Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Kinh doanh thời khó khăn: Cân nhắc để giảm chi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.27 KB, 9 trang )

Kinh doanh thời khó khăn: Cân
nhắc để giảm chi
Khó khăn đang hiện diện hàng ngày trong đời sống doanh nghiệp
và nhiều giám đốc đã áp dụng các hình thức tiết kiệm nhằm giảm
bớt khó khăn. Tuy nhiên, các giải pháp nếu không được cân nhắc
kỹ có thể sẽ gây… lãng phí nhiều hơn!
Kinh doanh thời khó khăn
Suốt mấy tháng nay, Công ty cổ phần Thế Giới Hoa Tươi phải
chịu cảnh kinh doanh cầm chừng, vì một “lô cốt” mọc lên ngay
trước mặt. “Không chỉ cản trở việc đi lại, cảnh đào đường còn
gián tiếp gây ra nạn mất điện, đứt cáp điện thoại, Internet khiến
công ty tuy vẫn mở cửa hoạt động mà như tê liệt, nhất là việc
thực hiện thanh toán trực tuyến, gửi điện hoa đi các tỉnh thành
trong nước và nước ngoài”, bà Nguyễn Thị Thùy Vũ, Tổng giám
đốc công ty, cho biết.
Khó khăn vừa nêu, cùng với tình hình biến động thị trường, lạm
phát tăng cao… đã khiến Thế Giới Hoa Tươi phải thực hiện ngay
một số biện pháp tiết kiệm để tăng hiệu quả kinh doanh. Bà Thùy
Vũ cho biết, công ty tạm hoãn dự án phát triển các cửa hàng giới
thiệu sản phẩm ra khu trung tâm, dù đã chuẩn bị sẵn kinh phí cho
hoạt động này. “Dù cần có mặt bằng đẹp để thêm lợi thế kinh
doanh, nhưng giữa lúc khó khăn như hiện nay thì chi phí này là
một sự lãng phí”, bà Thùy Vũ nói.
Việc tiết kiệm đã được đưa vào “kế hoạch hành động” của nhiều
công ty, nhằm giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời
kỳ khó khăn. Hội đồng quản trị một công ty trong ngành xây dựng
đã quyết định siết lại tiêu chuẩn sử dụng xe công ty của nhân
viên. “Cán bộ quản lý phải ở cấp bậc nào, đi công việc gì, đoạn
đường bao xa, nhóm công tác gồm bao nhiêu người… thì mới
được xét cấp xe”, đại diện công ty này nói.
Giám đốc một doanh nghiệp tư vấn đào tạo đã cắt giảm hàng


trăm triệu đồng tiền quảng cáo từ đây đến cuối năm, để chuyển
sang các hình thức quảng bá sản phẩm khác như tổ chức sự
kiện, tiếp thị trực tuyến… với lý do: chi phí ít hơn và dễ đo lường
hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, việc tiết kiệm chỉ mang ý nghĩa tích cực nếu giúp cắt
giảm lãng phí. Bên cạnh đó, các giải pháp thực hiện cũng phải
được cân nhắc hợp lý. Ông Hoàng Vũ, chủ tịch một công ty trang
trí nội thất, nêu ví dụ: “Tôi đang dự tính đi làm bằng xe gắn máy,
mấy chiếc xe công ty sẽ cho hãng dịch vụ du lịch thuê lại. Điều
này có thể giúp giảm chi phí, thêm thu nhập cho công ty nhưng lại
dẫn đến việc cho tài xế công ty… ngồi không. Vì thế, trước khi
thực hiện dự định trên, ông Vũ đã chuyển tài xế sang tổ bảo vệ
công ty, đồng thời giảm bớt lực lượng bảo vệ thuê ngoài.
Bà Thu Trang, chủ một doanh nghiệp trong ngành truyền thông,
đang cân nhắc việc cho các bộ phận tiếp thị, kinh doanh nghỉ làm
ngày thứ Bảy để tiết kiệm chi phí điện nước. “Hai bộ phận trên
không có việc phải làm ở công ty vào cuối tuần. Họ chỉ đến để
đọc thư điện tử, lướt web… rồi ra ngoài gặp khách hàng. Nhưng
bất cập là các bộ phận khác vẫn phải đi làm và sẽ có sự so bì,
thậm chí đòi hỏi thêm phụ cấp ngoài giờ ở những nhân viên phải
đi làm ngày cuối tuần. Chẳng biết khoản tiết kiệm chi phí điện
nước có cân đối nổi không?”, bà Trang đắn đo.
Do thiếu cân nhắc khi chọn giải pháp, đôi khi việc tiết kiệm có thể
trở nên… lợi bất cập hại! Giám đốc một công ty sản xuất sợi vải
do tình hình mất điện, khan vốn vừa qua đã quyết định làm ăn
cầm chừng để… giảm chi phí. Dây chuyền sản xuất mới đầu tư
cả triệu đô la Mỹ trong năm 2007 chỉ được cho hoạt động một số
ngày trong tuần. Vì thế, hơn 3.000 công nhân nhà máy không còn
phải thay nhau làm việc đủ ba ca/ngày.
Chỉ hơn tháng sau, tình hình trở nên rối ren hơn. Hệ thống máy

móc do không được vận hành thường xuyên, vừa không tận
dụng được công suất tối đa, vừa làm tăng chi phí bảo trì. Sản
xuất chập chờn khiến thu nhập của công nhân giảm sút, dẫn đến
hiện tượng bỏ việc hàng loạt. “Tiết giảm chẳng đáng kể chi phí
điện, lương công nhân… nhưng lại làm ngưng trệ sản xuất, gây
lãng phí nhiều hơn”, giám đốc này nói.
Các giải pháp tiết kiệm muốn đạt hiệu quả lâu dài thì không nên
chỉ là những mệnh lệnh hành chính, kiểu như giám đốc phải
duyệt chi các khoản trong công ty, giám đốc ban hành các quy
định về tiết kiệm…
Thay vì thế, giám đốc cần làm gương cho nhân viên về ý thức,
hành vi tiết kiệm. Quá trình này nên là những cuộc trao đổi để đi
đến thống nhất thay vì ra những mệnh lệnh áp đặt. Ngoài ra, th
ực
hành tiết kiệm còn có nghĩa là phải tận dụng công nghệ mới.
Ngay cả khi giá giấy chưa tăng, chúng tôi đã chủ trương dùng
trang web, diễn đàn điện tử… để chuyển tải thông tin thay vì in
ấn, photocopy tài liệu.
Các tài liệu lưu trữ đều được chuyển sang dạng file PDF, đặt tên
theo mã quy định chung trong công ty để vừa giúp tiết kiệm thời
gian khi muốn tìm lại sau này, vừa có tác dụng bảo mật thông
tin…
Nguyễn Quốc Minh
Chuyên gia năng suất chất lượng

Giữ người hơn giảm chi
Một khảo sát riêng của Hội Dệt may Thêu đan TPHCM (Agtek)
đối với các hội viên, cho thấy đa số các doanh nghiệp dệt may tỏ
ra khá nhanh nhạy trong việc tìm cách thích ứng với tình hình khó
khăn hiện nay. Làm ăn trong thời buổi giá cả tăng chóng mặt, giá

đơn hàng không tăng, ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc
Công ty cổ phần May Sài Gòn 3, cho rằng doanh nghiệp khó đã
đành, đời sống công nhân lại càng khó hơn. Chính vì thế doanh
nghiệp cần quan tâm tới đội ngũ lao động và năng suất lao động.
Công ty May Sài Gòn 3 vừa qua đã đầu tư thêm thiết bị, cải tiến
quản lý để tăng năng suất hơn 10% so với năm 2007, giúp cho
thu nhập của công nhân tăng 20% so với năm ngoái. Cụ thể, sáu
tháng đầu năm, thu nhập bình quân của công nhân ở đây là 3
triệu đồng/người/tháng. "Việc giữ chân người lao động là điều rất
quan trọng, đừng quá tính toán với họ và đôi lúc cấp quản lý cũng
phải biết cách “năn nỉ” để họ hiểu, cùng đồng hành với doanh
nghiệp trong mọi hoàn cảnh”, ông Hồng nói.
Cũng tại May Sài Gòn 3, ban giám đốc đã có chủ trương mỗi xí
nghiệp may cần học hỏi lẫn nhau về phương pháp quản lý, kinh
nghiệm tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí, ai có sáng kiến
hay thì được thưởng. Theo kế hoạch, trong quí 3 này, May Sài
Gòn 3 sẽ lần lượt tổ chức các buổi giao lưu với các doanh nghiệp
dệt may ở các địa phương khác như Long An, Đồng Nai, Bình
Dương, Cần Thơ.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Agtek, có một số doanh
nghiệp trong ngành từng say mê đầu tư bất động sản, chứng
khoán, nay cũng là lúc “nhìn lại mình”. Nhìn lại mình trong thời
điểm này, theo ý của ông Kiệt, là quan tâm nhiều hơn đến công
tác tài chính, quản trị và chính sách lao động, tiền lương. “Doanh
nghiệp muốn tồn tại, phát triển thì người chủ phải hết lòng với
nghề, lương công nhân phải đủ sống”, ông Kiệt nói.
Một chủ doanh nghiệp cho biết: “Do không thể tăng lương công
nhân theo tốc độ lạm phát nên đã nảy ra sáng kiến dùng một
khoản tiền trích từ lợi nhuận tổ chức “mỗi tuần một sự kiện”.
Tuần đầu, mỗi công nhân được thưởng từ 50.000-100.000 đồng

tùy theo mức lương và năng suất làm việc. Tuần thứ hai, tất cả
công nhân đều được thưởng 5 ki lô gam gạo/người. Riêng trong
tuần thứ ba, chất lượng bữa ăn của công nhân được tăng từ
6.000 đồng lên 13.000 đồng/suất. Và tuần cuối của tháng là niềm
vui lãnh lương.
Doanh nghiệp này cho biết trong sáu tháng qua lương công nhân
đã tăng thêm 12% so với năm ngoái, đến tháng 7 này lương tiếp
tục tăng 5% nữa.
Ông Trần Huy Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Nhôm Phi Mã,
cho biết ngoài việc tăng tiền công sản phẩm, công ty còn có chế
độ thưởng để khuyến khích công nhân làm việc chuyên cần.
“Trước đây, công ty có chính sách trừ lương công nhân nghỉ làm
ngoài chế độ. Bây giờ, chúng tôi có thêm tiền thưởng cho công
nhân làm việc đều đặn hết tháng. Khoản thưởng này tuy chỉ vào
khoảng 200.000-400.000 đồng/công nhân/tháng nhưng đã làm
tăng chi phí rất lớn với một nhà máy cả ngàn công nhân”, ông
Hoàng nói.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng, điều đáng nói ở đây là thái độ làm
việc của công nhân đã cải thiện đáng kể, vì thấy được tinh thần
hỗ trợ của công ty giữa thời buổi giá cả tăng cao.
Bà Thùy Vũ cho biết Thế Giới Hoa Tươi vừa tăng 20% lương và
phụ cấp cho nhân viên vào đầu tháng 7. Khoảng cuối năm nay,
công ty sẽ thực hiện một đợt điều chỉnh lương nữa. “Chúng tôi
không tăng giá sản phẩm nhằm củng cố quan hệ với khách hàng
cũ và mở rộng thị trường, dù giá nguyên phụ liệu ngành hoa đã
tăng 20-30%. Những khoản thiệt hại này được xem là chi phí
quảng bá thương hiệu”, bà Thùy Vũ nói.

×