Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thịnh vượng là một sự lựa chọn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.23 KB, 8 trang )

Thịnh vượng là một sự lựa chọn
Tại sao một số quốc gia gặp nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên lại có thể phát triển thịnh vượng, trong khi
một số quốc gia khác có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi lại tụt
hậu? Vì sao một số nước thành công trong khi số khác lại thất bại
trong cạnh tranh quốc tế?
Với cách tiếp cận “từ dưới đi lên", Michael Porter, người được
xem là cha đẻ của chiến lược cạnh tranh, cho rằng trong khi hầu
hết tư duy và chính sách đều tập trung vào các điều kiện kinh tế
vĩ mô cho tăng trưởng và thịnh vượng thì cần đặt trung tâm vào
những nền tảng kinh tế vi mô. Trong khi chính phủ đóng vai trò
trung tâm trong hầu hết các lý thuyết thì ông lại nhấn mạnh đến
vai trò của công ty, tức tế bào của nền kinh tế.
Lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh
Đưa ra lý thuyết về lợi thế cạnh tranh như nguồn gốc của sự giàu
có, ông ngầm bác bỏ vai trò của lợi thế so sánh (vốn dựa vào tài
nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động hay vốn tài chính) vốn đã
phổ biến trong tư duy về cạnh tranh quốc tế. Ông cho rằng những
yếu tố đầu vào này ngày càng trở nên ít có giá trị trong nền kinh
tế ngày càng toàn cầu hóa, nơi mà tất cả đều có thể chuyển dịch.
Thay vào đó, sự thịnh vượng phụ thuộc vào việc tạo dựng một
môi trường kinh doanh cho phép quốc gia sử dụng hiệu quả và
nâng cấp nguồn lực đầu vào của nó.
Theo Michael Porter, mỗi quốc gia luôn có
cơ hội để vươn lên thịnh vượng dù kém về
tài nguyên, nguồn lực lao động hay vốn
liếng. Miễn sao doanh nghiệp của quốc gia
đó phải có được sức cạnh tranh. Sự giàu có
không hề là một đảm bảo vĩnh viễn, như
“Lợi thế cạnh tranh
về cơ bản chỉ có thể


hình thành và duy trì
thông qua cải tiến,
đổi mới và thay đổi
không ngừng”
ông viết: “Nếu không duy trì được lợi thế cạnh tranh, tăng được
năng suất thì duy trì mức tiền lương và thu nhập quốc gia còn
khó, huống chi là tăng trưởng".
Năng suất chính là câu trả lời của Michael Porter khi ông giải
thích sự thành bại của các quốc gia. Ông viết: “Khái niệm có ý
nghĩa duy nhất về sức cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất
quốc gia Để duy trì được sự tăng trưởng về năng suất đòi hỏi
một nền kinh tế phải tự nâng cao mình liên tục. Các doanh nghiệp
trong một quốc gia phải không ngừng cải thiện năng suất bằng
cách nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung các tính năng mới,
cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất". Một quốc gia
dựa vào nguồn lực tài nguyên hay nhân công, trong khi doanh
nghiệp thiếu sức cạnh tranh và năng suất thấp thì không thể nào
có cơ hội đi đến sự thịnh vượng (bền vững).
Do vậy, theo Michael Porter, thịnh vượng là một sự lựa chọn
quốc gia. Giàu có là một sự lựa chọn! Do sức cạnh tranh không
còn bị giới hạn trong những quốc gia được hưởng những điều
kiện thuận lợi nên các quốc gia có thể chọn lựa sự thịnh vượng
nếu họ xây dựng chính sách, luật pháp và thể chế dựa trên năng
suất. Họ có thể chọn sự thịnh vượng bằng cách nâng cao năng
lực của người dân (thông qua giáo dục), đầu tư vào nhưng cơ sở
hạ tầng để nâng cao hiệu quả thương mại. Các quốc gia cũng có
thể chọn sự nghèo đói nếu họ để các chính sách làm xói mòn
hiệu suất kinh doanh, nếu họ để cho chỉ có một số ít người được
đào tạo kỹ năng. Các quốc gia cũng có thể chọn việc hạn chế sự
giàu có của mình nếu thành công trong kinh doanh có được là

nhờ mỗi quan hệ quen biết hay sự nhượng bộ của chính phủ.
Michael Porter nhận xét: "Chiến tranh hoặc chính phủ yếu kém có
thể làm “trật bánh" sự phát triển, nhưng thường thì nhân dân có
thể kiểm soát những điều này".
Cũng theo Michael Poltel, hoạt động quan trọng nhất của chính
phủ là tạo ra một môi trường hỗ trợ việc nâng cao năng suất.
Chính phủ phải cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh theo
nhiều cách, tránh xa việc hạn chế cạnh tranh (hay để tình trạng
độc quyền) hoặc nới lỏng các tiêu chuẩn an toàn và môi trường.
Bởi lẽ sự "giúp đỡ" kiểu đó thực tế sẽ làm giảm sức cạnh tranh
(do ngăn cản sáng tạo và làm chậm quá trình nâng cao năng
suất).
Bài học Hàn Quốc
Trong số các nước kháo sát (Đan Mạch, Đức, Ý, Nhật, Hàn
Quốc, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh, Mỹ), Michael Porter
cho rằng Hàn Quốc (nước mà cách đây chưa lâu trong lịch sử
còn xấp xỉ Việt Nam về nhiều mặt) có triển vọng lớn nhất để đạt
đến địa vị tiên tiến thật sự trong vòng một thập niên nữa.
Hàn Quốc là một quốc gia không có tài nguyên đáng kể về hầu
hết khoáng sản, năng lượng hoặc gỗ. Do địa thế núi đồi, Hàn
Quốc thiếu cả đất trồng trọt. Gần như tất cả các ngành có sức
cạnh tranh của Hàn Quốc đều phụ thuộc nặng nề vào nguồn
nguyên liệu thô từ nước ngoài. Nhưng ngược lại với nguồn tài
nguyên nghèo nàn là một nguồn nhân lực rất dồi dào: lực lượng
lao động hơn 17 triệu người, giá nhân công tương đối thấp,
người lao động hết sức kỷ luật và chăm chỉ, có trình độ giáo dục
trung bình cao. Một tàu chở dầu phải 30 tháng mới hoàn thành thì
các phân xưởng Hàn Quốc đóng xong trong 18 tháng.
Chỉ trong vòng hai thập niên, nước này đã nhanh chóng nâng cấp
lợi thế cạnh tranh của mình và đang tiếp tục có tốc độ tăng

trưởng cao về năng suất cũng như thu nhập bình quân đầu
người.
Nghiên cứu sự thành công trong cạnh tranh của Hàn Quốc,
Michael Porter cho rằng điều quan trọng nhất là sự cam kết của
người dân Hàn Quốc đối với giáo dục. Ông viết: “Đây là cam kết
mạnh mẽ nhất mà tôi từng thấy trong tất cả các quốc gia mà
chúng tôi đã nghiên cứu. Đó là ưu tiên hàng đầu của tất cả các
phụ huynh Hàn Quốc". Với 300.000- 400.000 sinh viên vào đại
học mỗi năm, hệ thống đại học của Hàn Quốc đầu tư mạnh mẽ
vào ngành kỹ thuật (100 đại học kỹ thuật và hơn 100 đại học, cao
đẳng chính quy) . Điều này khiến Hàn Quốc khác xa hầu hết các
nước đang phát triển khác. Đó là chưa kể số lượng lớn sinh viên
được đào tạo ở nước ngoài (Hàn Quốc dẫn đầu 10 quốc gia khảo
sát về số lượng sinh viên và người học sau đại học tại Mỹ) .
Chính phủ và các công ty Hàn Quốc đã tài trợ hào phóng cho
việc học tập. Chi tiêu cho giáo dục chiếm đến 20.8010 tổng ngân
sách của Chính phủ Hàn Quốc năm 1987. Luật pháp nước này
còn quy định các công ty lớn đến một mức độ nhất định phải
cung cấp hoạt động đào tạo cho nhân viên. Việc đầu tư 25-30
triệu USD cho hoạt động đào tạo là rất phổ biến đối với các công
ty lớn của Hàn Quốc. Sự cố gắng theo đuổi học tập mở rộng đến
cả các lãnh đạo cấp cao. Nhiều giám đốc cấp cao của Hàn Quốc
có học vị tiến sĩ trong các lĩnh vực kỹ thuật. Những người có
bằng tiến sĩ từ một trường đại học hàng đầu của Mỹ luôn có địa vị
quan trọng.
Bên cạnh đó, các công ty lớn Hàn Quốc đầu tư rất nhiều để nâng
cấp khả năng kỹ thuật. Chỉ tiêu cho nghiên cứu và phát triển
(R&D) ở mức cao so với doanh thu là hiện tượng phổ biến.


×