Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

thông số kỹ thuật của ram

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.09 KB, 4 trang )

Thông số kỹ thuật của RAM


a. Thời gian truy nhập (Access Time)
Một hệ thống máy tính hoạt động tối ưu nhất khi bạn chọn DRAM sao cho
tốc độ đọc/ghi của nó đáp ứng được yêu cầu của bộ vi xử lý, nói cách khác,
CPU có tốc độ nhanh bao nhiêu thì RAM cũng hoạt động với tốc độ nhanh
bấy nhiêu. Nếu RAM không đủ nhanh để nhận dữ liệu từ CPU (Thao tác
ghi) và gửi dữ liệu tới CPU (thao tác đọc) thì CPU bắt buộc phải mất thời
gian để đợi "wait state", làm giảm hiệu suất làm việc của CPU một cách
đáng kể. Vì vậy, khi mua RAM, người sử dụng đặc biệt quan tâm tới thông
số Thời gian truy cập.
Thời gian truy nhập là thời gian được tính từ khi CPU gửi yêu cầu đọc dữ
liệu từ bộ nhớ tới bộ điều khiển bộ nhớ, Bộ điều khiển bộ nhớ sẽ điều khiển
bộ nhớ thực hiện thao tác đọc, cho tới khi dữ liệu thực sự đưa ra bus. Thời
gian truy nhập được đo bằng nanô giây (1ns = 1/1 000 000 giây). Thời gian
truy nhập càng thấp tốc độ truy cập càng nhanh.
Ví dụ : RAM có tốc độ truy nhập là 50ns sẽ làm việc nhanh hơn
RAM có tốc độ truy nhập là 60ns.
b.Tốc độ truyền dữ liệu:
Khả năng truyền dữ liệu (từ bộ nhớ tới CPU và ngược lại sau khi bộ nhớ
nhận được yêu cầu từ bộ điều khiển bộ nhớ) có thể thay đổi tuỳ theo tốc độ
làm việc của bộ nhớ và tốc độ làm việc của BUS. Do đó, một thông số kỹ
thuật để xác định khả năng làm việc của bộ nhớ là Tốc độ truyền dữ liệu,
đơn vị đo là MHz.
Tốc độ truyền dữ liệu = (tốc độ bus bộ nhớ) x (tốc độ hoạt động
trong một xung nhịp)
Ví dụ: Bộ nhớ DDR tốc độ 133MHz, có thể hoạt động gấp đôi trong một
chu kỳ xung clock, có tốc độ truyền là : 133MHz x 2 = 266MHz.
c. Băng thông: là khối lượng dữ liệu tối đa được truyền trên bus bộ nhớ
trong thời gian 1 giây.


Băng thông = (độ rộng bus bộ nhớ) x (tốc độ truyền dữ liệu)
Ví dụ: Mỗi module DIMM có độ rộng Bus là 64 bit (8 Byte), băng thông tối
đa cho PC2100 DIMM được tính như sau:
8 Bytes x 266 MHz (Tốc độ truyền dữ liệu) = 2.128 MB/s = 2.1GB/s.
Hình 3.22. chỉ rõ nếu tốc độ truyền dữ liệu của FSB càng lớn, thì băng thông
của FSB càng cao. Nếu dùng bộ nhớ thích hợp thì tốc độ làm việc của hệ
thống sẽ là tối ưu.
Ví dụ : FSB = 800MHz, băng thông là 6.4GBps, nếu dùng bộ nhớ DDR-400
đơn kênh (Single channel), băng thông bộ nhớ là 3.2GBps, lúc này FSB chỉ
có thể truyền được 3.2GBps. Để tận dụng tối đa năng lực của FSB, tốt nhất
nên dùng bộ nhớ Dual channel DDR400.





Hình 3.22. Băng thông của FSB và Bộ nhớ
d. CAS Latency(CL)
CAS là viết tắt của Column Address Strobe (Xung địa chỉ cột) được gửi từ
bộ điều khiển bộ nhớ tới bộ nhớ để chọn một trong số các cột trong bộ nhớ
chứa ngăn nhớ cần truy cập. Một thông số khác của bộ nhớ là Cas
Latency(CL), nó phản ánh số chu kỳ xung clock cần thiết để ghi dữ liệu vào
bộ nhớ. Ví dụ: CAS latency = 2 là hai xung clock. Thường ký hiệu CL2,
CL3. CL2 sẽ nhanh hơn CL3.


P4 / 400


400MHz x 8 =

3.2GBps

P4 / 533


533MHz x 8 =
3.2GBps

P4 / 800


800MHz x 8 =
6.4GBps

FSB




S
ố channel

trong bộ
nh


Single-
channel

Dual-

channel

PC 133

133
MHz
x8byte =
1.1GBps



PC
-
2100

DDR-266

266MHz
x8Byte =
2.1GBps

266MHz x 8 x
2 =
4.2GHz

PC
-
3200

DDR-400


400MHz
x8byte =
3.2GBps

400MHz x 8 x
2 =
6.4GHz

PC
-
2700

DDR-333

333MHz
x8Byte =
2.7GBps

266MHz x 8 x
2 =
5.4GHz


×