Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chứng táo bón ở trẻ mẫu giáo pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.57 KB, 6 trang )

Chứng táo bón ở trẻ
mẫu giáo


Khi nói về số lần số lần
đại tiện của trẻ, không
có một con số nào là
“bình thường” hay đều
như “lịch sắp sẵn” cho
biết nhu cầu này của trẻ
là không bất thường.
Trẻ có thể đi cầu sau
mỗi bữa ăn hay 1-2 ngày
sau mới đi….




Dấu hiệu nhận biết

Nhu cầu đại tiện phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống
hằng ngày, trẻ hoạt động ra sao và khả năng tiêu hóa
thực phẩm và thải loại của cơ thể trẻ.

Nếu nghi ngờ bé bị táo bón, hãy xem bé có các biểu
hiện dưới đây:

- Không thường xuyên đi cầu, đặc biệt là chỉ đi 1 lần
trong 4 ngày hoặc hơn 4 ngày mới đi "nặng" 1 lần và
bé thể hiện rõ sự khó chịu mỗi khi đi vệ sinh.


- Phân khô, rắn và không dễ đi.

- Phân rất lỏng hoặc sệt ở đáy quần lót. Phân lỏng có
thể vượt qua thoát nhanh qua điểm "chốt" của ruột
dưới và đi tới điểm “tập kết” cuối cùng là quần lót.
Nếu thấy hiện tượng này, đừng cho rằng bé bị tiêu
chảy - đó là một biểu hiện của táo bón.

Tại sao trẻ lại bị táo bón?

Dưới đây là một số nguyên nhân:

- Ăn quá nhiều thực phẩm ít chất xơ. Nếu trẻ uống
nhiều sữa, ăn nhiều phô mai, sữa chua nhưng lại
không ăn đủ lượng rau quả và ngũ cốc cần thiết thì
trẻ có thể bị táo bón.

- Sợ toilet: Nếu đang trong quá trình rèn bé ngồi vào
toilet thì có thể sẽ khiến trẻ căng thẳng. Bé sẽ bắt đầu
cân nhắc mỗi khi muốn đi cầu. Nếu bé có các dấu
hiệu của sự sợ hãi, căng thẳng mỗi khi đi đại tiện như
gồng cứng người, cong lưng và đỏ mặt mà không có
kết quả thì có thể là nỗi sợ toilet đang chế ngự bé.

Thậm chí, ngay cả khi bé chỉ ngồi bô thì bé cũng sẽ
thường không gắng làm sạch ruột hoàn toàn, rất hay
“ăn bớt” thời gian. Kết quả là các chất thải tích tụ lại
và dần dần dẫn tới táo bón.

- Cơ thể thiếu nước: Nếu bé không uống đủ lượng

chất lỏng, thì cơ thể sẽ hút hết các chất lỏng có thể,
từ thức ăn, đồ uống đến cả lượng chất lỏng có trong
chất thải. Kết quả là làm cho chất thải ở ruột già trở
nên cứng, khô và khó “thoát” ra ngoài.

- Thiếu vận động: Sự hoạt động, vui chơi sẽ giúp cho
máu được chuyển xuống hệ tiêu hóa. Nếu bé không
vận động thì hệ ruột sẽ dễ gặp “rắc rối”.

Điều trị

Dưới đây là 1 số cách:

- Đừng cho trẻ ăn quá nhiều các loại thực phẩm mà
có thể dẫn tới táo bón như cà rốt, uống quá nhiều
sữa, phô mai, sữa chua hay kem.

- Tăng cường bổ sung chất xơ. Cho trẻ ăn nhiều các
loại ngũ cốc, bánh mỳ, bánh quy làm từ ngũ cốc
nguyên cám, rau quả như mận, mơ, lê, đậu đỗ và súp
lơ xanh.

- Luôn cho trẻ uống nhiều nước. Nước trắng có thể
uống nhiều, còn nước mận hay táo thì chỉ cần 1 chút
cũng rất tốt. Cơ thể trẻ không thiếu nước khi cứ 5-6
tiếng bé đi tồ 1 lần.

- Khuyến khích trẻ chạy nhảy, nô đùa mỗi ngày để
máu được cung cấp tới tất cả các cơ quan nội tạng.


- Mát xa bụng. Dùng 3 ngón tay đặt ở bên trái, dưới
rốn và rồi ấn nhè nhẹ cho tới khi cảm nhận được khối
cứng ở bụng trẻ. Duy trì nhịp ấn trong 3 phút.

- Không gây áp lực bắt trẻ phải đi cầu trong toilet nếu
bé chưa sẵn sàng. Cho bé tiếp tục ngồi bô nếu bé
muốn và không giục bé ị nhanh.

- Khuyến khích trẻ đi cầu hằng ngày. Nếu bé chưa
sẵn sàng, có thể yêu cầu bé ngồi vào bô 5-10 phút
sau bữa sáng và bữa tối (trẻ bị táo bón thường mất
thói quen tự đi cầu trừ khi trực tràng đã đầy ứ). Nếu
bé đi học mẫu giáo thì cần hỏi thăm cô giáo xem bé
có đi vệ sinh thường xuyên không. Một số trẻ thường
chỉ thích đi vệ sinh ở nhà nên hay nhịn ở lớp.

- Nếu trẻ "lười" đi đại tiện thì một phần thưởng mỗi
khi bé đi cầu cũng sẽ rất hiệu quả.

- Nếu không phương pháp nào trên đây hữu ích với
bạn, thì bác sĩ sẽ kê cho bé 1 liều thuốc nhuận tràng.

Nếu bé khó đi cầu, phân khô đến mức mà hậu môn bị
nứt, rỉ máu thì có thể bôi 1 chút kem dưỡng nha đam
để vết thương mau lành.

×