Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xử trí khi trẻ bị phỏng pô xe ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.38 KB, 4 trang )

Xử trí khi trẻ bị
phỏng pô xe

Phỏng pô xe máy là một tai
nạn thường gặp do xe máy
là phương tiện giao thông
phổ biến nhất ở nước ta.
Vết thương phỏng thường
không sâu, nhưng thường
để lại vết sẹo lâu dài. Xử trí ban đầu, chăm sóc tại
nhà không đúng là nguyên nhân gây nên biến
chứng nhiễm trùng nặng, lâu lành.

Bé T.C.L., 7 tuổi, nhà ở Bình Tân đã phải nhập viện
Bệnh viện Nhi Đồng 1 vì phỏng pô xe gây sốt. Theo
lời mẹ cháu, trong lúc đi chơi Tết cháu chạm chân

vào pô xe gắn máy vừa đậu gần đó và bị phỏng ở
cẳng chân trái. Vết phỏng thấy da bị trợt rộng nhưng
đến chiều khi về nhà, bà mới đắp thuốc không rõ loại
và băng lại.

Sau 2 ngày cháu sốt cao, kêu đau nhức nhiều hơn,
vết phỏng thấy chảy nước hôi nên phải đưa đến bệnh
viện. Bác sĩ chẩn đoán vết phỏng cẳng chân trái đã bị
nhiễm trùng. Điều trị đến khi tình trạng nhiễm trùng ổn
định thì cháu được xuất viện, tiếp tục chăm sóc thay
băng tại nhà và tái khám theo dõi tiếp.

Tai nạn phỏng pô xe máy thường xảy ra ở trẻ em
do vô ý chạm chân vào pô xe khi được chở đi bằng


xe gắn máy, đi bộ vào các bãi giữ xe, hoặc xe vừa đi
về để tại nhà riêng. Vị trí thường gặp là ở vùng cẳng
chân và bàn chân. Nguyên nhân do đa số xe gắn máy
có pô xe không được che chắn, lại nằm ở bên ngoài.
Trẻ bị phỏng do đi đứng gần xe vô tình chạm chân
vào pô xe đang nóng, sự va chạm này đôi khi rất
nhanh nhưng cũng đủ làm da trẻ bị tổn thương do
phỏng.

Xử trí khi bị phỏng pô xe

Ngay khi bị phỏng trẻ thấy đau rát, nhìn thấy vùng
da phỏng ửng đỏ và có khi bị bong tróc lớp da ngoài,
có thể nổi bóng nước to sau vài giờ. Các bậc phụ
huynh cần biết sơ cứu đúng cách để giảm đau và
ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng, di chứng sẹo ở
trẻ sau này. Các bước như sau:

- Ngay lập tức làm mát ngay vùng da bị phỏng bằng
cách đặt vết phỏng dưới vòi nước hoặc dội nhiều
nước sạch lên vết phỏng trong vài phút.

- Nếu có sẵn nên bôi phủ vết phỏng bằng thuốc mỡ
đặc trị phỏng để làm dịu và giúp vết phỏng mau lành.

- Băng lại bằng gạc sạch. Thoa thuốc bôi vào bông
băng trước khi băng sẽ giúp trẻ đỡ đau hơn.

- Thay băng sau 24 giờ và sau đó mỗi 2 – 3 ngày:
Rửa vết thương bằng nước muối, bôi thuốc mỡ đặc

trị (Biafin hoặc Silvirin) phủ kín vết phỏng và băng lại
bằng gạc sạch.

Không nên chọc vỡ bóng nước, bôi đắp các loại
chất bôi không rõ vì sẽ làm chậm lành vết thương và
thêm nguy cơ nhiễm trùng.

- Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trong quá trình chăm
sóc tại nhà có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng như da
bị đỏ lên hoặc mất màu ở vùng da bình thường quanh
vết phỏng, vết phỏng có mùi hôi làm trẻ đau hơn, vết
phỏng sưng nhiều, trẻ sốt hoặc kèm ớn lạnh.

×