức để các em trở
thành con ngoan trò giỏi, đội viên, đoàn viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Vì vậy,
những nguyên nhân thường thấy dẫn đến học sinh hư hỏng bao gồm những
nguyên nhân sau:
Chất lượng cũng như khả năng quản lý, giám sát của nhà trường còn
nhiều hạn chế, nội dung bài dạy chưa có sự lồng ghép mang tính chất giáo dục
cao, chưa phù hợp với thực tế, không gây được sự say mê, hấp dẫn cuốn hút học
sinh. Chưa xây dựng cho học sinh ý thức tuân thủ kỷ cương nhà trường, Pháp
luật của Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Một số quy
chế nhà trường còn quá cứng rắn khiến cho một bộ phận học sinh không vượt
qua nổi.
Hoạt động Đoàn, Đội chưa đi vào chiều sâu, chưa có nhiều mô hình học
tập, sinh hoạt vui chơi, tạo sức hấp dẫn đối với đội viên, học sinh mà lại phụ
thuộc quá nhiều vào những hoạt động khác. Xử lý học sinh vi phạm chưa thực
sự cương quyết và không đến nơi đến chốn, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà
trường, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội và các đoàn thể.
c. Yếu tố xã hội:
Đất nước trên con đường đổi mới, hội nhập. Nền kinh tế thị trường thực
sự đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng
cao. Thế nhưng những hạn chế, những tiêu cực trong lối sống của một bộ phận
thanh thiếu niên do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại, ít nhiều cũng ảnh
hưởng không tốt đến học sinh, đội viên trong nhà trường. Với thời đại công
nghệ thông tin bùng nổ như vũ bảo, đây là điều kiện, là thời cơ thuận lợi để thế
hệ trẻ tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nhân
loại…Thế nhưng bên cạnh những thông tin bổ ích trên mạng giúp cho việc tìm
tòi, học tập, vui chơi giải trí, nâng cao trí tuệ thì vẫn có những thông tin không
lành mạnh có tai hại đến với thanh thiếu niên như: văn hoá phẩm đồi truỵ hoặc
những trò chơi điện tử vô bổ hay những trang web thiếu lành mạnh, đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sự hiếu kỳ của các em. Thêm vào đó là môi trường sống
không tốt, bạn bè nghiện ngập, lôi kéo dẫn đến vi phạm.
Sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền về mức sống dẫn đến thiếu
thốn cái ăn, cái mặc là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến học sinh
hư hỏng.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến học sinh hư hỏng, nó phụ thuộc
vào ba môi trường, nhà trường, gia đình và xã hội. Vì thế để có thể giáo dục tốt
học sinh, đội viên, nhất thiết phải theo nguyên lý giáo dục của Đảng: “ Học đi
đôi với hành – Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất – Nhà trường gắn liền
với xã hội”. Vì vậy, vấn đề cần trình bày ở đây là cần phải phát huy vai trò của
các đoàn thể trong nhà trường đối với việc giáo dục đạo đức học sinh nói chung
và học sinh hư hỏng nói riêng là hết sức cần thiết.
3. Các biện pháp giáo dục học sinh hư hỏng:
a. Giáo dục thông qua các hoạt động trong phong trào Đoàn, Đội:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường nhằm mục đích
cùng nhà trường và các đoàn thể giáo dục học sinh, đội viên phấn đấu trở thành
con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, chính vì vây, mà giáo dục ở tổ chức Đội luôn
hướng đến những hoạt động bổ ích mang tính lành mạnh, vui chơi học hành,
thiên về phòng ngừa, cảm hoá, nhằm giảm bớt nguy cơ, mầm móng, những
hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật của các em. Trong phạm vi đề tài này chỉ đề
cập đến việc giáo dục đội viên, học sinh thông qua một số hoạt động cụ thể sau:
- Thứ nhất là giáo dục thông qua hình thức Hội trại nhân các ngày lễ lớn
trong năm. Tổ chức cắm trại cho thiếu nhi là hoạt động Đội có tính tổng hợp
mang lại hiệu quả giáo dục cao. Trại nhằm thu hút đông đảo các em tham gia
với sự tự nguyện đầy hào hứng, qua đó góp phần giáo dục toàn diện cho các
em. Thông qua hoạt động trại , giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, ý thức
tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm cũng như sự tháo vát,
nhanh nhẹn, phát huy ở các em khả năng sáng tạo, tự lực trong cuộc sống, bồi
dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, biết ơn
các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu và tuổi trẻ của mình để bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc…
- Thứ hai là giáo dục thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian nhằm
rèn luỵên cho các em sự linh hoạt nhạy bén, rèn luyện tư duy sáng tạo, phát huy
trí tuệ, cơ năng, hình thành phẩm chất tốt đẹp, giáo dục tính trung thực, thật thà,
tinh thần đoàn kết… Lứa tuổi các em rất thích tham gia vào các hoạt động tập
thể vui chơi, nhưng những trò chơi phải luôn hấp dẫn để tránh sự nhàm chán
(chơi mà học, học mà chơi ), các em biết vận dụng những kiến thức ở trường, ở
lớp và cuộc sống.
- Thứ ba là giáo dục thông qua sinh hoạt múa hát tập thể. Thông qua hoạt
động này giáo dục các em tinh thần đoàn kết thân ái, gắn bó với tập thể, với
cộng đồng, giúp các em năng động, nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai và quan
trọng hơn là giáo dục các em ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần “Mình vì mọi
người”.
Những hoạt động nêu trên là những hoạt động hấp dẫn lành mạnh, là vũ
khí sắc bén để giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả nhất, vì nó không những
mang tính cảm hoá, phòng ngừa là chính mà nó con thể hiện hình thức giáo dục
tuân thủ đúng luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Những hoạt động hướng thiện
này, sẽ giúp các em ngày càng ngoan hơn, tốt hơn, chăm học hơn.
b. Giáo dục bằng những biện pháp riêng đối với học sinh vi phạm, cá
biệt:
* Những biện pháp phối hợp:
Khi phát hiện học sinh vi phạm mang tính nghiêm trọng, ta nên bình tĩnh
tìm hiểu kỹ sự việc, từ đó mới có biện pháp giáo dục tốt hơn. Nếu nguyên nhân
dẫn đến học sinh hư hỏng là do ảnh hưởng từ lối sống của gia đình không lành
mạnh, thì Đoàn, Đội có nhiệm vụ cùng với giáo viên chủ nhiệm đến thăm và
tâm tình thân mật hết sức chân thành để phụ huynh hiểu mà tự điều chỉnh hành
vi, lối sống giúp các em rèn luyện tốt hơn.
Học sinh hư hỏng, vi phạm kỷ cương nề nếp tuyệt đối không được đánh
đập, vì như thế ta vi phạm luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mà hãy lấy
tổ chức Đội làm nòng cốt để giáo dục mới đảm bảo tính sư phạm.
Ví dụ: Trong một lớp học, một học sinh có học lực khá nhưng lại thường
xuyên vi phạm nội quy nhà trường, hay có những hành vi, những biểu hiện
chưa tốt với bạn bè, thầy cô. Ngoài việc giáo dục để cảm hóa, chúng ta mạnh
dạn cơ cấu học sinh đó vào ban cán sự lớp, tự dưng em thấy mình như thế mà
thầy cô, bạn bè vẫn tin tưởng, cảm thấy vinh dự, từ đó sẽ tự điều chỉnh hành vi
của mình để xứng đáng với vai trò một cán sự lớp.
Cũng có những học sinh rơi vào hoàn cảnh khó khăn túng thiếu, hàng
ngày phải làm lụng vất vả để giúp đỡ gia đình, chính vì thế mà không hoàn
thành nhiệm vụ học tập cũng như việc thực hiện nề nếp, nội quy giờ giấc đến
lớp. Đối với những trường hợp này ta cần phát huy vai trò của tổ chức Đội cùng
với anh chị phụ trách tìm hiểu để giúp đỡ quyên góp tiền ủng hộ quần áo, sách
vở, thực hiện phong trào “ Vượt khó giúp bạn học tốt” phong trào “ Quỹ vì bạn
nghèo”. Những trường hợp này, không phải là học sinh cố tình vi phạm mà là vì
gia đình kinh tế quá khó khăn.
Học sinh hư hỏng vì lý do cha mẹ ly dị, bỏ nhau đây là nổi bất hạnh của
trẻ. Đứa trẻ cảm thấy thiếu lòng tin, chán chường rồi tuyệt vọng, bỏ bê việc học
tập, thâm lậm để rồi hư hỏng. Đối với trường hợp này Đoàn, Đội cùng nhà
trường cần thường xuyên gần gũi, giúp đỡ, an ủi để các em lấy lại lòng tin và
vươn lên thành người tốt.
Đối với những học sinh hay vi phạm về nề nếp, tác phong, thường xuyên
đến lớp không bỏ quần áo vào trong, không đeo khen quàng, thì giải pháp tốt
nhất là nên làm việc riêng đối với các em học sinh đó, có thể phân tích một cách
tỉ mỉ về tính chuẩn mực khi đến trường của học sinh, tác phong của người đội
viên… Hoặc có thể mạnh dạn đưa em vào Đội chim en bí mật ( Đội cờ đỏ ), tự
dưng cái bệnh lề mề về khâu tác phong, ăn mặc của em sẽ khỏi. Vì các em có
nghiêm túc thì lúc mới theo dõi đánh giá các bạn khác trong trường trong lớp
được.
Có những học sinh có hành vi không thích nghi thường biểu hiện thái độ
mang tính hung hăng, mà trước đó lại rất ngoan, dễ dạy. Lý do dẫn đến sự đột
biến ấy là có thể trẻ bị người lớn áp chế, đè nén. Trẻ còn ngoan ngoãn phục
tùng cha mẹ, thầy cô thì cũng dễ nêu thêm yêu cầu phấn đấu, hướng các em
tuân thủ theo nề nếp, kỷ cương, đạo đức lối sống chuẩn mực.
Thói quen áp đặt uy quyền đối với chúng, dẫn đến trẻ thất vọng, chán nản
và phản ứng quyết liệt. Như vậy, ở trường hợp này, nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến học sinh hư hỏng là do người lớn lợi dụng, cưỡng bức, áp đặt đối với đối
chúng, khiến chúng trở lên khó dạy bảo.
4/ Thống kê số liệu:
Sau gần ba năm (từ năm học 2008 – 2009 đến nay) áp dụng đề tài tại đơn
vị trường THCS Nguyễn Tự Tân, sự tiến bộ về đạo đức của học sinh được thể
hiện rõ qua bảng thống kê số liệu sau đây:
Năm học 2008 – 2009
T
ổng số
học sinh
X
ếp loại hạnh kiểm
T
ốt
khá
TB
Y
ếu
Kém
558
83,4%
14,5%
1
,7%
0,4%
Năm học 2009 – 2010
T
ổng số
học sinh
X
ếp loại hạnh kiểm
T
ốt
khá
TB
Y
ếu
Kém
521
85,2% 13,9% 0,9%
0
Học kỳ I năm học 2010 – 2011
T
ổng số
học sinh
X
ếp loại hạnh kiểm
T
ốt
khá
TB
Y
ếu
Kém
47
8
91 %
8,2
%
0,8%
0
PHẦN C: KẾT LUẬN:
Qua việc phân tích cho thấy nguyên nhân dẫn đến học sinh hư hỏng xuất
phát từ nhiều yếu tố khác nhau, chính vì thế mà cần có những biện pháp giáo
dục phù hợp cho từng cá nhân, từng trường hợp. Phải nói rằng, ngoài yếu tố gia
đình và xã hội, thì các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đặc biệt là vai trò của
người thầy giáo, cô giáo luôn giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục học
sinh nói chung và học sinh hư hỏng nói riêng.
Tóm lại, để giáo dục đạo đức học sinh nói chung, học sinh hư hỏng nói
riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường và xã hội,
phải đề cao tinh thần kỷ cương, tình thương, trách nhiệm. Tổ chức Đoàn, Đội
phải có nhiều mô hình sinh hoạt để thu hút các em tích cực, chủ động tham gia
vào các hoạt động tập thể, thông qua đó để giáo dục các em.
Bình Sơn, ngày 27 tháng 01 năm 2011
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Ánh Viễn
PHỤ LỤC
TT
Phần mục - nội dung
Trang
1
2
3
PHẦN A: MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
2- Nhiệm vụ đề tài
3 - Phạm vị đề tài
PHẦN B : NỘI DUNG
I . Nội dung vấn đề
1. Thế nào là học sinh hư hỏng
2. Nguyễn nhân dẫn đến học sinh hư hỏng
3. Các biện pháp giáo dục học sinh hư hỏng
4. Thống kê số liệu
PHẦN C: PHẦN KẾT LUẬN
1
2
2
3
3
5
9
10