Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.69 KB, 5 trang )

Cách phòng tránh bệnh viêm
tai giữa ở trẻ nhỏ

Viêm tai (viêm tai giữa) là một bệnh rất phổ biến ở các
bé dưới 3 tuổi và thường gặp nhất là vào các tháng mùa
đông.
Khó chẩn đoán?
Rất khó để biết bé nhà
mình có bị viêm tai không,
nhưng bé biểu hiện lạnh,
sốt khoảng 3 - 5 ngày, bỏ
ăn, quấy khóc thì có thể
nghi ngờ bé bị viêm tai.
Bé cũng thường vò tai,
thậm chí là giật giật tai. Bú mớm hay nuốt nước miếng đều
có cảm giác đau bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ nhi.


Vi rút gây viêm tai cũng có thể gây viêm dạ dày ruột. Nếu
bé bị tiêu chảy hay ăn uống kém ngon miệng thì rất có thể
bé đang bị viêm tai.
Ngoài ra, tai của bé cũng có thể tỏa mùi khó chịu khi ghé
mũi vào.
Nếu thấy bất kỳ biểu hiện nào ở trên, bạn cần đưa bé đi
khám bác sĩ ngay.
Là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ?
Rất tiếc rằng viêm tai là một trong những bệnh phổ biến ở
trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là vào những tháng mùa đông.
"Thủ phạm" gây viêm tai giữa?
Vấn đề thường bắt đầu ở ống Eustachian tube, nối tai giữa
với phần sau mũi và họng. Đây là nơi trung chuyển vi


khuẩn từ mũi và họng tới tai giữa mỗi khi ngáp hay nuốt.
Bình thường ống này khô hoàn toàn. Chỉ khi cảm lạnh, dị
ứng, viêm xoang thì các chất lỏng sẽ xâm nhập gây tắc
nghẽn. Lúc này, bất kỳ vi khuẩn hay vi rút nào sống trong
chất dịch ấm áp này cũng sẽ phát triển nhanh, mạnh và gây
áp lực cho màng nhĩ, gây phồng và viêm, ảnh hưởng đến
thính lực. Lúc này sốt - phản ứng tự vệ của cơ thể, sẽ xuất
hiện.
Một lý do khác khiến trẻ bị viêm tai là ống Eustachian ngắn
và nằm ngang. Khi trẻ lớn lên, ống này sẽ chiếm 1/3 chiều
dài ống tai (từ 1,25 – 1,5cm /3,8cm). Vị trí của ống sẽ ngày
càng thẳng đứng, giúp giảm tình trạng viêm tai khi nhỏ.
Điều trị với kháng sinh, phổ biến nhất là Amoxicillin sẽ
tiêu diệt vi khuẩn nhưng phải mất 3 tháng chất lỏng này
mới được cơ thể đào thải hết. Dịch này không cần phải điều
trị nhưng nếu bé có biểu hiện viêm tai lại thì có lẽ cần phải
tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ?
Có một số nhân tố có thể làm tăng nguy cơ viêm tai như
cho bé bú nằm hay bé tiếp xúc với khói thuốc lá sớm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
sớm thường có nguy cơ viêm tai nhiều hơn.
Những trẻ dưới 1 năm tuổi đã phải đi nhà trẻ cũng dễ bị
viêm tai hơn do chúng dễ bị nhiễm bệnh cảm lạnh từ bạn
bè.
Di truyền cũng có thể là thủ phạm. Nếu bạn từng bị viêm
tai giữa liên tục khi nhỏ thì bé cũng sẽ có thể giống bạn.
Là bệnh nghiêm trọng?
Chúng có thể hoặc không gây đau đớn cho các bé. Điều trị
không đúng hoặc không điều trị có thể gây thủng màng nhĩ

và chảy dịch ống tai. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng điều quan
trọng là bạn phải đưa bé đi kiểm tra tai mỗi khi nghi bé bị
viêm tai giữa.
Tái đi tái lại tình trạng viêm tai có thể dẫn tới suy giảm
thính lực trong khi màng nhĩ vẫn bình thường. Tỉ lệ này tuy
ít nhưng điều quan trọng là phải điều trị dứt điểm, tránh để
bệnh kéo dài
Nếu không được chú ý trong một thời gian dài, bệnh viêm
tai có thể ảnh hưởng tới xương tai, thậm chí dẫn tới viêm
màng não.
Bạn cũng dễ bị stress khi bé bị đau nhức do viêm tai, quấy
khóc cả đêm và nỗi lo ảnh hưởng đến sức nghe của con.
Trong một số trường hợp hiếm, chất dịch màu trắng đục
hay vàng sẽ chảy ra từ trong tai. Sự xuất hiện của chất dịch
cho thấy đã có một lỗ thủng nhỏ ở màng nhĩ. Tuy nhiên,
đừng lo lắng, sau khi khỏi, lỗ thủng này sẽ nhanh chóng
được cơ thể vá lại. Và việc cần làm lúc này của bạn là gọi
điện cho bác sĩ.
Cách điều trị
Nếu bé bị cảm lạnh, hãy sớm điều trị cho bé để tránh biến
chứng dẫn tới viêm tai giữa. Nếu bé phải đi trẻ thì tốt nhất
là cho bé ở nhà vài ngày cho đến khi bệnh bé đỡ hẳn.
Tiêm vắc xin Hib và vắc xin phòng ngừa khuẩn cầu phổi
mới pneumococcal cũng sẽ giúp ngăn ngừa viêm tai.
Bú mẹ cũng giúp giảm thiểu nguy cơ viêm tai. Một nghiên
cứu gần đây cho thấy những trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu sẽ ít bị viêm tai hơn những trẻ không bú mẹ hoặc
bú mẹ không hoàn toàn.


×