Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.43 KB, 2 trang )

Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái
Lãi suất và tỷ giá hối đoái là hai trong số những công cụ quan trọng để Chính
phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô của một nước. Tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ
qua lại mật thiết với nhau. Nghiên cứu một số nguyên lý sau:
* Qui luật một giá:
Nếu hai nước sản xuất cùng một loại
hàng hóa, giá của hàng hóa này phải giống
nhau trên toàn thế giới, không quan trọng
nước nào sản xuất ra nó.
VD: Cùng mặt hàng thép: giả sử thép
của Mỹ giá 100$/tấn, của Việt Nam là
1.500.000đ/tấn. Theo qui luật trên, tỷ giá
của USD/VND phải là 100/1.500.000 =1/15.000, tức là 1USd đổi được 15.000VND
* Thuyết ngang bằng sức mua (Purchasing Power Parity-PPP)
Tỷ giá giữa 2 đồng tiền sẽ điều chỉnh để thực hiện mức giá của 2 nước. Thuyết
này dựa trên Qui luật một giá cho mức giá chung của một quốc gia.
Như VD trên, giả sử giá bán thép bằng đồng VND tăng giá 10%
( 1.650.000đ/tấn), theo qui luật một giá tỷ giá phải tăng tương ứng là 16.500d/USD,
hay đồng USD tăng giá 10% so với VND. Thuyết ngang bằng sức mua cho thấy nếu
mức giá của một quốc gia tăng lên so với nước khác thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ
giảm giá- đồng tiền nước kia tăng giá.
* Điều kiện ngang bằng lãi suất ( Interest Parity Condition)
Lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài cộng với khoản tăng giá dự tính của
đồng tiền nước ngoài. Lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài trừ đi sự tăng giá dự
tính của đồng nội tệ.
Khi lãi suất nội địa cao hơn nước ngoài, đồng tiền nước ngoài sẽ tăng giá một
khoảng bằn chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền( nhằm đảm bảo ngang giá sức mua).
VD: lãi suất trong nước là 15%, lãi suất nước ngoài là 10%, thì đồng tiền nước ngoài
phải tăng giá 5% nhằm bù đắp cho lãi suất nước ngoài đang thấp hơn.

×