Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phan phoi chuong trinh tin hoc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.46 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỒNG DÂN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ”A” VĨNH LỘC
Tài liệu
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS
MÔN TIN HỌC
Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên,
áp dụng từ năm học 2009-2010
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6
1. Tổ chức dạy học
- Thời lượng dạy học của môn tin học lớp 6 là 70 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học.
- Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp
thu của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết Bài tập, Ôn tập nhằm
củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành
trên phòng máy. Cần ưu tiên sử dụng các tiết này để giải đáp câu hỏi, chữa bài tập (nếu còn) trong
SGK.
- Khi thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao
hiệu quả tiết học.
- Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa
là 2 học sinh/1 máy tính.
- Trong thời lượng phân phối cho các Bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và làm
bài tập trong SGK.
- Các bài của chương II là các bài lí thuyết kết hợp với thực hành (lí thuyết chiếm khoảng 50% thời
gian của mỗi bài). Mặc dù không có tên là bài thực hành nhưng các bài của chương II được dạy học
ở phòng máy, học sinh phải thực hành trên máy vi tính. Phần mềm dạy học chương II có thể được tải
về từ website hoặc .
- Ở một số nội dung, để học lí thuyết hiệu quả hơn cần sử dụng máy tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ
trực quan. Đặc biệt, phần lớn các nội dung lí thuyết của chương 2, chương 3 và chương 4 dạy trên máy
sẽ hiệu quả hơn.
2. Kiểm tra, đánh giá
- Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải
bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học.


- Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì.
- Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu
cầu được quy định trong chương trình môn học.
- Giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành để nâng cao hiệu quả
tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1).
- Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả hai nội dung lí thuyết và thực hành trên máy.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6

Cả năm : 70 tiết
Học kỳ I : 19 tuần (36 tiết)
Học kỳ II : 18 tuần (34 tiết)
I. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
Nội dung Thời lượng
Chương I: Làm quen với tin học và máy tính điện tử 8 (7,1,0)
*
Chương II: Phần mềm học tập 9 (4,4,1)
Chương III: Hệ điều hành 14 (7,6,1)
Chương IV: Soạn thảo văn bản 29(15,12,2)
Ôn tập 2
Kiểm tra 8
Cộng 70
Ghi chú: Cách viết T(l,h,b) nghĩa là tổng số T tiết, trong đó gồm: l tiết lý thuyết, h tiết thực hành, b tiết
bài tập .
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ:
HỌC KỲ I
CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Tiết 1,2 Bài 1: Thông tin và tin học
Tiết 3 Bài 2. Thông tin và biểu diễn thông tin
Tiết 4,5 Bài 3: Em có thể làm được gì nhờ máy tính
Tiết 6,7 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính

Tiết 8 Bài thực hành 1: Làm quen với một số thiết bị máy tính
CHƯƠNG II: PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tiết 9,10 Bài 5: Luyện tập chuột
Tiết 11,12 Bài 6: Học gõ mười ngón
Tiết 13,14 Bài 7: Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím
Tiết 15,16 Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong Hệ Mặt Trời
Tiết 17 Bài tập
Tiết 18 Kiểm tra (1tiết)
CHƯƠNG III: HỆ ĐIỀU HÀNH
Tiết 19,20,21 Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành ?
Bài 10: Hệ điều hành làm những việc gì?
Tiết 22,23 Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính
Tiết 24,25 Bài 12: Hệ điều hành Windows
Tiết 26,27 Bài thực hành 2: Làm quen với Windows
Tiết 28 Bài tập
Tiết 29,30 Bài thực hành 3: Các thao tác với thư mục
Tiết 31,32 Bài thực hành 4: Các thao tác với tệp tin
Tiết 33 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết 34 Ôn tập
Tiết 35,36 Kiểm tra học kỳ I
HỌC KỲ II
CHƯƠNG IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
Tiết 37,38 Bài13: Làm quen với soạn thảo văn bản
Tiết 39,40 Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
Tiết 41,42 Bài thực hành 5: Văn bản đầu tiên của em
Tiết 43,44 Bài 15: Chỉnh sửa văn bản
Tiết 45,46 Bài thực hành 6: Em tập chỉnh sửa văn bản
Tiết 47 Bài 16: Định dạng văn bản
Tiết 48 Bài 17: Định dạng đoạn văn bản
Tiết 49,50 Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản

Tiết 51 Bài tập
Tiết 52 Kiểm tra (1 tiết)
Tiết 53,54 Bài 18: Trình bày trang văn bản và in
Tiết 55 Bài 19: Tìm kiếm và thay thế
Tiết 56,57 Bài 20: Thêm hình ảnh để minh hoạ
Tiết 58,59 Bài thực hành 8: Em “viết” báo tường
Tiết 60,61 Bài 21: Trình bày cô đọng bằng bảng
Tiết 62 Bài tập
Tiết 63,64 Bài thực hành 9: Danh bạ riêng của em
Tiết 65,66 Bài thực hành tổng hợp. Du lịch ba miền
Tiết 67 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết 68 Ôn tập
Tiết 69,70 Kiểm tra học kỳ II

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7
1. Tổ chức dạy học
- Thời lượng dạy học của môn tin học lớp 7 là 70 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học.
- Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp
thu của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết Bài tập, Ôn tập nhằm
củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành
trên phòng máy. Cần ưu tiên sử dụng các tiết này để giải đáp câu hỏi, chữa bài tập (nếu còn) trong
SGK.
- Khi thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao
hiệu quả tiết học.
- Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa
là 2 học sinh/1 máy tính.
- Trong thời lượng phân phối cho từng bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và
làm bài tập trong SGK.
- Các bài của Phần 2 là các bài lí thuyết kết hợp với thực hành (nội dung lí thuyết chiếm khoảng 50%
thời gian của mỗi bài). Mặc dù không có tên là bài thực hành nhưng các bài của Phần 2 được dạy học ở

phòng máy, học sinh phải thực hành trên máy vi tính. Phần mềm dạy học của Phần 2 có thể được tải về
từ địa chỉ website hoặc .
- Để học lí thuyết hiệu quả hơn cần sử dụng máy tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan.
2. Kiểm tra, đánh giá
- Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải
bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học.
- Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì.
- Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu
cầu được quy định trong chương trình môn học.
- Giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành. Đây là kiểm tra
thường xuyên (điểm hệ số 1).
- Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả hai nội dung lí thuyết và thực hành.
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Cả năm : 70 tiết
Học kỳ I : 19 tuần (36 tiết)
Học kỳ II : 18 tuần (34 tiết)
Nội dung Thời lượng
Phần 1: Bảng tính điện tử 42 (18,22,2)
*
Phần 2: Phần mềm học tập 16 (8,8,0)
Ôn tập 4
Kiểm tra 8
Cộng 70
I. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ:
HỌC KỲ I
Tiết 1,2 Bài 1: Chương trình bảng tính là gì?
Tiết 3,4 Bài thực hành 1: Làm quen với chương trình bảng tính Excel
Tiết 5,6 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính

Tiết 7,8 Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính
Tiết 9,10,11,12 Luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test
Tiết 13,14 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính
Tiết 15,16 Bài thực hành 3: Bảng điểm của em
Tiết 17,18 Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán
Tiết 19,20 Bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em
Tiết 21 Bài tập
Tiết 22 Kiểm tra (1 tiết)
Tiết 23,24,25,26 Học địa lí thể giới với Earth Explorer
Tiết 27,28 Bài 5: Thao tác với bảng tính
Tiết 29,30 Bài thực hành 5: Chỉnh sửa trang tính của em
Tiết 31 Bài tập
Tiết 32 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết 33,34 Ôn tập
Tiết 35,36 Kiểm tra học kì I
HỌC KỲ II
Tiết 37,38 Bài 6: Định dạng trang tính
Tiết 39,40 Bài thực hành 6: Trình bày bảng điểm lớp em
Tiết 41,42 Bài 7: Trình bày và in trang tính
Tiết 43,44 Bài thực hành 7: In danh sách lớp em
Tiết 45,46 Bài 8: Sắp xếp và lọc dữ liệu
Tiết 47,48 Bài thực hành 8: Ai là người học giỏi?
Tiết 49,50,51,52 Học toán với Toolkit Math
Tiết 53 Kiểm tra (1 tiết)
Tiết 54,55 Bài 9: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
Tiết 56,57 Bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh hoạ
Tiết 58,59,60,61 Học vẽ hình học động với GeoGebra
Tiết 62,63,64,65 Bài thực hành 10: Thực hành tổng hợp
Tiết 66 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết 67,68 Ôn tập

Tiết 69,70 Kiểm tra học kì II
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8
1. Tổ chức dạy học
- Thời lượng dạy học của môn tin học lớp 8 là 70 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học.
- Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình cụ thể, điều kiện thực tế
của nhà trường để định ra nội dung cho tiết Bài tập, Ôn tập nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng
theo yêu cầu, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. Cần sử dụng các tiết
này để giải đáp câu hỏi, chữa bài tập (nếu còn) trong SGK.
- Khi thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau trong học
tập.
- Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa
là 2 học sinh/1 máy tính.
- Trong thời lượng phân phối cho từng Bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và
làm bài tập trong SGK.
- Các bài của Phần 2 là các bài lí thuyết kết hợp với thực hành (nội dung lí thuyết chiếm khoảng 50%
thời gian của mỗi bài). Mặc dù không có tên là bài thực hành nhưng các bài của Phần 2 được dạy học ở
phòng máy. Để học các nội dung của Phần 2 học sinh phải thực hành trên máy vi tính.
- Các phần mềm phục vụ dạy học theo SGK Tin học THCS quyển 3 có trong đĩa CD (Đã được cấp).
Các phần mềm trong CD nêu trên có thể được tải về từ website hoặc
.
- Để học lí thuyết hiệu quả hơn cần sử dụng máy tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan.
2. Kiểm tra, đánh giá
- Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm tra phải bám
sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình.
- Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì.
- Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu
cầu được quy định trong chương trình môn học.
- Giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành để nâng cao hiệu quả
tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1).
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8


Cả năm : 70 tiết
Học kỳ I : 19 tuần (36 tiết)
Học kỳ II: 18 tuần (34 tiết)
I. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
Nội dung Thời lượng
Phần 1: Lập trình đơn giản 42 (20,14,8)
*
Phần 2: Phần mềm học tập 18 (9,9,0)
Ôn tập 4
Kiểm tra 6
Cộng 70
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ:
HỌC KỲ I
Tiết 1, 2 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
Tiết 3, 4 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
Tiết 5, 6 Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal
Tiết 7, 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
Tiết 9, 10 Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán
Tiết 11, 12 Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình
Tiết 13, 14 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến
Tiết 15 Bài tập
Tiết 16 Kiểm tra (1 tiết)
Tiết 17, 18 Luyện gõ phím nhanh với Finger Break Out
Tiết 19,20,21,22 Bài 5: Từ bài toán đến chương trình
Tiết 23, 24 Bài tập
Tiết 25,26,27,28 Tìm hiểu thời gian với phần mềm Sun Time
Tiết 29, 30 Bài 6: Câu lệnh điều kiện
Tiết 31, 32 Bài thực hảnh 4: Sử dụng lệnh điều kiện if-then
Tiết 33 Kiểm tra thực hành (1 tiét)

Tiết 34,35 Ôn tập
Tiết 36 Kiểm tra học kì I
HỌC KỲ II
Tiết 37, 38 Bài 7: Câu lệnh lặp
Tiết 39,40 Bài thực hành 5: Sử dụng câu lệnh For- do
Tiết 41, 42 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước
Tiết 43, 44 Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While - do.
Tiết 45, 46, 47 Bài tập
Tiết 48 Kiểm tra (1 tiết)
Tiết 49, 50, 51
52, 53, 54
Học vẽ hình học với GeoGebra
Tiết 55, 56 Bài 9: Làm việc với dãy số
Tiết 57, 58 Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình
Tiết 59, 60 Bài tập
Tiết 61 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết 62, 63, 64
65, 66, 67
Quan sát hình không gian với phần mềm YENKA
Tiết 68, 69 Ôn tập
Tiết 70 Kiểm tra học kỳ II
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9
1. Tổ chức dạy học
- Thời lượng dạy học của môn tin học lớp 9 là 70 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học.
- Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa
là 2 học sinh/1 máy tính.
- Trong thời lượng phân phối cho từng Bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và
làm bài tập trong SGK.
2. Kiểm tra, đánh giá
- Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm tra phải bám

sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình.
- Thời lượng dành cho ôn tập là 03 tiết/học kì. Nội dung các tiết ôn tập do giáo viên tự quyết định. Tuy
nhiên các tiết ôn tập cần dành để ôn tập các nội dung chính, trọng tâm của chương trình: sử dụng
Internet và xây dựng bài trình chiếu. Các tiết ôn tập nên được bố trí vào cuối kì (ngay trước bài kiểm
tra cuối học kì).
- Giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài thực hành để nâng cao hiệu quả
tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1).
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9

Cả năm : 70 tiết
Học kỳ I : 19 tuần (36 tiết)
Học kỳ II : 18 tuần (34 tiết)
Nội dung Thời lượng
Chương I: Mạng máy tính và Internet 20 (10,10)
*
Chương II: Một số vấn đề xã hội của Tin học 6 (4,2)
Chương III: Phần mềm trình chiếu 22 (10,12)
*
Chương IV: Đa phương tiện 10 (4,6)
Ôn tập 6
Kiểm tra 6
Cộng 70
I. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:
Ghi chú: Cách viết T(l,h) nghĩa là tổng số T tiết, trong đó gồm: l tiết lý thuyết, h tiết thực hành.
II. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ:
HỌC KỲ I
CHƯƠNG I: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Tiết 1,2 Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính
Tiết 3,4 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet
Tiết 5,6 Bài 3: Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet

Tiết 7,8 Bài thực hành 1: Sử dụng trình duyệt để truy cập Web
Tiết 9,10,11,12 Bài thực hành 2: Tìm kiếm thông tin trên Internet
Tiết 13,14 Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử
Tiết 15,16 Bài thực hành 3: Sử dụng thư điện tử
Tiết 17,18 Bài 5: Tạo trang web bằng phần mềm Kompozer
Tiết 19,20 Bài thực hành 4: Tạo trang web đơn giản
Tiết 21 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
Tiết 22,23 Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính
Tiết 24,25 Bài thực hành 5: Sao lưu dự phòng và quét virus
Tiết 26,27 Bài 7: Tin học và xã hội
Tiết 28 Kiểm tra (1 tiết)
CHƯƠNG III: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
Tiết 29,30 Bài 8: Phần mềm trình chiếu
Tiết 31,32 Bài 9: Bài trình chiếu
Tiết 33,34,35 Ôn tập
Tiết 36 Kiểm tra học kỳ I
HỌC KỲ II
Tiết 37,38 Bài thực hành 6: Bài trình chiếu đầu tiên của em
Tiết 39,40 Bài 10: Màu sắc trên trang chiếu
Tiết 41,42 Bài thực hành 7: Thêm màu sắc cho bài trình chiếu
Tiết 43,44 Bài 11: Thêm hình ảnh vào trang chiếu
Tiết 45,46 Bài thực hành 8: Trình bày thông tin bằng hình ảnh
Tiết 47,48 Bài 12: Tạo các hiệu ứng động
Tiết 49,50 Bài thực hành 9: Hoàn thiện bài trình chiếu với hiệu ứng động
Tiết 51,52,53,54 Bài thực hành 10: Thực hành tổng hợp
Tiết 55 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
CHƯƠNG IV: ĐA PHƯƠNG TIỆN
Tiết 56,57 Bài 13: Thông tin đa phương tiện
Tiết 58,59 Bài 14: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động

Tiết 60,61 Bài thực hành 11: Tạo ảnh động đơn giản
Tiết 62,63,64,65 Bài thực hành 12: Tạo sản phẩm đa phương tiện
Tiết 66 Kiểm tra thực hành (1 tiết)
Tiết 67,68,69 Ôn tập
Tiết 70 Kiểm tra học kỳ II

×