Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bé 2 tuổi ngộ độc vì uống thuốc quá liều 10 lần ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.39 KB, 4 trang )

Bé 2 tuổi ngộ độc vì uống thuốc
quá liều 10 lần


Lúc đi làm, chị Hà (Mỹ
Đình, Hà Nội) dặn
người giúp việc nhớ
cho cô con gái 2 tuổi
của chị uống 4 ml siro
thuốc chữa kiết lỵ sau
khi ăn. Nhưng mới
nửa buổi, chị nhận
được điện thoại phải
về gấp vì cháu bị tím
tái, khó thở.




Theo lời chị Hà, tuần trước, con gái chị bị tiêu
chảy, phân có bọt, cháu lại bị sốt, nôn. Mang phân
đi xét nghiệm, chị biết con bị kiết lỵ và được bác
sĩ cho thuốc uống. Sau mấy lần uống thuốc, cháu
đã đỡ nên chị mới đi làm lại sau mấy ngày nghỉ
chăm con và dặn kỹ người giúp việc cách, liều
thuốc cho con uống.

Đi làm được nửa buổi, nhận điện của người giúp việc,
chị phóng xe về nhà thì thấy con đã chân tay lạnh,
người tím tái, hơi thở nặng nhọc. Chị hỏi người giúp
việc thì biết, cháu bị như vậy ngay sau khi uống


thuốc. Chị ngã ngửa khi biết, bác này vì nhìn nhầm
đã đong 40 ml thuốc cho con mình uống thay vì 4 ml
như chị dặn.

Chị Hà tức tốc đưa con tới Bệnh viện Nhi trung ương.
Tại đây, các bác sĩ xác định em bé bị ngộ độc thuốc
rất nặng. Nhờ được cấp cứu kịp thời và sử dụng than
hoạt tính khử độc, cháu đã qua khỏi nguy hiểm và
tiếp tục được theo dõi.

Bác sĩ Lê Thanh Hải, trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh
viện Nhi trung ương cho biết, Bệnh viện đã tiếp nhận
nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc, thường là do
bố mẹ chủ quan để thuốc trong tầm với của trẻ, các
cháu tự ý dùng hay do người nhà nhầm lần, cho trẻ
uống quá liều.

Ông Hải cho biết, với trẻ em, cơ thể các cháu còn
nhỏ, sức đề kháng yếu, các liều thuốc thường được
kê chính xác theo số mg hoặc ml trên một kg cân
nặng, vì thế bố mẹ phải cho uống, pha thuốc theo
đúng liều lượng bác sĩ đã hướng dẫn. Việc ngộ độc
thuốc ở trẻ em rất nguy hiểm. Nhẹ thì các cháu chỉ bị
tiêu chảy, buồn nôn, nôn còn nặng thì có thể gây
nguy hiểm đến tính mạng.

Theo ông Hải, khi phát hiện con uống bị ngộ độc
thuốc, việc đầu tiên bố mẹ nên làm là gọi điện cho
một bác sĩ chuyên khoa nhi hay chuyên khoa chống
độc để được tư vấn hướng xử lý kịp thời rồi đưa cháu

bé đến bệnh viện. Việc sử dụng than hoạt tính giải
độc không phải trường hợp nào cũng có hiệu quả nên
cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

×