Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phòng bệnh viêm màng não ở trẻ em doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.97 KB, 5 trang )

Phòng bệnh viêm
màng não ở trẻ em

Theo BS Trương Hữu
Khanh, trưởng khoa
nhiễm bệnh viện Nhi
Đồng 1, thống kê từ
năm 2001 – 2005, 90%
các trường hợp viêm
màng não ở trẻ em do
ba nguyên nhân chính
là Hib (Haemophilus Influenza týp B), phế cầu
(Streptococus pneumoniae) và não mô cầu
(Neisseria meningitides)

1. Viêm màng não do Haemophilus Influenza týp B
xảy ra chủ yếu ở trẻ em không được chủng ngừa

Tử ban do não mô cầu
chống lại tác nhân này. Đây là nguyên nhân chính
gây bệnh viêm màng não mủ ở trẻ từ 1 – 3 tuổi.
Phương thức truyền bệnh là từ người sang người
qua tiếp xúc trực tiếp bởi các hạt nhỏ của chất tiết
đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh thường ngắn hơn 10
ngày, tỷ lệ tử vong khá cao và xảy ra trong những
ngày đầu tiên.

2. Phế cầu trùng Streptococcus pneumoniae cũng là
nguyên nhân chính của các trường hợp viêm phổi,
nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Thống kê của tổ
chức Y tế thế giới trong năm 2004 – 2005, phế cầu


trùng là nguyên nhân của hơn hai triệu ca tử vong ở
trẻ dưới năm tuổi, nhiều gấp đôi so với tỷ lệ tử vong
do AIDS.

Theo BS Trần Anh Tuấn, trưởng khoa hô hấp bệnh
viện Nhi Đồng 1, việc điều trị các trường hợp nhiễm
trùng do phế cầu ngày càng khó khăn do tình trạng
đề kháng của vi khuẩn với các kháng sinh (dùng
kháng sinh không còn hiệu quả), cụ thể tại Việt Nam
tỷ lệ phế cầu đề kháng với penicillin lên đến 71%, với
erythromycine là 92%.

3. Não mô cầu (còn được gọi là màng não cầu) có
thể gây trên người nhiều bệnh cảnh khác nhau (riêng
rẽ hoặc phối hợp) tại nhiều cơ quan như đường hô
hấp, máu, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt, đường
niệu và sinh dục. Thường gặp và quan trọng hơn cả
là hai bệnh viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết,
trong đó nhiễm trùng huyết tối cấp có thể gây tử vong
rất nhanh chóng, ngay cả với những trường hợp đã
được điều trị tích cực. Não mô cầu cư trú tại vùng
họng mũi của người và lây truyền theo các giọt nước
nhỏ bài tiết qua đường hô hấp Thời gian trung bình
từ 1 đến 10 ngày. Khởi bệnh thường đột ngột, tuy
trong nhiều trường hợp bệnh nhân có tình trạng
tương tự như bị cảm cúm trước đó: mệt nhọc, đau
họng, ho, nhức đầu… Tiếp theo, bệnh nhân sốt cao
39 – 40oC, ớn lạnh, rét run nhiều lần, nhức đầu, nôn
ói, đau khớp, đau cơ đặc biệt đau nhiều ở sống lưng
và hai chân. Bệnh nhân có mạch nhanh, thở nhanh

và có thể có huyết áp thấp tuy sốc thực sự hiếm xảy
ra trừ phi rơi vào thể tối cấp. Triệu chứng điển hình
nhất của não mô cầu là các ban xuất huyết (tử ban)
xuất hiện trong khoảng 75% các trường hợp, trong
vòng một, hai ngày sau sốt. Vị trí tử ban phân bổ
khắp người, song thấy nhiều nhất ở vùng nách hông,
quanh khớp (khuỷu, gối, cổ chân). Đôi khi tử ban có
dạng bóng nước (nốt phỏng) hoặc lan tràn rộng lớn
như hình bản đồ.

Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ nên cho con đi tiêm
vaccine phòng ngừa. Tại Việt Nam hiện có vaccine
ngừa não mô cầu nhóm A, C là những nhóm thường
gặp ở châu Á. Vaccine ngừa não mô cầu sử dụng
cho trẻ từ hai tuổi trở lên và tiêm nhắc mỗi ba năm.
Vaccine ngừa phế cầu có thể sử dụng cho trẻ từ hai
tuổi trong khi đó vaccine ngừa viêm màng não co Hib
có thể sử dụng cho trẻ từ hai tháng tuổi. Các bậc cha
mẹ cần lưu ý theo dõi và lưu lại việc chủng ngừa cho
trẻ để đảm bảo trẻ được tiêm ngừa đúng lịch và đầy
đủ.

×