Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chọn kính bảo vệ mắt cho trẻ ngày hè docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.64 KB, 7 trang )

Chọn kính bảo vệ mắt
cho trẻ ngày hè


Mắt của trẻ rất dễ bị
tổn thương, vì vậy khi
ra đường trời nắng,
các bậc phụ huynh
cần đeo kính bảo vệ
mắt cho trẻ. Dưới đây
là một số lưu ý của
bác sĩ Nguyễn Văn
Huy - Khoa mắt trẻ em,
Bệnh viện mắt Trung
ương về việc chọn
kính cho trẻ.


Trẻ từ 3 tuổi trở lên nên đeo
kính râm mỗi khi vui chơi
hay hoạt động ngoài trời.
Thủy tinh thể của trẻ nhỏ trong suốt hơn so với của
người lớn, điều này đồng nghĩa với việc võng mạc
của mắt dễ bị tổn thương hơn nếu ra nắng mà không
đeo kính. Vì vậy trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên nên đeo kính
râm mỗi khi vui chơi hay hoạt động ngoài trời.

1. Tác dụng của kính râm

Trong điều kiện độ sáng cao, kính râm cho phép chức
năng thị giác tốt hơn theo nhiều cách:



- Cải thiện độ nhạy cảm tương phản: Vào ngày nắng,
bức xạ mặt trời có thể chiếu sáng mạnh đến mức làm
bão hoà võng mạc, làm giảm mức cảm thụ tương
phản tinh vi. Chức năng chính của kính râm là cho
phép võng mạc duy trì ở mức tương phản bình
thường. Hầu hết các loại kính râm hấp thụ 70% - 80%
ánh sáng ở tất cả các bước sóng.

- Cải thiện sự thích ứng trong tối: Nếu ở ngoài trời
nắng có thể làm tổn hại sự thích ứng trong tối, do đó
nên dùng kính râm nếu ở ngoài nắng trong 1 thời gian
dài.

- Giảm sự nhạy cảm ánh sáng loá: Kính râm có thể
làm giảm sự nhạy cảm với ánh sáng loá.

- Cải thiện tương phản: Ở một số bệnh nhân bị những
bệnh làm giảm cảm thụ màu, chẳng hạn như đục thể
thuỷ tinh hoặc phù giác mạc, sẽ thấy tương phản màu
sắc rõ hơn khi dùng kính râm.

- Hấp thụ tia cực tím: Quang phổ của ánh sáng cực
tím được chia làm 3 loại: UVA chứa các bước sóng
từ 400 – 320 nm, UVB chứa các bước sóng 320 –
290 nm, UVC chứa các bước sóng < 290 nm.

Lớp ozon của khí quyển hấp thụ hầu như toàn bộ các
bước sóng của UVC đến từ mặt trời, hầu hết sự tiếp
xúc với UVC là từ các nguồn sản xuất, bao gồm hồ

quang hàn, đèn sát trùng và lazer. Trong tổng bức xạ
của mặt trời chiếu xuống trái đất, khoảng 5% là ánh
sáng cực tím, trong đó 90% UVA và 10% là UVB.
Nên đeo kinh râm ngăn ngừa ánh nắng mặt trời cho
bé khi ra đường. Ảnh minh họa: Istockphoto.
Nên đeo kinh râm ngăn ngừa ánh nắng mặt trời cho
trẻ khi ra đường. (Ảnh minh họa: sunglasses180.com)

Các thực nghiệm đã cho thấy, ánh sáng cực tím gây
tổn hại các mô sống bằng cách cắt đứt các liên kết
phân tử, hoặc phá vỡ các chất sinh hoá thiết yếu
dưới tác động của các gốc tự do được sinh ra bởi
ánh sáng cực tím, với sự có mặt của Oxigen và sắc
tố quang thụ.

Một số nghiên cứu cho thấy một số bệnh ở mắt như
bệnh giác mạc do ánh sáng có thể do sự tiếp xúc với
ánh sáng cực tím. Người ta cũng nhận thấy có mối
liên quan giữa mộng thịt và ánh sáng cực tím.

Một số nghiên cứu thực nghiệm và dịch tễ học gợi ý
ánh sáng cực tím góp phần gây ra đục thể thuỷ tinh.
Những nghiên cứu dịch tễ khác lại gợi ý rằng sự tiếp
xúc ánh sáng liên quan với thoái hoá hoàng điểm tuổi
già.

Những số liệu hiện có về ảnh hưởng của ánh sáng
cực tím đã cho thấy lợi ích của việc bảo vệ bệnh
nhân sau mổ đục thể thuỷ tinh khỏi ánh sáng cực tím.
Một số phẫu thuật viên thường cho kính hấp thụ tia

cực tím sau phẫu thuật. Phần lớn các kính râm sẫm
màu hấp thụ hầu hết ánh sáng cực tím.

2. Một số lưu ý khi lựa chọn kính râm cho bé

Kính râm có chất lượng cần phải đảm bảo một số yếu
tố sau:

- Chỉ số chống tia cực tím ( UV) là tiêu chí quan trọng
nhất do tia cực tím có hại đối với mắt. Kính đảm bảo
chất lượng phải ngăn ngừa được đến 95 – 99% tác
động của tia cực tím đối với mắt.

- Chất lượng của mắt kính: Chất liệu của kính tương
tự như kính dùng trong nhãn khoa hoặc bằng chất
dẻo đặc biệt.

- Kính không dễ xước khi va chạm với vật cứng nhọn

- Mắt kính đủ to để che mắt ở 4 vị trí: trên, dưới,
trong, ngoài để chống các tia sáng mạnh và bụi.

- Ngoài những yếu tố trên kính râm còn là kình thời
trang nên cần lựa chọn phù hợp với khuôn mặt của
bé.

3. Lưu ý khi đeo kính cho bé

- Tránh bỏ kính ra đột ngột


- Khi đeo kính không nên nhìn trực tiếp lên ánh sáng
mặt trời

- Kính kém chất lượng khi đeo sẽ có cảm giác nhìn
loá, sai lệch hình ảnh màu sắc của vật được nhìn,
chóng mặt nhức đầu.

- Nếu gọng kính không đảm bảo chất lượng có thể
gây dị ứng phần da tiếp xúc với gọng kính, dẫn đến
hiện tượng đỏ ngứa, mụn nước.

×