Để chắc chắn chiến dịch
marketing thành công
Khi bạn hiểu được thị trường, sản phẩm của bạn sẽ tự bán
nó. Vậy thì, thị trường hay sản phẩm cần có trước?
Nó khác với câu hỏi con gà có trước hay quả trứng có trước. Bạn
cần hiểu rằng, đầu tiên, khi bạn tìm kiếm thị trường, bạn hoàn
toàn có thể thay đổi quan điểm bán hàng, dù bạn có điều hành
doanh nghiệp trong nhiều năm, hoặc trong thời suy thoái.
Có quá nhiều doanh nghiệp bị ràng buộc trong cái mà họ lên kế
hoạch để bán hàng trước khi nhận ra khách hàng của họ muốn
mua gì. Trong nền kinh tế suy thoái hiện nay, điều đó có nghĩa là
sự khác biệt giữa mất và còn của tương lai doanh nghiệp. Một lần
nữa, các chủ doanh nghiệp, những người đầu tư kinh doanh
trong nhiều năm nay để hoàn hảo sản phẩm/dịch vụ cần phải biết
câu trả lời cho 3 câu hỏi quan trọng dưới đây:
- Chính xác thì ai sẽ muốn mua sản phẩm này và tại sao?
- Họ sẵn sàng trả bao nhiều tiền cho nó?
- Khách hàng được lợi gì khi mua từ bạn thay vì đối thủ cạnh
tranh?
Xác định khách hàng lý tưởng
Hãy tưởng tượng bạn đang bắt đầu với một sản phẩm mới. Bạn
cần phải gạt sang một bên bất cứ khái niệm nào trong suy nghĩ
về những cái mà sản phẩm/dịch vụ hiện tại của bạn cần phải có.
Trong nền kinh tế hiện nay, khách hàng đang chú trong đến nhu
cầu hơn cả mong muốn. Vì thế, hãy hỏi bản thân: Loại sản
phẩm/dịch vụ nào thực sự cần thiết hiện nay? Nó có thể là bất cứ
thứ gì, từ một chiếc máy thiết bị cho tới dịch vụ cá nhân. Khách
hàng lý tưởng biết được cô ta cần gì – hoặc ít nhất cô ta biết nó
khi cô ta nhìn thấy nó – vì thế, bạn phải tạo ra được sản
phẩm/dịch vụ theo đó.
Kế tiếp, cần quyết định xem nhóm khách hàng nào đã chứng
minh được sự sãn sàng trả tiền cho nhu cầu này. Đừng quay
trong vòng quay phát triển một sản phẩm/dịch vụ trước khi bạn
biết được thị trường mục tiêu. Tốt hơn hết là tìm kiếm thị trường
sản phẩm chứ không nên có sản phẩm rồi mới tìm thị trường
ngách.
Đặt giá
Giả sử rằng năm ngoái bạn đã dành khá nhiều tiền để phát triển
một sản phẩm mà nó là nhu cầu cần thiết trong thị trường mục
tiêu. Bạn sẵn sàng đưa ra sản phẩm mới ra thị trường nhưng nó
có giá 6 đô la trong khi các thị trường tương tự khác chỉ bán với 2
đô la. Phải thừa nhận là sản phẩm của bạn có cái gì đó mà
những người khác hoặc khách hàng biết là họ cần cái mới, tiện
ích này. Vậy bạn nên làm gì?
Cách đây vài năm, bạn có thể tung ra một chiến dịch quảng cáo
đằng sau sản phẩm mới này và có được ngay lợi nhuận từ
những khách hàng “đầy túi”, người sẵn sang trả nhiều hơn cho
bất cứ yếu tố thuận tiện nào. Thế nhưng, ngày nay, việc thông
minh của bạn là phải tìm cách để giới thiệu sản phẩm tuyệt vời đó
ở gần với mức giá của các sản phẩm tương tự khác. Khi đó, sau
khi thị trường đã làm quen được với sản phẩm mới, thì bạn có
thể từ từ tăng giá, nhưng cũng không nên tăng cao gấp 3, 4 lần
đối thủ cạnh tranh.
Điều cuối cùng bạn cần nhớ là đừng bao giờ bước vào thị trường
nếu bạn không biết bạn có thể giới thiệu và bán sản phẩm/dịch vụ
cho khách hàng nào.
Nhân tố trong sự tín nhiệm
Đây là nơi sự thực được nhấn mạnh. Một sự thật khó khăn là sản
phẩm/dịch vụ mà bạn đưa ra có thể không đủ ấn tượng để hấp
dẫn khách hàng. Khi túi tiền bó hẹp thì khách hàng sẽ mua hàng
với sự xem xét tỉ mỉ, kỹ lưỡng hơn. Một phần để đưa sản
phẩm/dịch vụ tới được những khách hàng sẵn lòng nhất đó chính
là nhân tố thời gian, khả năng và tiền bạc mà chúng có thể xây
dựng được niềm tin đối với khách hàng để mua sản phẩm của
bạn thay vì đối thủ cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là phát triển một
kế hoạch quảng cáo, một websie giàu nội dung và một chiến lược
marketing trực tuyến gồm cả PR và mạng xã hội là phương pháp
hữu hiệu nhất.