Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số hướng dẫn về Outsourcing cho các doanh nghiệp nhỏ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.08 KB, 6 trang )

Một số hướng dẫn về Outsourcing
cho các doanh nghiệp nhỏ

Outsourcing là hình thức chuyển một phần chức năng nhiệm
vụ của công ty ra gia công bên ngoài (từ tiếng Anh: out -
ngoài, source –nguồn) – những chức năng mà trước đây
doanh nghiệp vẫn đảm nhận.


Outsourcing giúp chúng ta tập hợp tất cả các nguồn lực để xử lý
khối lượng công việc khổng lồ trước mắt, giảm thiểu chi phí cố
định và đẩy nhanh sản phẩm ra thị trường, đơn giản hóa quá
trình phân phối, cung cấp nhiều dịch vụ tốt hơn, chất lượng hơn
cho khách hàng và tạo thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Thường những freelancers hoặc các nhà thầu phụ là những chủ
doanh nghiệp mà chúng ta gặp các cuộc họp địa phương hoặc
chúng ta quan tâm. Đôi khi họ là những người mà chúng ta đã
gặp ở một dịp đặc biệt nào đó trong danh sách email hoặc forum.

Tuy nhiên, chìa khóa để các dịch vụ thuê ngoài thành công chính
là phải có kế hoạch. Và dưới đây là 18 điều bạn cần làm để có
kết quả tốt nhất khi thuê ngoài các nhà cung cấp dịch vụ và nhà
thầu độc lập hoặc các freelancers, consultants.

1. Hãy nghĩ thật kỹ quy mô dự án

2. Nhận ra các kỹ năng và nguồn lực mà bạn cần thuê ngoài để
hoàn thành dự án

3. Phải biết được kết quả bạn muốn đạt được



4. Hãy sử dụng những lời cam kết rõ ràng khi làm việc với các dự
án lớn để có hợp đồng. Với các nhiệm vụ nhỏ hơn, hãy gạch
chân rõ ràng điều mà bạn mong đọi ở mỗi nhà thầu độc lập.

5. Tin tưởng vào các bản hợp đồng chứ không phải là tin vào trí
nhớ giữa hai bên để chắc chắn công việc được tiến hành như
bạn mong đợi.

6. Cần phải biết được nhà thầu đó sẽ hoàn thành công việc trong
bao lâu (có thể hỏi các đối tác khác trong ngành nếu bạn không
chắc chắn)

7. Thiết lập một thời gian biểu thực sự để đạt được kết quả đã
định.

8. Ghi lại kết quả và thời gian nhưng đừng quá tiểu tiết. Các nhà
thầu không thích việc quản lý tiểu tiết.

9. Luôn luôn đón nhận gợi ý từ các freelancers hoặc nhà thầu độc
lập về những cách tốt hơn để hoàn thành công việc. Họ có thể
nhìn thấy những cạm bẫy và sự tiêu tốn thời gan mà bạn không
thể bởi vì trước đây họ đã từng làm tương tự cho các khách hàng
khác.

10. Giao tiếp thường xuyên với các nhà thầu và nhà cung cấp
dịch vụ

11. Đừng bao giờ quá phiên phiến mọi việc hoặc để bất kỳ nhân
viên nào trong nhóm của bạn làm điều này. Hãy cùng các nhà

thầu phụ tìm ra vấn đề cốt lõi của vấn đề

12. Tìm mọi cách thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ phải lưu
thành dữ liệu khi họ thực hiện tiến trình công việc bởi đó là công
việc kinh doanh của bạn. Bạn phải điều hành được công việc tiếp
theo đó khi các nhà thầu không còn liên quan nữa.

13. Hãy chắc chắn rằng hợp đồng giữa hai bên phải đảm cho bạn
tất cả bản quyền trong công việc. Bạn cần được cấp giấy chứng
nhận không có thời hạn để có thể sử dụng và thay đổi những
công việc khi bạn quyết định có tiếp tục sử dụng nhà thầu đó hay
không

14. Nếu bạn được chứng nhận một sản phẩm hoặc dịch vụ từ
bên thứ ba thì hãy chắc chắn bạn hiểu được tất cả các điều
khoản trong bản cam kết.

15. Bạn cần có những điều khoản mang tính pháp lý trong bản
hợp đồng để bảo vệ bạn khi mọi thứ xảy ra đối với nhà cung cấp
dịch vụ.

16. Tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ đa ngành cho công việc
của bạn.

17. Đưa cho các nhà cung cấp mà bạn chưa bao giờ làm việc
trước đó các dự án nhỏ để bắt đầu công việc. Sau đó, tăng dần
sự khó khăn cho đến khi bạn hiểu họ có thể đảm nhiệm mọi việc
đáp ứng sự thỏa mãn của bạn.

18. Đưa ra phản hồi và sự đánh giá đối với các nhà cung cấp

dịch vụ nếu kết quả đạt đúng theo yêu cầu của bạn và hơn thế.


×