Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trẻ bị rắn cắn phải làm gì? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.66 KB, 3 trang )

Trẻ bị rắn cắn phải làm gì?


Chỉ trong hai ngày cuối tuần qua, khoa hồi sức cấp cứu
BV Nhi Đồng 1, TP.HCM đã tiếp nhận bốn trường hợp
bị rắn độc tấn công. Trong đó có hai trường hợp xử trí
ban đầu không đúng cách khiến tình trạng trầm trọng
thêm.
Đó là trường hợp em N.V.X.15 tuổi, ở Bà Rịa, bị rắn chàm
quạp cắn ở bàn tay, người nhà đưa tới thầy lang cắt lễ, đắp
thuốc nhưng càng sưng, đau, chảy máu nên được chuyển
lên BV Nhi Đồng 1.
Trường hợp bé Đ.P.B., 4 tuổi, ở Tây Ninh, trèo cây ăn trái
bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở chân,gây sưng bầm, đau nhức,
người nhà cũng đưa đi cắt lễ, đắp lá cây giã nhuyễn, buộc
garô phía trên chỗ cắn. Sau một ngày vết thương càng sưng
to, chảy máu, nổi nhiều bóng nước vào viện trong tình
trạng nhiễm trùng nhiễm độc, vết thương viêm tấy, khó thở,
trụy tim mạch. Hiện bé Đ.P.B. vẫn còn trong tình trạng
nặng, đang được theo dõi điều trị tích cực.
Theo hướng dẫn của các bác sĩ, khi trẻ đến chơi hoặc sống
ở vùng quê, phụ huynh cần căn dặn trẻ biết cách đề phòng
bị rắn cắn. Nếu bị cắn, phải theo dõi sát ít nhất là trong 6
giờ đầu. Khi bị rắn độc hoặc nghi ngờ rắn độc cắn phải sơ
cứu ngay: cho nạn nhân nằm yên, bất động và đặt nơi bị
cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc, rửa
sạch vết thương bằng nước và xà phòng, dùng gạc mát phủ
lên vết cắn để giảm đau, sưng. Nhanh chóng đưa nạn nhân
tới cơ sở y tế. Không garô phía trên vết thương vì có thể
gây hoại tử chi. Không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc
vì không hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng


hấp thu nọc độc.

×