Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những sai lầm khi ngừa còi xương cho trẻ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.42 KB, 5 trang )

Những sai lầm khi ngừa
còi xương cho trẻ

Khi đưa con đến khám còi xương,
nhiều bà mẹ cam đoan với bác sĩ là
ngày nào họ cũng cho con tắm
nắng nhưng chỉ đưa trẻ đi dưới
bóng râm và mặc quần áo dài.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng,
cách này chẳng có tác dụng gì.
Bác sĩ Lê Quang Hào, Trung tâm tư
vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng,
cho biết còi xương là bệnh mềm và yếu xương ở trẻ em do
cơ thể thiếu hụt vitamin D, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu,
chuyển hoá canxi và phốt pho, gây biến dạng và gãy
xương.

Rụng tóc kiểu vành
khăn là một trong
những biểu hiện của
trẻ còi xương.
Những trẻ dễ bị còi xương là các bé không được tắm nắng
hay được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu
canxi). Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ
bẫm, trẻ sinh vào mùa đông cũng dễ bị bệnh này.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn
thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác, hoặc
mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin
D3. Một số ít trẻ bị bệnh vì di
truyền.
Các triệu chứng của trẻ còi xương:


- Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng
ăn, ngủ kém, hay giật mình, khi ngủ
vặn vẹo, quẫy đạp không yên, dễ bị
kích thích, quấy khóc và hay khóc
đêm.
- Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ (mồ
hôi trộm).
- Ngấn thịt xuất hiện ở cổ tay hoặc mắt cá
- Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.

Trẻ bụ bẫm vẫn có
thể bị còi xương.
- Trẻ lớn hơn hay kêu đau bụng, đau một lúc rồi hết, hay
kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm (hay gặp ở
những xương dài như xương cẳng chân).
- Rụng tóc cũng là một triệu chứng hay gặp
Ngoài ra, trẻ bị còi xương thường có các biểu hiện:
- Đầu tiên, xương sọ sẽ bị ảnh hưởng, nhất là vào 3 tháng
đầu sau sinh: thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có
bướu đỉnh, bướu trán.
- Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 xuất hiện các nốt ở đầu
xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương
sườn cong. Sau 1 tuổi, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi
trẻ em đã tập đi: cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X,
đầu gối vẹo ra ngoài.
- Trẻ bị gù vẹo cột sống, khung chậu
hẹp, chậm phát triển chiều cao.
- Chậm mọc răng
- Cơ nhẽo, yếu cơ gây chậm vận động
như chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết

đi.

Trẻ còi xương bị
nhô xương ức.
Khi thấy con có các biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ
đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng
bệnh và có cách điều trị phù hợp.
Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, theo bác sĩ Hào, tốt
nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn
uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi và
nhất là không quên tắm nắng.
- Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú
mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần
cho bé ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột,
chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
- Các bé sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15
phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng) và ánh
nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân,
bụng, lưng, ngực.
- Vào mùa đông, bạn cần cho con uống 1 liều vitamin D3
(200.000 đơn vị) để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho
trẻ uống nhắc lại một lần.
- Ngoài ra, mẹ có thể uống vitamin D3 một liều 200.000
đơn vị vào lúc thai được 7 tháng.

×