Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

TRIẾT HỌC KANT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.01 KB, 85 trang )

TIỀN ĐỀ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC KANT

Hầu như bất kỳ hệ thống triết học nào cũng đều chứa đựng trong nó ít nhiều
những thành tựu của tri thức nhân loại, bắt đầu từ việc kế thừa tinh hoa tư tưởng
của quá khứ, phát triển các vấn đề của hiện tại, phản ánh chúng trong các khái
niệm, các phạm trù, đồng thời đặt ra các câu hỏi mới cho tương lai. Triết học của
Kant thuộc về dạng này.
Triết học Kant là sản phẩm tinh thần của thời đại mình, là sự thể hiện tất
yếu của tư tưởng Đức, và phần nào đó của châu Âu và thế giới nữa, trong một giai
đoạn nhất định.
Triết học Kant hình thành dưới ảnh hưởng của các bậc tiền bối tư tưởng tại
Anh, Pháp, cũng như tại quê hương nước Đức của Kant, các khám phá mới trong
khoa học, nhất là vật lý và thiên văn học.
Nửa sau thế lỷ XVIII khoa học tự nhiên phát triển như vũ bão, đạt được
những thành tựu đáng kể. Vai trò của khoa học thực nghiệm và phương pháp thực
nghiệm từng bước được khẳng định, đẩy lùi các phương pháp từng tồn tại trong
Siêu hình học cũ. Phân tích, mổ xẻ và làm thí nghiệm với tự nhiên không còn là
những điều cấm kỵ nữa, ngược lại, theo lập luận của các nhà khoa học, phương
pháp mới cho phép xác định một cách đầy đủ hơn mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng. Với sự ra đời thuyết nguyên tử của Danton (1766 – 1844), phát minh về
điện của Galvani (1737 – 1789), học thuyết về sự xuất hiện tự nhiên của trái đất từ
những hạt tinh vân đầu tiên của Laplace (1749 – 1827) đã làm lung lay các giả
thiết "phi vật chất”. Đây là một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến sự ra đời
của học thuyết phát triển.
Những thành tựu của khoa học tự nhiên có ý nghĩa quyết định đối với sự
chuyển biến tư tưởng của Kant. Trên cơ sở khái quát các chất liệu sống ấy Kant đã
phê phán phương pháp siêu hình, đồng thời thực hiện quá trình xây dựng lại siêu
hình học “có tính phê phán” – sự nghiệp cả đời của Kant.
Các nhà triết học Đức, trong đó có Kant, khác với các nhà khai sáng Pháp
thế kỷ XVIII, chưa thể giải phóng khỏi tôn giáo và thần học trong việc phân tích lý
trí con người. Đối tượng của lý trí ở Kant là “vật tự nó”, nơi “cư ngụ” không chỉ


các khách thể chưa biết của lý trí hữu hạn, mà cả các hình ảnh thiêng liêng như
Thượng đế, cõi vĩnh hằng, bất tử, và cả tự do ý chí nữa. Mặc dù vậy, so với các
nhà khai sáng Pháp, Kant đã thực hiện được những bước đáng kể tiến về phía
trước khi phân tích khái niệm “lý trí” ở bình diện phép biện chứng. Xét từ góc độ
này Nicolaus von Kues, G. Leibniz và Ch. Wolff là các bậc tiền bối của Kant. Tư
duy Đức có một truyền thống không chỉ duy tâm, mà cả biện chứng, khá vững
chắc, ảnh hướng lớn đến triết học cổ điển Đức. Kant tiếp thu từ Nicolaus và
Leibniz những nét cơ bản trong học thuyết về nhận thức.Cũng như Nicolaus (1401
– 1464) Kant chia quá trình nhận thức ra ba giai đoạn, thể hiện các khả năng nhận
thức của con người, đó là cảm tính, giác tính tư duy, và lý tính. Leibniz (1646 –
1716) là người kết thúc triết học thế kỷ XVII, bậc tiền bối của triết học cổ điển
Đức. Với tính cách đó Leibniz cố gắng kết hợp tất cả những cái hợp lý trong triết
học quá khứ với tri thức khoa học đương đại trên cơ sở phương pháp luận do ông
xác lập, mà những đòi hỏi quan trọng nhất của nó là tính toàn diện, tính phân
minh, tính nghiêm túc của sự trình bày tư tưởng. Tính khả thi của những đòi hỏi
đó, theo Leibniz, được đảm bảo bởi những nguyên lý tiên nghiệm của tồn tại,
nghĩa là những nguyên lý không lệ thuộc vào kinh nghiệm, đó là, thứ nhất, tính
không mâu thuẫn của tồn tại; thứ hai, tính có trước về mặt lôgíc của cái có thể
trước cái hiện thực; thứ ba, tính chứng minh (lý do) đầy đủ của tồn tại; thứ tư, tính
hoàn thiện của thế giới như nó đang tồn tại như thế mà không khác đi, sự hài hòa
giữa bản chất và hiện hữu, giữa tính đa dạng của các hiện tượng và hoạt động tự
thân của thế giới. Theo truyền thống duy lý thế kỷ XVII, Leibniz phân biệt thế giới
khả niệm, hay thế giới của thực tại chân lý siêu hình, với thế giới cảm tính, hay thế
giới vật chất thể hiện ra (hiện tượng). Thế giới hiện thực được tạo thành từ vô số
các thực thể sống động, không phân chia của tồn tại, tức các đơn tử (Monade),
nằm trong mối quan hệ hài hòa tiên định và cùng phát triển. Quá trình này diễn ra
nhờ năng lực nội tại của các đơn tử do Thượng đế đem đến – năng lực biểu lộ,
cảm thụ, phản ánh tất cả những đơn tử khác và toàn bộ thế giới. Hoạt động của
đơn tử thể hiện ở sự thay thế tri giác (Perzeption) và được quy định bởi “năng
hướng” cá thể của đơn tử đến những tri giác mới. Các đơn tử tự xác lập một sự

phân cấp từ thấp đến cao, tùy thuộc vào việc chúng hình dung về thế giới rõ ràng
và chính xác đến đâu. Trong sự phân cấp này vị trí đặc biệt thuộc về các đơn tử
không chỉ có khả năng tri giác, mà còn có khả năng tự ý thức, hay thông giác
(Aperzeption), chúng thuộc về phần linh hồn con người. Thế giới vật chất tồn tại
chỉ như sự thể hiện cảm tính thiếu hoàn thiện của thế giới Monade hiện thực. Song
do chỗ các hiện tượng của thế giới vật chất xét đến cùng được sinh ra bởi các
Monade hiện thực, nên chúng “có đầy đủ lý do” tồn tại, trở thành đối tượng của
các khoa học tự nhiên, như vật lý học, thiên văn học, sinh học v.v Quan điểm như
thế được Kant tiếp thu một phần trong cách hiểu về “vật tự nó” và “hiện tượng”,
về quan hệ giữa tri thức và lòng tin. Học thuyết về các phạm trù của Kant có nhiều
điểm chung với Leibniz. Sự phân biệt hai cấp độ nhận thức – cấp độ kinh nghiệm,
cảm tính và cấp độ lý luận (siêu nghiệm) - ở Kant phù hợp với chủ nghĩa duy lý
Leibniz qua quan niệm về “chân lý của sự kiện” và “chân lý của lý trí”. Điểm
tương đồng thứ hai giữa Kant và Leibniz là sự lý giải phạm trù siêu nghiệm “tính
tất yếu” và “tính phổ biến”. Theo Kant, chỉ có hình thức tiên nghiệm của tri thức
mới làm cho nội dung tri thức mang tính tất yếu và tính phổ biến, loại trừ yếu tố
ngẫu nhiên và đơn nhất của kinh nghiệm. Trước đó Leibniz từng khẳng định rằng
cái phổ biến và tất yếu không nên được rút ra từ cái ngẫu nhiên và đơn nhất. Tuy
nhiên sự tương đồng thứ hai có phần mờ nhạt, vì trong khi Leibniz (và Wolff) xem
lý tính là nguồn gốc của tri thức khoa học, thì Kant nhấn mạnh hình thức siêu
nghiệm, không lệ thuộc vào kinh nghiệm, vượt trước kinh nghiệm, mà Kant gọi là
sự tự thiết kế của trí tuệ con người ở nấc thang cảm tính lẫn giác tính.
Trong giai đoạn tiền phê phán, chủ nghĩa duy lý Leibniz và Wolff ảnh
hưởng đáng kể đến Kant. Nhà triết học duy lý và nhà khai sáng Wolff (1679 –
1754) đã hệ thống hóa và phổ biến tư tưởng của Leibniz ở Đức, tiếp tục làm rõ và
phân biệt tri thức lý thuyết và tri thức kinh nghiệm, tri thức thuần túy và tri thức
ứng dụng. Bên cạnh đó Wolff chia toàn bộ tri thức triết học ra thành khoa học lý
thuyết duy lý (bản thể luận, vũ trụ luận, tâm lý học duy lý, thần học tự nhiên),
khoa học thực hành duy lý (đạo đức học, chính trị, kinh tế), khoa học lý thuyết
kinh nghiệm (tâm lý học kinh nghiệm, mục đích luận, vật lý giáo điều), và khoa

học thực hành kinh nghiệm (công nghệ và vật lý thực nghiệm). Sự phân loại này
đã giúp Kant bước đầu làm quen với phương pháp cá biệt hóa tri thức. Xuất phát
từ quan điểm chủ đạo của khuynh hướng duy lý Kant cho rằng, mối liên hệ hiện
thực giữa nguyên nhân và hành động không khác gì mối liên hệ lôgíc giữa nguyên
nhân và kết quả, nghĩa là mối liên hệ nhân quả của hiện thực được lý trí phản ánh.
Sau đó, vào thời kỳ “phê phán” tư tưởng này được Kant điều chỉnh theo phương
án của Hume.
Cuộc tranh luận giữa khuynh hướng kinh nghiệm, bắt đầu từ F. Bacon, và
khuynh hướng duy lý, bắt đầu từ Descartes, trong triết học thế kỷ XVII – XVIII,
tác động sâu sắc đến triết học Kant không chỉ vì nó gắn liền với toàn bộ bức tranh
triết học và bức tranh khoa học của thời đại, mà còn vì việc tìm hiểu cuộc tranh
luận đó giúp Kant rút ra được những bài học bổ ích trong việc hoạch định con
đường riêng cho mình.
Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý tạo nên hai thái cực trong lý
luận nhận thức của thế kỷ XVII – XVII, một phía tuyệt đối hóa nhận thức cảm
tính, kinh nghiệm, phía khác tuyệt đối hóa khía cạnh lý trí, hay “trực giác trí tuệ”
của nhận thức chân lý. Cuộc tranh luận suốt mấy thế kỷ càng làm bộc lộ tính phiến
diện của cả hai. Gassendi và Descartes chỉ trích lẫn nhau, Locke thì phê phán cái
gọi là ý niệm bẩm sinh của Descartes, thay nó bằng hình ảnh tabula rasa (tấm bảng
trắng, tờ giấy trắng) như khởi điểm của nhận thức. Kant một mặt đánh giá cao nỗ
lực của các nhà triết học trong quá trình tìm hiểu khả năng nhận thức của con
người, bám sát vào các thành tựu của khoa học đương đại, mặt khác khắc phục sự
tách biệt siêu hình ấy bằng cách thực hiện phép tổng hợp có hệ thống hai khuynh
hướng chủ đạo này. Ý tưởng “tổng hợp” thể hiện tập trung trong vấn đề cơ bản
của triết học Kant: phán đoán tổng hợp tiên nghiệm có thể có như thế nào?
Không thể không tính đến ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm duy vật
Anh đến hệ thống triết học Kant. Chính nhờ làm quen với Kinh nghiệm về lý trí
con người của Locke mà Kant xây dựng các vấn đề về nhận thức thành một phạm
trù triết học độc lập. Kant tiếp thu ở Bacon , Hobbes, Locke cách nhìn mới về thế
giới hiện thực khách quan, cách thức sử dụng các chất liệu của tự nhiên vào việc

khái quát hóa, rút ra từ đó các nguyên tắc xác lập hệ thống tri thức. Kant điều
chỉnh Bacon như thế nào? Theo Bacon, tri thức bắt nguồn từ kinh nghiệm, nhưng
không phải mọi kinh nghiệm, mà chỉ có kinh nghiệm thống nhất với lý trí, tức
kinh nghiệm khoa học. Đối với Kant mọi tri thức xuất phát từ kinh nghiệm, nhưng
không quy về kinh nghiệm. Như vậy, mặc dù cả hai khuynh hướng – duy lý và
kinh nghiệm – đều là tiền đề lý luận của triết học Kant, song Kant không theo một
trong hai, mà thống nhất chúng một cách biện chứng.
Nhà triết học ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành triết học Kant là
D. Hume, người đã đánh thức Kant khỏi “cơn ngái ngủ giáo điều”, và đem đến cho
Kant một cách nhìn có phê phán đối với khả năng của kinh nghiệm, cũng như khả
năng của tri thức nói chung. Cơn ngái ngủ của Kant là tri thức triết học thế kỷ
XVII – XVIII tại Tây Âu, nhưng cụ thể nhất là tư tưởng của Wolff, vốn chiếm vị
trí vững chắc trong các trường đại học tại Đức. Kant cho rằng thời đại mới không
thể chấp nhận siêu hình học theo nghĩa cũ của Wolff, rằng tư tưởng của Wolff đã
đến lúc lui vào dĩ vãng.
Dấu ấn của Hume trong triết học Kant thể hiện ở chỗ, một là, xem kinh
nghiệm là nguồn gốc của tri thức, nhưng đặt năng lực của kinh nghiệm vào sự “tra
vấn” thường xuyên; hai là, xem nguyên tắc nhân quả là nguyên tắc hàng đầu trong
việc đánh giá các diễn biến. Kant đã tiếp thu ý tưởng đó, vượt qua quan điểm
chính thống ấy và phát triển nó lên trong điều kiện mới. “Vật tự nó” trong triết học
Kant là sự tiếp thu và cải biến quan niệm của Hume về “khách thể bên ngoài”, cái
không nên phân biệt với tri giác, song cần dành cho nó mối quan hệ và hoạt động
đặc thù. “Vật tự nó” chắc chắn không phải là khái niệm trung tâm của triết học
Kant, nhưng là chìa khóa mở vào hệ thống của Kant thời kỳ “phê phán”, qua đó
thể hiện diện mạo đầy mâu thuẫn của triết học Đức trong thời kỳ chuyển tiếp.
Kant đặc biệt đề cao Hume trong học thuyết về tính nhân quả. Tiếp thu tư
tưởng của Hume, Kant cho rằng nếu giải quyết mối quan hệ nhân quả theo quan
điểm của các nhà kinh nghiệm, chúng ta sẽ đi vào ngõ cụt, sẽ không đạt tới tính tất
yếu và tính phổ biến của các kết luận khoa học. Với cách hiểu mới về quan hệ
nhân quả, Hume đã mở ra cho Kant con đường đi tới phương pháp tiên nghiệm.

Tuy nhiên trong khi nhất trí với Hume rằng phép quy nạp không thể là nguồn gốc
của tri thức phổ biến và tất yếu Kant phê phán kết luận có tính chất hoài nghi của
Hume về sự không thể nhận thức được loại tri thức đó trong khoa học nói chung.
Do chỗ khoa học là một hiện tượng thực tế, nên triết học cần phải xác định cơ sở
cho tri thức đặc trưng đối với nó, và Kant đã tìm ra cơ sở này thông qua khái niệm
tiên nghiệm (a priori). Cái tiên nghiệm trong sự lý giải của Kant về nguyên tắc
khác với khái niệm tiên nghiệm do Leiniz sử dụng bởi tính liên kết của nó với kinh
nghiệm, cái về phần mình lại khác với kinh nghiệm theo nghĩa của chủ nghĩa kinh
nghiệm. Giải thích kinh nghiệm theo cách mới, Kant có thể khẳng định rằng các
luận điểm lý thuyết có ý nghĩa phổ biến và tất yếu, dù không xuất phát từ kinh
nghiệm, song được vận dụng vào kinh nghiệm, trở thành điều kiện không thể thiếu
của nó. Quan điểm như thế trở thành điểm ngoặt trong triết học: trong khi phê bình
cách hiểu chủ quan của Kant về các nguyên tắc tiên nghiệm không thể không thừa
nhận ý nghĩa thực sự đối với khoa học của cách đặt vấn đề của Kant về mối quan
hệ giữa tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm, về khả năng của các phán đoán
phổ biến và tất yếu.
Ảnh hưởng của Hume tại Đức, tóm lại, có cơ sở hiện thực nhất định, là sự
phản ánh cơ sở đó trong lĩnh vực triết học. Song, ở bình diện nhận thức luận, Kant
chỉ giữ lại yếu tố hoài nghi đối với tri thức “thuần túy”. Ở bình diện nhân sinh – xã
hội Kant nêu ra và phân tích những vấn đề mà Hume chưa hề biết đến, những vấn
đề vượt xa khuôn khổ của nước Đức, trở thành vấn đề nhân loại. Nhiều ý tưởng
của Kant đến nay vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu do tính thời sự
của nó, chẳng hạn ý tưởng về “xã hội công dân phổ quát”, về “nhà nước toàn thế
giới” và “hòa bình vĩnh cửu”. Kant không đặt ra vấn đề về khả năng cải tạo hợp lý
tự nhiên và xã hội; đối với Kant đó là điều khỏi cần hoài nghi, bởi lẽ các nhà khai
sáng Pháp đã luận chứng cho nó bằng chất liệu hiện thực. Câu hỏi chỉ có thể là khả
năng đó sẽ như thế nào trong điều kiện của nước Đức. Sự đánh thức cơn ngái ngủ
giáo điều của Kant ở bình diện xã hội là tư tưởng khai sáng Pháp, nhất là
Rousseau. Sau Newton, Rousseau là nhà tư tưởng thứ hai có sức thu hút lớn đối
với Kant thời trẻ. Newton lần đầu tiên nhận thấy trật tự và tính cân đối ở nơi mà

trước đó chỉ có tính đa dạng vô trật tự, còn Rousseau thì phát hiện trong tính đa
dạng của đời sống con người bản tính thống nhất của con người. Kant nhận thấy
trong các trang viết của Rousseau khát vọng giải thoát khỏi những thiên kiến của
bác học phòng giấy, cổ vũ tnh thần dân chủ hóa tư duy, cũng như dân chủ hóa toàn
bộ đời sống xã hội. Kant cho biết sự đổi mới cách suy nghĩ của mình: “Trong tôi
tràn đầy khát vọng nhận thức…Đã có lúc tôi nghĩ rằng chính điều này mới đem
đến niềm kiêu hãnh cho nhân loại, và tôi coi thường lớp tiện dân ngu dốt.
Rousseau đã sửa chữa tôi. Sự kiêu căng mê muội một thời biến mất; tôi bắt đầu
học cách tôn trọng con người” (Kant, t.2, tr. 205).
Tóm lại, hai nhà tư tưởng hoàn toàn trái ngược nhau về thiên hướng sáng
tạo đã cùng đánh thức cơn ngái ngũ giáo điều nơi Kant – một người ảnh hưởng
đến nhận thức luận, thúc đẩy Kant xem xét lại những giáo điều siêu hình, người
kia sửa chữa Kant như một con người, một nhà đạo đức. Dưới tác động của
Rousseau và những nhà duy cảm Anh, Kant viết tiểu phẩm về thẩm mỹ có tên Tìm
hiểu cảm xúc về cái đẹp và cái cao thượng (1764). Tuy đây chưa phải là một công
trình lớn, và còn chứa đựng những nét ngẫu hứng, song Kant đã gửi gắm vào đó
tình yêu con người và sức mạnh của hoạt động sáng tạo ra giá trị. Kant cũng khai
thác quan niệm của Rousseau về tha hóa trong thời kỳ đầu. Nghịch lý giữa tiến bộ
khoa học kỹ thuật, của văn minh nói chung, với sự băng hoại các giá trị đạo đức,
sự đánh mất bản tính tự nhiên của con người sau này được Kant kế thừa một phần
trong học thuyết đạo đức và mô hình nhà nước của mình.
Tìm hiểu tiền đề thực tiễn và tiền đề lý luận của triết học Kant cho thấy hệ
thống triết học Kant là một nấc thang trong lịch sử tư tưởng, hàm chứa những sự
tổng hợp mang tính khái quát những giá trị của quá khứ, từ đó mở ra khả năng tiếp
tục phát triển ở thời đại sau, thế hệ sau – sự tổng hợp lý tưởng và hiện thực, cảm
tính và lý tính, “cái có thể” và “cái cần phải”, cả duy vật và duy tâm nữa. Kant đặt
ra nhiều mục tiêu khó thực hiện được trọn vẹn, nhưng đó lại là chân lý: mỗi thời
đại chỉ có thể giải quyết được những nhiệm vụ theo khả năng của mình, song ít
nhất là gợi mở những ý tưởng cho thời đại sau, bởi lẽ nhận thức là một quá trình
vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

TIỂU SỬ CỦA KANT
Immanuel Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 tại Kõnigsberg, một thành
phố nhỏ vùng đông bắc nước Phổ, là con thứ tư trong gia đình người thợ đóng yên
cương gốc Scotland. Tinh thần yêu lao động, nghiêm túc, trọng danh dự và sùng
đạo của gia đình đã tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách thời niên
thiếu và những năm sau này của Kant. Mùa thu năm 1840 Kant kết thúc phổ thông
trung học và ghi danh vào khoa Triết, Đại học Kõnigsberg. Tại đây Kant làm quen
lần lượt với văn hóa Hy Lạp, La Mã (hồi đó tiếng Hy Lạp và La Mã được coi là
những môn học bắt buộc cần thiết đối với sinh viên), với tư tưởng triết học và
khoa học của Descartes, Newton, với Siêu hình học của Hume, Wolff, triết học xã
hội của các nhà khai sáng Pháp, nhất là Rousseau.
Năm 1745 Kant tốt nghiệp đại học vào loại xuất sắc với luận văn “Hãy luôn
suy tư về giá trị chân chính của cuộc sống”, trong đó có đoạn: "Đối với chúng ta
điều quý nhất…không phải là đi theo lối mòn đã có, mà phải biết đi theo con
đường loài người cần đi” (I. Kant. Các tác phẩm chọn lọc, gồm 6 tập, t.1, Nxb Tư
tưởng, Mátxcơva, 1964, tr. 53). Nguyên tắc này của cuộc sống đã được Kant tuân
thủ nghiêm túc suốt cả đời. Ý định ở lại trường bị gián đoạn do Kant phải chịu
tang gia đình. Từ năm 1746 đến năm 1755 Kant làm gia sư để có tiền theo đuổi sự
nghiệp khoa học.
Trong khoảng thời gian trên nhờ một phần tài chính do người chú giúp
Kant xuất bản hàng loạt cuốn sách có giá trị như “Ý tưởng về sự đánh giá đúng
các hoạt lực” (1746), “Về vấn đề trái đất có già đi không theo quan điểm vật lý”
(1754), “Về ma sát của thủy triều” (1754), “Lịch sử tự nhiên tổng quát và thuyết
bầu trời” (1755), cùng vài bài viết khác.
Mùa hè năm 1755 Kant trở lại Đại học Kõnigsberg, khởi đầu bằng công
trình nghiên cứu về lửa, nhận được giải thưởng của trường. Ngày 27 tháng 9 năm
1755 Kant được phong Phó giáo sư. Cũng năm đó Kant bảo vệ thành công luận án
tiến sỹ với đề tài "Đơn tử luận vật lý”, chịu ảnh hưởng một phần của Leibniz,
nhưng xu hướng tư tưởng lại gần với Newton. Lĩnh vực Kant có thế mạnh, được
đánh giá cao bởi tính độc đáo và sâu sắc, là vật lý và siêu hình học. Năng lực

nghiên cứu của Kant còn thể hiện ở toán học, địa vật lý, sư phạm học, cơ học,
khoáng vật học, sinh học… Tuy nhiên trong vòng gần 15 năm Kant vẫn phải kiếm
sống thêm bằng cách làm phụ việc cho thư viện Hoàng gia Kõnigsberg với số
lương ít ỏi là 52 thaler một năm.
Những năm 60 tư tưởng của Kant diễn biến mạnh mẽ dưới tác động của các
thành tựu khoa học và phong trào khai sáng từ Pháp lan sang. Trong sinh hoạt văn
hóa tinh thần xuất hiện ba tác phẩm ghi dấu ấn của thời đại, đó là Voltaire với
“Candide”, Rousseau với “Bàn về khế ước xã hội”, Lessing (Đức) với “Laoconn”
– tuyên ngôn khai sáng về nghệ thuật và thi ca. Kant cũng góp mặt vào danh sách
đó bằng loạt tác phẩm đánh dấu quá trình tìm tòi cho mình con đường mới, như
“Khái niệm khoa học mới về vận động và đứng im” (1760), “Triết lý hão trong
bốn hình thái tam đoạn luận” (1762), “Sự chứng minh duy nhất có thể về tồn tại
của Thượng đế” (1763), “Thử đưa đại lượng phủ định vào triết học” (1763), “Tìm
hiểu cảm xúc về cái dẹp và cái cao thượng” (1764), “Tìm hiểu độ chuẩn xác của
các nguyên lý tự nhiên thần luận và đạo đức” (1764), “Về cơ sở ban đầu của sự
phân chiều trong không gian” (1768)…Kant làm việc nhiều đến mức xao nhãng cả
chuyện lập gia đình, với ý nguyện phụng sự suốt đời cho khoa học.
Trong số những người đến nghe Kant thuyết trình bài giảng tại nhà có J. G.
Herder, nhà tư tưởng khai sáng nổi tiếng của Đức sau này. Herder từng thừa nhận
rằng Kant đã trở thành người thầy của mình. Uy tín của Kant trong giới khoa học
tăng lên, nhưng sự cương nghị và thái độ dũng cảm khoa học đối với tư tưởng bảo
thủ khiến Kant bị mất cơ hội được phong Giáo sư, thay vào đó là nhân vật khác,
có thâm niên và biết điều hơn.
Thế nhưng từ năm 1770 trở đi, quá trình phấn đấu vô tư, không mệt mỏi
của Kant đã đem đến cho ông địa vị cao về xã hội lẫn sự nghiệp khoa học. Vào
thời điểm được phong Giáo sư (1770), Kant cũng bắt đầu thời kỳ mới trong tư
tưởng – thời kỳ “phê phán”. Cũng năm đó Kant viết “Về hình thức và các nguyên
tắc của thế giới cảm tính và thế giới siêu cảm tính”. Năm 1775 – “Về những chủng
tộc người khác nhau”. Năm 1780 Kant được bầu vào Hội đồng khoa học tối cao
của Đại học Kõnigsberg. Năm 1781 Kant công bố “Phê phán lý tính thuần túy”,

tác phẩm lớn trong bộ ba các tác phẩm “phê phán” của ông, khởi điểm và nội dung
cơ bản của “bước ngoặt Copernics” trong triết học. Đó là năm trọng đại trong sự
nghiệp khoa học của Kant. “Phê phán lý tính thuần túy được mở đầu bằng luận
điểm “mọi tri thức bắt đầu từ kinh nghiệm, nhưng không quy về kinh nghiệm”.
Một phần tri thức của chúng ta được chi phối bởi chính năng lực nhận thức vốn
có, mang tính chất tiên nghiệm. Tri thức kinh nghiệm thì đơn nhất, nên ngẫu
nhiên, còn tri thức tiên nghiệm – phổ biến và tất yếu. Chủ nghĩa tiên nghiệm của
Kant khác với học thuyết về ý niệm bẩm sinh. Một là, theo Kant, chỉ có hình thức
tri thức mới tiên nghiệm, còn nội dung tri thức xuất phát từ kinh nghiệm. Hai là,
bản thân những hình thức tiên nghiệm không phải là những hình thức bẩm sinh,
mà có lịch sử của mình. Ý tưởng thực sự của chủ nghĩa tiên nghiệm là ở chỗ, mỗi
cá nhân đang nhận thức sử dụng một cách tự do những hình thức nhận thức nhất
định có trước. Khoa học đặc biệt sở hữu những hình thức ấy. Bất kỳ nhận thức nào
xét đến cùng cũng đều xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm ngày càng rộng mở của
nhân loại. 5 năm tiếp theo Kant liên tục cho ra các khảo cứu về các lĩnh vực của
triết học tư nhiên và triết học lịch sử, như “Thảo luận về siêu hình học tương lai có
thể xuất hiện với tính cách là một khoa học” (1783), “Ý niệm về lịch sử phổ biến
trên bình diện công dân toàn cầu” (1784), “Dự đoán ban đầu về lịch sử loài người”
(1786). Trong năm này Kant được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Đại học Kõnigsberg.
Những nỗ lực trong việc lý giải hành vi con người và các thang bậc giá trị xã hội
được trình bày trong loạt tác phẩm về đạo đức - “Những nguyên lý siêu hình học
đạo đức”, “Siêu hình học đạo đức”, “Phê phán lý trí thực tiễn” (1788), “Khoa học
pháp quyền” (1790).

Thực ra trong “Phê phán lý tính thuần túy” và “Phê phán lý tính thực tiễn”,
Kant trình bày phần I và phần III của hệ thống (phần lý luận và phần thực tiễn),
còn phần II, tức phần trung gian, lúc đầu được xem như mục đích luận, học thuyết
về tính hướng đích, hay tính hợp lý của thế giới, sau đó được thay bằng thẩm mỹ
học, mà nội dung cốt lõi là học thuyết về cái đẹp, lại được công bố sau cùng, đó là
“Phê phán năng lực phán đoán” (1790).

Năm 1789 tại Pháp diễn ra cách mạng tư sản. Là người chịu ảnh hưởng lớn
tư tưởng khai sáng Pháp, Kant tỏ ý hoan nghênh cuộc cách mạng này, nhưng giữ
thái độ chừng mực, tránh đụng chạm đến chính quyền nhà nước Phổ. Năm1793
Kant viết tác phẩm “Tôn giáo chỉ trong giới hạn của lý trí”. Tác phẩm gây nên sự
phản ứng của các quan chức nhà nước do tính chất “báng bổ” của nó. Tác phẩm
vừa được xuất bản (1794) thì nhà vua lập tức ký sắc lệnh cảnh cáo Kant, không
cho phép phát biểu các vấn đề tôn giáo trước đám đông. Kant buộc phải viết bản
cam kết từ bỏ việc xuất bản các công trình tiếp theo liên quan đến tôn giáo .
Năm 1795 Kant công bố tác phẩm thể hiện thiên hướng chính trị – xã hội
của mình, bổ sung và làm sâu sắc thêm các chủ đề đã nêu trong bộ ba “Phê
phán…”, đó là “Về nền hòa bình vĩnh cửu”. Có thể nhận thấy ở đây một con người
luôn suy tư về số phận nhân loại, về xu hướng vận động của lịch sử, một nhà khai
sáng chủ trương xác lập “xã hội công dân phổ quát” thay thế chế độ quân chủ đang
tỏ ra lỗi thời, kêu gọi con người vươn đến mục tiêu lớn là “nhà nước toàn thế giới”
và nền hòa bình vĩnh cửu. Cùng với bài viết “Khai sáng là gì?” Kant thể hiện một
hình ảnh khác, “dấn thân” hơn. Đó không phải là một Kant bất khả tri, mà là một
Kant công khai tấn công vào sự u tối và cái cố tình duy trì sự u tối, không né tránh
hiện thực, mà đòi hỏi xóa bỏ trong hiện thực những bất hợp lý của lịch sử, một
Kant từ trên tòa tháp của tri thức tiên nghiệm cao siêu bước xuống mảnh đất người
đời, nhiệt thành quan tâm đến những vấn đề bức bách của thời đại, các giá trị tự
do, công lý, dân chủ và công bằng. Kant bác bỏ một cách mạnh mẽ những toan
tính cản trở quá trình khai sáng trí tuệ con người dưới bất kỳ sự biện minh nào,
điều mà ông cho là đã gây tổn thương và chà đạp lên nhân quyền, là tội ác chống
lại con người. Nếu trước đây Rousseau day dứt “người ta sinh ra tự do, thế mà
đâu đâu cũng bị nằm trong xiềng xích”, thì bây giờ Kant cũng có tâm trạng như
vậy - “người ta sinh ra tự do, thế mà đâu đâu cũng phải chấp nhận những giới hạn
của tự do”.
Năm 1797, sau cái chết của vua Frederick William II, Kant thấy mình đã
hết trách nhiệm với bản cam kết năm 1794. Song sức khỏe của ông đã suy giảm,
không còn đủ sức để giảng dạy và nghiên cứu nữa. Ngày 12 tháng 2 năm 1804

Kant trút hơi thở cuối cùng tại thành phố quê hương – Kõnigsberg. Ngày mai táng
ông (28 tháng 2) khắp thành phố cùng gióng lên hồi chuông tiễn biệt.
Sự nghiệp sáng tác của Kant, với tính cách là người mở đầu một chương
mới trong lịch sử triết học phương Tây, được đánh giá cao cả trong và ngoài nước.
Năm 1786 Kant được bầu vào Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Phổ; năm 1794
trở thành viện sỹ danh dự Viện hàn lâm khoa học Saint-Petersburg; năm 1789 –
viện sỹ Viện hàn lâm khoa học tại Italia, cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.
CÁC THỜI KỲ TƯ TƯỞNG CỦA KANT
Tên gọi hai thời kỳ chỉ bắt đầu khi Kant thực hiện cuộc cải tổ triết học của
chính ông vào những năm 70, với ý tưởng cơ bản là xem xét một cách có phê phán
khả năng tri thức của con người, chống lại chủ nghĩa giáo điều lẫn chủ nghĩa hoài
nghi vô căn cứ, mở rộng có tập trung các vấn đề triết học trên cơ sở phát huy ưu
thế của “lý trí thực tiễn”. Từ đó các nhà nghiên cứu xác định thời kỳ trước cải tổ
triết học là “trước phê phán”, “tiền phê phán”.
Như vậy thời kỳ tiền phê phán của triết học Kant bắt đầu từ năm 1746 đến
năm 1769, thời kỳ phê phán bắt đầu từ những năm 70 đến cuối đời. Trong thời kỳ
tiền phê phán, như tên gọi của nó, Kant kế thừa, phát triển và đào sâu các vấn đề
của triết học và khoa học tự nhiên thế kỷ XVII – XVIII, đưa ra một số ý tưởng
mới, nhưng chưa mang tính bước ngoặt. Chỉ đến thời kỳ thứ hai, bước ngoặt mới
diễn ra. Dấu ấn sâu đậm của Kant trong lịch sử triết học phương Tây thuộc về 30
năm sau cùng này; nó cũng là nội dung chủ đạo, cần được phân tích riêng.
Thời kỳ tiền phê phán được bắt đầu bằng tác phẩm "Ý tưởng về việc đánh
giá đúng các hoạt lực" (1747). Giá trị lớn nhất của triết học Kant trong thời kỳ này
là những công trình nghiên cứu tự nhiên, vũ trụ, vì chúng đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành phép biện chứng. Cơ sở phương pháp luận của các công
trình triết học tự nhiên là những nguyên lý cơ học và khoa học thực nghiệm áp
dụng vào triết học do Newton đề xướng. Kant viết:"Phương pháp dựa vào kinh
nghiệm và hình học của Newton trong khoa học tự nhiên đã biến sự tùy tiện của
các giả thuyết vật lý thành một phương pháp nghiên cứu đáng tin cậy” (I. Kant,
Sđd, t.2, tr. 245). Kant đi xa hơn Newton và bổ sung thêm một luận điểm quan

trọng, theo đó bên trên vấn đề cơ cấu vật lý của vũ trụ là vấn đề hình thành và phát
triển của nó, vấn đề định hướng của quá trình phát triển.
Ở phương diện thế giới quan, giống như Descartes trước đây, Kant khẳng
định niềm tin sâu sắc vào khả năng con người khám phá và nắm bắt những gì còn
nằm trong bí mật của nhận thức. “Tôi nhìn thấy tất cả những khó khăn, - Kant viết,
- nhưng tôi không ngã lòng. Tôi cảm nhận toàn bộ sức mạnh của những chướng
ngại cần đương đầu, nhưng tôi không buồn chán…Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ chỉ
cho các bạn thấy, thế giới được hình thành từ vật chất như thế nào?” (I. Kant, Sđd,
t.1, tr. 126).
Từ các chất liệu tư tưởng của khoa học tự nhiên thực nghiệm, Kant nhận
thức nhu cầu tất yếu giải phóng triết học khỏi lớp vỏ tư biện và chủ nghĩa giáo
điều. Trong “Ý tưởng về việc đánh giá đúng các hoạt lực” Kant dựa trên quan
điểm vật lý học để giải quyết cuộc tranh luận giữa phái Descartes và phái Leibniz
về vấn đề nguồn gốc và thước đo của vận động.
Giải quyết vấn đề nguồn gốc của vận động, Descartes đồng nhất vật chất
với quảng tính, không coi vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, mà chỉ là
biểu hiện cụ thể, bên ngoài của các sự vật. Cách giải thích như thế không tránh
khỏi dẫn đến quan điểm siêu hình về nguồn gốc của vận động. Ngược lại Leibniz
cho rằng mỗi vật thể đều có một lực bản chất tiềm ẩn bên trong bản thân nó. Lực
đó ở bên ngoài quảng tính, thậm chí có trước quảng tính. Leibniz gọi đó là “hoạt
lực”. Những hoạt lưc này rất đa dạng trong tính cá thể, nhưng lại thuần nhất trong
tính bản chất.Chúng sinh ra năng lượng làm nguồn gốc của vận động. Theo dõi
cuộc tranh luận đó, Kant đứng về phía Leibniz, nhưng loại bỏ lớp vỏ duy tâm
huyền bí, thay các khái niệm “lực bản chất”, “hoạt lực” của Leibniz bằng các khái
niệm cụ thể và dễ hiểu hơn như “lực tích cực”, “sự tự vận động”. Kant viết:"Vật
thể có lực của mình không phải do nguyên nhân bên ngoài làm cho nó vận động.
Vật thể vận động được là nhờ có một lực, nhưng lực đó không phải do nguyên
nhân bên ngoài, sau sự kích thích bên ngoài; lực đó xuất hiện từ bản chất của vật
thể” (I. Kant, sđd, t. 1, tr. 80).
Về thước đo của sự vận động, những người theo phái Descartes cho rằng

thước đo của vận động tỷ lệ với vận tốc, còn những người theo phái Leibniz xác
định tỷ lệ với bình phương vận tốc. Xuất phát từ quan điểm về sự khác nhau cơ
bản giữa các quy luật của toán học với các quy luật vật lý, Kant khẳng định cái xác
định vận động của các vật thể không phải là các khái niệm trừu tượng toán học,
mà là các thuộc tính xác định tất yếu vốn có của vật thể. Kant viết:"Vật thể vật lý
có khả năng tự tăng nội lực do có lực kích thích bởi nguyên nhân làm cho nó vận
động từ bên ngoài. Do vậy, sự vận động của nó có kích thước tỷ lệ với bình
phương vận tốc” (I. Kant, sđd, t.1, tr. 80). Ở vấn đề thứ hai này một lần nữa Kant
đứng về phía Leibniz.
Tuy không nhìn thấy sự khác nhau giữa quan điểm của Descartes (thước đo
số lượng vận động) và của Leibniz (thước đo động năng), song nét mới mà Kant
có được ở đây là đề xuất cách nhìn khác, theo đó triết học cần phải dựa vào tri
thức vật lý và bản chất vốn có của thế giới, chứ không phải dựa vào sự trừu tượng
hóa toán học. Kant cũng bắt đầu sử dụng phương pháp tiên đề trong triết học.
Phương pháp đó căn cứ vào chỗ, trong các nguyên tắc xuất phát đã bao hàm mọi
kết luận đã được hình thành trong lý luận mà có thể bỏ qua việc phân tích các
thuộc tính cơ bản của đối tượng. Phương pháp tiên đề đã từng được đề cập đến
trong hình học Euclide, trong toán học Newton, nhưng chưa được thử nghiệm
trong triết học.
Vũ trụ luận chiếm vị trí đặc biệt trong tư tưởng của Kant thời kỳ tiền phê
phán. Trước Kant đã có nhiều người đưa ra lý thuyết vũ trụ của mình, nhưng đều
gặp phải những nan giải nhất định do chịu sự chi phối của trình độ nhận thức
chung.
Aristote cho rằng vũ trụ là hữu hạn và khép kín về không gian, vĩnh viễn về
thời gian. Trái đất có dạng hình cầu, đứng ở trung tâm vũ trụ. Mọi quá trình diễn
ra trong vũ trụ đều tuân theo mục đích ban đầu (Aristote, Vật lý học, quyển 2,
199b15 – 17, 200a 28 – 30). Quan điểm này được Ptolemei (khoảng 90 – khoảng
160) phát triển, trở thành thuyết địa tâm Aristote – Ptolemei. Thuyết địa tâm
chiếm vị trí thống trị trong thiên văn học hàng chục thế kỷ, mãi đến năm 1543, khi
thuyết Nhật tâm của Copernics xuất hiện, nó mới bị thách thức, và sau đó bị đẩy

lùi dần. Thuyết Nhật tâm đã góp phần giải phóng khoa học ra khỏi thần học. Sau
Copernics, nhà thiên văn học, toán học, vật lý và triết học người Đức Kepler đã
bảo vệ, hoàn chỉnh và bổ sung thuyết Nhật tâm với mấy nội dung: thứ nhất, các
hành tinh vận động quanh mặt trời không theo quỹ đạo hình tròn và sự cân bằng lý
tưởng như Copernics nghĩ, mà theo hình ellipse; thứ hai, các hành tinh vận động
theo những vận tốc khác nhau; thứ ba, khoảng cách giữa các hành tinh so với mặt
trời quy định tốc độ vận động theo quỹ đạo của chúng.
Cả Aristote và Copernics đã phác thảo bức tranh cấu trúc vũ trụ, nhưng
chưa giải thích vũ trụ hình thành như thế nào. Thuyết Gió xoáy của Descartes cố
gắng khắc phục hạn chế này. Theo Descartes, vũ trụ ban đầu bao gồm những hạt
vật chất nhỏ chuyển động một cách hỗn loạn. Theo luật tương tác chúng dần dần
chuyển động thống nhất như cơn lốc xoay tròn. Trong quá trình chuyển động đó
các hạt vật chất phân thành ba dạng: những hạt lớn và nặng nhất hợp thành các
yếu tố “đất”, những hạt nhỏ và tròn hợp thành các yếu tố “không khí”, những hạt
nhỏ nhất và tinh vi nhất hợp thành các yếu tố “lửa”. Do sự chuyển động xoay tròn
của các cơn lốc vật chất từ trung tâm lực đẩy làm bắn ra những hạt thuộc nhóm 1
(đất), tạo nên các hành tinh thuộc hệ mặt trời, trong đó có trái đất. Những hạt
thuộc nhóm 2 (lửa) được giữ lại tạo thành mặt trời và các vì sao khác. Sự vận động
xoay vòng của các hành tinh gây ra những cơn lốc mới làm xuất hiện các hệ thống
khác giống như hệ mặt trời.
Năm 1687 Newton xuất bản cuốn Nguyên lý toán học, trong đó phê phán
vũ trụ luận của Descartes đang thịnh hành. Newton cho rằng thuyết Gió xoáy mâu
thuẫn với các sự kiện thiên văn và không giải thích nổi sự vận động của các vật thể
trong không gian, cần thay thế bằng các luận giải phù hợp hơn. Tuy nhiên ở
Newton, vũ trụ luận lệ thuộc vào các nguyên lý cơ học quá nhiều, khiến cho vấn
đề này vẫn tiếp tục để ngỏ. Tách rời vận động khỏi vật chất, chủ trương vận động
“thuần túy”, tuyệt đối hóa vận động cơ học, cầu viện đến “cú hích của Chúa” trong
việc giải thích nguyên nhân vận động v.v là những hạn chế cơ bản của thế giới
quan triết học Newton.
Sau thời gian dài nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, năm 1754 Kant

tập trung vào vấn đề vũ trụ luận. Câu hỏi đầu tiên mà Kant đặt ra là trái đất đang ở
tuổi thanh xuân hay đã già? Phải chăng trái đất đang chết dần vì sự già cỗi của nó?
(I. Kant, sđd, t.1, tr. 96). Trong tác phẩm “Về ma sát của thủy triều” (1754), Kant
đi đến kết luận rằng tác động lẫn nhau giữa sức hút của mặt trăng và trái đất đã
ảnh hưởng đến tốc độ vòng quay của chúng, sự quay vòng của trái đất bị chậm đi
là do sự ma sát khi nước triều lên gây ra.
Tìm hiểu 11 nguyên lý của phương pháp luận Leibniz, năm 1755 Kant viết
tác phẩm "Lý giải mới những nguyên lý đầu tiên của nhận thức siêu hình", trong
đó bắt đầu định hình phương pháp nghiên cứu riêng của mình – phương pháp biện
chứng dựa trên nguyên lý tuần tự, nguyên lý về nguồn gốc chung của các hiện
tượng trong thế giới (tiền thân của nguyên lý phát triển), nguyên lý về mối liên hệ
và tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng (tiền thân của nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến). Những nguyên lý đó làm cơ sở lý luận và phương pháp luận cho sự ra
đời của “Lịch sử tự nhiên tổng quát và thuyết bầu trời”(1755). Nhiệm vụ cơ bản
bao trùm toàn bộ tác phẩm là:"Tìm xem cái gì liên kết mọi mắc xích vĩ đại của
toàn bộ vũ trụ thành một hệ thống; giải thích hiện tượng các thiên thể đã hình
thành từ trạng thái ban đầu của tự nhiên theo các quy luật cơ học như thế nào và
nguồn gốc vận động của chúng là gì?” (I. Kant, sđd, t.1, tr. 117). Trong phần I của
tác phẩm, bàn về cấu trúc vũ trụ, Kant cho rằng, không nên xem dãy Ngân hà như
sự tích tụ các vì sao tản mác không có trật tự, mà như một cấu tố tương hợp với Hệ
mặt trời. Đại thiên cầu vô cùng to lớn, Mặt trời tọa lạc gần trung tâm của nó. Số
lượng hệ thống các vì sao không đếm xuể. Đại thiên cầu vô hạn cũng có tính chất
của một hệ thống, tất cả các bộ phận của nó đều liên hệ lẫn nhau. Trong phần II,
bàn về sự hình thành các vật thể vũ trụ và các chòm sao, nhờ tiếp thu từ cơ học
Newton nguyên lý lực hút – lực đẩy mà Kant đã có một cái nhìn toàn diện và sâu
sắc hơn Descartes về sự hình thành vũ trụ. Theo Kant, vũ trụ nguyên thủy tràn đầy
các hạt vật chất nằm trong trạng thái hỗn mang (chaos). Nhờ luật vạn vật hấp dẫn
và thông qua lực hút, lực đẩy, các hạt vật chất dần dần quy tụ lại thành những khối
tinh vân có dạng hình cầu với những kích thước to nhỏ khác nhau. Do ma sát khi
va chạm nên chúng bị nóng lên. Mức độ ma sát giữa các hạt vật chất quyết định

nhiệt độ của mỗi hành tinh. Hành tinh lớn nhất trong Thái dương hệ là mặt trời. Vì
lực hấp dẫn tỷ lệ với khối lượng theo định luật của Newton, nên những hành tinh ở
gần mặt trời bao giờ cũng nặng hơn những hành tinh ở xa, còn nhân của hành tinh
nặng hơn so với lớp vỏ của nó. Dựa vào phép suy diễn, Kant dự đoán trong vũ trụ
bao la còn có những Thái dương hệ khác tương tự như Thái dương hệ của chúng ta
về nguyên tắc cấu tạo lẫn quá trình phát triển. Dự đoán đó đã được khoa học xác
nhận. Theo Kant, sự sáng tạo ra thế giới (ông dùng từ “sáng tạo” như cách mà
Kinh Thánh dùng, nghĩa là vẫn chịu ảnh hưởng của thần học Kytô giáo) không
phải là công việc của một khoảnh khắc, mà bất tận. Sự hình thành một lần bắt đầu,
nhưng không ngừng nghỉ. Có thể phải trải qua hàng triệu năm và hàng triệu thế kỷ,
thế giới bao quanh ta mới đạt đến sự sự hoàn thiện cần thiết. Rồi sẽ còn trải qua
hàng triệu, hàng triệu thế kỷ nữa mới xác lập và hoàn thiện những thế giới khác.
Cái cũ sẽ mất đi, tựa như vô số sự diệt vong trên hành tinh mà ta được biết. Cái
chết bắt đầu từ trung tâm thiên cầu mà ra, lan rộng dần. Mặt trời nở dần ra, rồi
cuối cùng bị tiêu diệt, bị thiêu rụi. Trái đất phát tán trong vũ trụ thành những mảnh
vụn, để rồi sau đó lại bắt đầu sự sinh thành mới, “…trải qua tính vô tận của thời
gian và không gian chúng ta dõi theo hình ảnh con chim đại bàng này của tự nhiên
tự đốt cháy mình, để một lần nữa xuất hiện tươi trẻ từ đống tro tàn” (Kant, t.1, tr.
218).
Vấn đề sự sống trên các hành tinh, nội dung thứ ba của tác phẩm, chứa
đựng một số yếu tố mới lạ và khá độc đáo đối với thời đại Kant, đúng hơn, cái mới
từ vấn đề quen thuộc. Vào thời cổ đại Thàles từng tuyên bố về một thế giới chứa
đầy thần tính, Anaximandre nhấn mạnh nguồn gốc ngoài Trái đất của sự sống.
Bruno thời Phục hưng cũng chia sẻ ý nghĩ đó. Nói chung quan niệm cho rằng Trái
đất không phải là nơi duy nhất có sự sống là quan niệm phổ biến. Kant đặt vấn đề:
có phải nơi nào trong vũ trụ cũng có sự sống không? Theo Kant, nếu trên Trái đất
có những vùng sa mạc không có sự sống, thì trong vũ trụ lẽ đương nhiên cũng có
những vùng sa mạc như vậy. Nếu có sự sống, thì sự sống ở sao Kim và sao Mộc
hẳn khác với sự sống trên Trái đất, do chỗ chúng nằm ở những khoảng cách khác
nhau so với Mặt trời, có bầu khí quyển và nhiệt độ khác. Càng xa Mặt trời, các

tinh thể càng nhẹ và mỏng manh hơn. Thậm chí Kant còn liên tưởng ảnh hưởng về
khoảng cách của các hành tinh với Mặt trời đến việc hình thành tư chất tâm hồn.
Chẳng hạn, càng cách xa Mặt trời vật thể càng hoàn thiện, càng tinh nhanh, đẹp
đẽ. Con người nằm ở khoảng trung gian giữa hai thái cực, không gần quá, không
xa quá so với Mặt trời. Tố chất tinh thần của con người, do đó, thuộc loại trung
bình, nếu so sánh với cư dân của các hành tinh khác, nghĩa là kém hơn các sinh thể
của sao Mộc và sao Thổ, nhưng vượt trội so với cư dân ở sao Kim và sao Thủy. Ở
đâu đó người ta thán phục thiên tài của Newton, nhưng ở đâu đó người ta nhìn
Newton như nhìn con khỉ vậy! Thật là một lập luận lạ lùng. Tuy nhiên nhìn chung
“Lịch sử tự nhiên tổng quát …” là một công trình nghiêm túc và có giá trị nhất của
Kant thời kỳ tiền phê phán.
Do chỗ ở Pháp, Laplace sau đó đã đưa ra một cách độc lập những kết luận
toán học từ một giả thuyết tương tự, nên giả thuyết ấy đi vào lịch sử với tên gọi
thuyết Kant – Laplace.
Nhìn từ góc độ thiên văn học và vũ trụ luận hiện đại, quan điểm trên của
Kant phần nào đã trở nên lạc hậu, nhưng vào giữa thế kỷ XVIII nó có ý nghĩa to
lớn đối với sự phát triển của khoa học và triết học. Thứ nhất, các hành tinh, theo
Kant, được cấu tạo tự nhiên từ những hạt vật chất rất nhỏ vốn đã có sự vận động
hình cầu, sự vận động sau này của các thiên thể theo chu kỳ ngày – đêm và theo
năm chỉ là sự tiếp tục của vận động sơ khởi. Kant chỉ rõ, mỗi vật thể vũ trụ không
chỉ có nguồn gốc tự nhiên, mà còn có sự kết thúc tự nhiên, nghĩa là chuyển hóa từ
trạng thái này sang trạng thái khác. Thứ hai, Kant đã biến Thái dương hệ vĩnh viễn
và bất biến của Newton, với “cú hích của Chúa” thành một quá trình lịch sử, đó là
quá trình xuất hiện mặt trời và tất cả các hành tinh từ khối tinh vân đang xoay
chuyển. Ở Kant nguyên lý phát triển trong hình thức chưa hoàn thiện của nó đã
được thể hiện, điều mà trước đó chưa đặt ra trong học thuyết của Descartes và
Newton. Theo Kant, sự hình thành và phát triển của vũ trụ là một quá trình liên tục
dựa trên nguyên lý đối lập giữa lực hút và lực đẩy. Sự mất đi của thế giới là một
bước làm phát sinh thế giới mới. Kant viết: "Sau khi chuyển từ sự hỗn loạn sang
hệ thống có tổ chức trật tự, tự nhiên có khả năng tự khôi phục một dạng hỗn loạn

mới” (I.Kant, sđd, t. 1, tr. 215). Từ nhận định này Kant rút ra kết luận:"Thế giới có
nguồn gốc cấu tạo của mình là sự phát triển cơ học theo các quy luật phổ quát của
tự nhiên” (Sđd, t.1, tr. 229). Thứ ba, trong tác phẩm quan trọng nhất ở thời kỳ tiền
phê phán này, Kant đã nêu ra một số nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến. Theo ông, vũ trụ là một hệ thống lớn, bao gồm nhiều hệ thống nhỏ; các hệ
thống nhỏ này lại bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn. Mỗi hệ thống là một thang bậc
trong sự phân cấp, giữa chúng có sự tương tác qua lại, tạo nên sự cân bằng ổn định
chung của toàn hệ thống. Nếu có sự xê dịch của một yếu tố nào đó, sẽ dẫn đến tình
trạng mất cân bằng của hệ thống, và kéo theo sự hủy diệt toàn bộ vũ trụ.
Tư tưởng của Kant về mối liên hệ và sự phát triển trong tự nhiên đã đẩy
phương pháp tư duy siêu hình đến sự cáo chung. Ăngghen viết: “Học thuyết của
Kant cho rằng tất cả các thiên thể hiện tại đều sinh ra từ những khối tinh vân đang
xoay tròn, là một thành tựu lớn nhất của khoa thiên văn từ thời Copernics đến nay.
Lần đầu tiên, cái quan niệm cho rằng giới tự nhiên không có lịch sử trong thời
gian, đã bị lung lay…Chính Kant là người đầu tiên đã phá vỡ cái quan niệm hoàn
toàn thích hợp với phương pháp tư duy siêu hình đó, và ông đã phá vỡ một cách
hết sức khoa học đến mức là hiện nay phần lớn những lý lẽ của ông đã dùng để
chứng minh vẫn còn có giá trị” (C. Mác và Ph. Ăngghen, toàn tập, t. 20, Nxb
CTQG, HN, 1994, tr. 85 – 86). Trong tiểu phẩm “Những ảo mộng của thầy tu”
(1766), Kant chứng tỏ mình không chỉ chống phương pháp tư duy siêu hình, mà
còn chống cả chủ nghĩa thầy tu. Kant chế giễu “sự tiếp xúc với các thần linh” và
đề nghị cho nhà siêu hình thần bí một liều thuốc tẩy vì những ước muốn viển
vông. Kant chế giễu những ai “lượn trên cánh bướm của siêu hình” và “tiêu khiển
bằng những ảo tưởng thần linh”. Đây là tiểu phẩm châm biếm về một sự kiện độc
nhất vô nhị, được nhắc đến nhiều, liên quan đến nhà bác học Swedenberg, lúc về
già tự gọi mình là nhà tu hành. Ông ta quả quyết rằng mình có thể tiếp xúc với linh
hồn người đã chết và nhận được thông tin từ thế giới bên kia. Chuyện khó tin đã
xảy ra, khi góa phụ của vị đặc sứ Thụy Điển hay tin đã nhờ nhà bác học chuyển
cho ông chồng xấu số của mình vài món mà ông thích lúc còn ở trần gian. Góa
phụ tin rằng dịch vụ đã thanh toán sòng phẳng, song chờ mãi vẫn không thấy giấy

xác nhận của chồng, vốn là một người chu đáo. Sau khi tiếp tục đàm đạo với
“người bên kia”, nhà bác học – thầy tu chỉ cho góa phụ biết nơi cất giấu hóa đơn.
Với câu chuyện này Kant không chỉ chống lại bệnh hoang tưởng và thói quen ý
thức đời thường, mà còn gián tiếp phê phán sự viển vông, thiếu tính thực tiễn của
siêu hình học truyền thống, trong đó có siêu hình học của Wolff, người đã làm cho
Kant rơi vào giấc ngủ giáo điều khá lâu.
Ngoài những quan niệm sâu sắc và táo bạo về vũ trụ như đã nêu, triết học
thời kỳ tiền phê phán của Kant còn bàn đến các vấn đề sinh vật học, nhân chủng
học, mỹ học ở những nét phác thảo sơ lược, nhưng ít nhiều có giá trị. Trong sinh
vật học Kant nêu lên quan điểm phân loại phổ hệ thế giới động vật, nghĩa là phân
chia các cấp động vật khác nhau theo nguồn gốc của chúng. Trong lĩnh vực nhân
chủng học, Kant nhất trí với quan điểm về lịch sử tự nhiên của các tộc người,
khẳng định rằng, sự khác nhau về sinh hoạt, phong tục của các chủng tộc trên thế
giới không dẫn đến việc dân tộc này tỏ ra ưu việt hơn dân tộc kia trong tư duy,
nhận thức.
Từ năm 1762 trở đi, Kant không còn giới hạn hoạt động của mình chỉ trong
bốn bức tường của trường đại học, cũng không dừng lại ở những vấn đề của khoa
học tự nhiên, mà quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xã hội. Không khí sục sôi
bên Pháp tác động mạnh đến tư tưởng của Kant. Trong lĩnh vực nhận thức khoa
học, Kant tập trung tìm hiểu mối liên hệ giữa toán học và lôgíc học, thiên văn và
vật lý, sinh học và y học. Lôgíc hình thức là đối tượng phê phán của Kant trong
“Triết lý rởm về bốn dạng thức tam đoạn luận” (1762). Mầm mống của một cuộc
cách mạng trong nhận thức đã bắt đầu xuất hiện, thể hiện ở những câu hỏi như
phán đoán của con người có được như thế nào, phải chăng đây là khả năng tiên
nghiệm thuần túy? Chúng ta xét đoán như thế nào về mối liên hệ giữa lý luận và
thực tiễn, những công thức lôgíc hình thức máy móc có đủ khả năng lý giải tính
phức tạp của đời sống xã hội không? Giữa mâu thuẫn lôgíc (hình thức) và mâu
thuẫn trong thực tiễn có trùng hợp không? Liệu có thể đo lường những vấn đề triết
học như những vấn đề toán học được không? Kant nhận thấy rằng mình đang dần
dần thoát ra khỏi lối mòn của siêu hình học cũ, và bắt đầu thời kỳ mới trong hành

trình triết học .
Thời kỳ phê phán trong triết học Kant bắt đầu từ những năm 70, khi Kant
nhận thấy sự không phù hợp của phong cách tư duy thế kỷ XVII – XVIII, và mong
muốn thực hiện sự đổi mới trong cách tiếp cận và giải quyết hệ thống các vấn đề
triết học, để nó có thể làm nổi bật hình ảnh của chủ thể tư duy và chủ thể hoạt
động. Kant cho rằng để triết học (siêu hình học) hoàn thành tốt thiên chức của
mình, nó cần phải từ bỏ tính minh họa, mô tả, giáo huấn, chuyển sang tinh thần
phê phán, bắt đầu từ phê phán tri thức lý luận (“thuần túy”). Do đó mà xuất hiện
lần lượt ba tác phẩm “phê phán”: Phê phán lý tính thuần túy, nghiên cứu có phê
phán vấn đề nhận thức lý luận; Phê phán lý tính thực tiễn, tìm hiểu hoạt động thực
tiễn của con người, các chuẩn mực, các giá trị, các thiết chế xã hội do con người
định ra cho mình trong hoạt động đó (hoạt động thực tiễn tự nó đã là hoạt động có
lý trí); Phê phán năng lực phán đoán, bàn về tư tưởng thẩm mỹ và tính hợp lý của
thế giới. Việc đặt ra vấn đề nghiên cứu một cách có phê phán bản chất và khả năng
của nhận thức, những điều kiện và cơ cấu của trí tuệ đã cho phép Kant thực hiện
bước ngoặt Copernics trong triết học. Nói cách khác, trong sự phát triển của siêu
hình học cận đại, Kant đã vượt qua một ranh giới quyết định và cực kỳ quan trọng.
Cả triết học lý luận lẫn triết học thực tiễn, kể cả thẩm mỹ học nữa, đã được Kant
cải biến đến mức làm thay đổi quan niệm về triết học. Nếu như tìm hiểu hầu hết
nội dung các tác phẩm của Kant, người ta vẫn còn vương vấn chút hoài nghi, thì
phong cách tư duy thay đổi sau Kant (và nhờ Kant) – sự thay đổi căn bản và dứt
khoát – tỏ ra mãnh liệt đến mức nhà tư tưởng theo môtíp Descartes so với Kant chỉ
đơn giản là một sản phẩm không còn dùng đến nữa.
Đâu là công lao thời đại của Kant, người tạo nên bước ngoặt Copernics
trong triết học? Chính Kant nhận thấy công lao ấy ở việc xác lập triết học tiên
nghiệm. Nhưng thế nào là triết học tiên nghiệm? Điều trước tiên cho thấy Kant tỏ
ra rất nghiêm túc trong việc xác định điều kiện có thể của tri thức – điều kiện nội
tại của bản thân hay điều kiện bên ngoài xa lạ? Thay vì trực tiếp hướng đến các sự
vật, nhà triết học tiên nghiệm lại hỏi: cái gì cho phép tôi xác lập học thuyết về các
sự vật ấy, một học thuyết không đơn giản là sự thể hiện ý kiến chủ quan, mà cố

gắng vươn tới ý nghĩa phổ biến? Như vậy là nhà triết học tiên nghiệm trước khi
nhận thức sự vật đã phân tích khả năng của lý trí hướng tới ý nghĩa phổ biến của
tri thức, nghĩa là ông dành cho lý trí một sự đánh giá có phê phán toàn diện. Hình
thức triết học này hiển nhiên mong muốn tìm kiếm con đường thứ ba giữa chủ
nghĩa giáo điều và chủ nghĩa hoài nghi, bởi lẽ nó không đưa những tham vọng vô
căn cứ, nhưng cũng không chấp nhận quan niệm cho rằng nhận thức chân lý
không thể đạt được. Sau này đối với Fichte triết học tiên nghiệm thậm chí là điều
kiện của khả năng hoài nghi khoa học.
Vì lẽ đó triết học tiên nghiệm là sự hệ thống hóa khám phá chủ yếu của
Descartes (nguyên tắc hoài nghi toàn diện và cogito); ở Descartes nó mới chỉ là
yếu tố riêng lẻ, nhưng đến Kant đã trở thành cơ sở của các nguyên tắc siêu hình.
Thứ hai, cái mới của Kant so với Descartes là ở chỗ ông vận dụng những
nguyên lý tiên nghiệm vào lĩnh vực lý luận lẫn thực tiễn, đặt trong mối quan hệ
giữa “có thể” và “cần phải”. Mối quan hệ ấy, đến lượt mình, không chỉ được thu
nhận từ những mẩu kinh nghiệm rời rạc, mà cần được nâng lên trình độ khái quát
cao nhờ năng lực tự thân của trí tuệ. Thời đại khai sáng với tính sáng tạo và giải
pháp hiện thực hóa tư tưởng đã tác động lên định hướng ấy của Kant. Mỗi định
hướng của con người trong thế giới bao giờ cũng đòi hỏi một cách nhìn có tính
phê phán, bởi nếu điều đó không xảy ra, thì thật khó hình dung khả năng phát triển
của tri thức khoa học.
Cũng như Bacon, Descartes và Hume, Kant hiểu rằng không thúc đẩy tinh
thần phê phán, óc hoài nghi và trách nhiệm công dân của nhà khoa học thì khoa
học vẫn giẫm chân tại chỗ, cái cũ đã trở nên lỗi thời, nhưng cái mới chưa kịp sinh
ra để giải quyết các vấn đề vừa xuất hiện. Sự phê phán khoa học không có nghĩa
phá bỏ toàn bộ nền móng do lịch sử tạo ra, mà chính là đem đến một cách giải
thích mới, khai phá con đường mới để tiếp cận tri thức và giúp con người, nói như
Socrate, “nhận thức chính mình”, và thông qua năng lưc tự thiết kế của tư duy để
biến cái chưa sáng tỏ thành cái sáng tỏ, biến cái tản mạn thành hệ thống, và loại
bớt yếu tố ngẫu nhiên trong nghiên cứu nhờ xác định đúng hình thức tất yếu thể
hiện nội dung của tri thức.

Khảo sát sự phát triển của khoa học và siêu hình học, Kant nhận thấy rằng,
toán học ngay từ thời xa xưa đã được dân tộc Hy Lạp xác lập như một khoa học
trên cơ sở tiếp thu những mầm mống của nó ở người Ai Cập và các dân tộc vùng
Trung Cận đông. Để có được thành quả bước đầu đó của tư duy dĩ nhiên con
người phải mò mẫm rất lâu. Vấn đề quan trọng nhất là “phát hiện ra con đường”,
và đặt những dấu chân đầu tiên trên con đường dẫn đến chân lý. Khi con đường đã
hình thành, thì khả năng bên trong tự thân của tư duy sẽ làm nốt công việc còn lại
mà không còn bị lệ thuộc vào sự vật nữa. Sự “tự tiên nghiệm” như thế bắt đầu từ
tam giác đều của Thàles. Đối với khoa học tự nhiên từ thời Phục hưng trở đi con
người ngày càng chủ động trong việc mở rộng đối tượng nghiên cứu. Các nhà
khoa học tìm hiểu tự nhiên theo các nguyên tắc đánh giá đã khá ổn định; họ
“buộc” tự nhiên phải trả lời những câu hỏi của họ, chứ không để cho tự nhiên bảo
họ phải làm gì. Giờ đây những quan sát ngẫu nhiên và thụ động dần dần bị thay
thế bằng những kế hoạch phác thảo ra từ trước mà không cần đến chất liệu kinh
nghiệm trực tiếp nữa. Kant viết: “Lý trí cần phải tiếp cận tự nhiên, trong một tay,
bằng các nguyên tắc của nó, và trong tay kia, bằng thí nghiệm mà lý trí phác họa
ra dựa trên các nguyên tắc đó… Đành rằng con người để cho tự nhiên dạy mình,
nhưng không phải với tư cách là một học trò, mà với tư cách của một thẩm phán
được bổ nhiệm, buộc các nhân chứng trả lời những câu hỏi mà ông ta đưa ra”.
Vượt qua thời kỳ mò mẫm, khoa học tự nhiên đang đi trên con đường ngày càng
mở rộng. Ngược lại, siêu hình học, “một nhận thức lý trí phỏng đoán hoàn toàn
biệt lập” thông qua các khái niệm (không phải như toán học áp dụng khái niệm
vào quan sát), tự “đặt lên trên những chỉ dẫn của kinh nghiệm”, đang rơi vào bế
tắc. “Trong siêu hình học, - Kant viết, - người ta phải quay trở lại không biết bao
nhiêu lần vì thấy rằng nó không dẫn người ta đến nơi cần đến, và những gì mà các
đồ đệ của nó khẳng định là nhất trí, thì hóa ra còn xa với điều đó; rốt cuộc siêu
hình học chỉ là một sàn đấu, chỉ dùng để luyện tập sức lực trong những trận đấu
giả. Trên sàn đấu ấy chưa một đấu sĩ nào chiếm lĩnh được một góc nhỏ và tạo lập
được một cơ ngơi lâu dài trên chiến thắng của mình. Như vậy, không còn nghi ngờ
gì nữa, phương pháp của siêu hình học chỉ là sự mò mẫm, và – đây là điều tồi tệ

nhất – sự mò mẫm chỉ dựa trên các khái niệm.
Đâu là lối đi vững chắc của khoa học và siêu hình học? Để giải đáp được
câu hỏi này cần phân tích nhu cầu và khả năng của chính lý trí, sự hoạt động của
con người trong đa dạng các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Triết học, theo nghĩa rộng nhất của từ đó, cần giải đáp ba câu hỏi lớn: 1) tôi
có thể nhận thức gì?; 2) tôi cần phải làm gì?; 3) tôi có thể hy vọng vào điều gì? Ba
câu hỏi ấy của thời đại phản ánh ba khía cạnh cơ bản trong mối quan hệ giữa con
người với thế giới. Câu hỏi thứ nhất thuộc vấn đề lý luận thuần túy, bàn về khả
năng và giới hạn của nhận thức, được giải đáp trong “Phê phán lý tính thuần túy”.
Câu hỏi thứ hai bàn đến hoạt động thực tiễn và nghĩa vụ của con người ở đó, được
giải đáp trong “Phê phán lý tính thực tiễn”. Câu hỏi thứ ba bao hàm cả khía cạnh
lý luận lẫn khía cạnh thực tiễn – đó là mục đích của tác phẩm “Phê phán năng lực
phán đoán”. Cả ba câu hỏi đó đều quy về câu hỏi thứ tư: Con người là gì? Triết
học là một khoa học về con người, một nhân loại học nếu xét chức năng cao cả
của nó.
Nhiệm vụ của triết học lý luận là giải đáp câu hỏi thứ nhất, ba câu hỏi còn
lại được giải đáp trong triết học thực tiễn. Kant viết về sự phân loại này trong Lời
tựa cho lần xuất bản thứ hai cuốn “Phê phán lý tính thuần túy”: "Sự nhận thức của
khoa học lý tính đuợc xác định bằng hai hình thức với đối tượng của nó: hoặc chỉ
xác định đối tượng và khái niệm, hoặc thực sự làm ra nó. Trong hai cái đó thì
phần thuần túy là phần mà trong đó lý trí hoàn toàn quyết định tiên nghiệm đối
tượng của nó, phải được trình bày riêng trước; cái gì xuất phát từ nguồn
khác không được hòa lẫn với phần túy".
TƯ TƯỞNG XUẤT PHÁT
Phần lý luận của triết học Kant tập trung trong Phê phán lý trí thuần túy
(1781). Tác phẩm gồm Lời nói đầu, bàn về đối tượng ngihên cứu và xác định các
khái niệm cơ bản; “học thuyết tiên nghiệm về các nguyên lý”, và “học thuyết tiên
nghiệm về phương pháp”, vạch ra con đường thiết lập “hệ thống của chủ nghĩa
duy tâm tiên nghiệm”. Với tinh thần cải tổ triết học, Kant phê phán hầu như tất cả
các học thuyết siêu hình trước đó, từ chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa giáo điều, chủ

nghĩa vô thần, đến chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa hoài nghi vô nguyên tắc (nói
như vậy để phân biệt hoài nghi có cơ sở và hoài nghi nhằm chối bỏ khả năng nhận
thức), và nghĩ rằng sự phê phán như thế không vì mục đích ủng hộ sự thống trị của
trường phái này hay trường phái khác, mà vì triển vọng của chính siêu hình học, vì
“một nền tảng vững chắc” của nó. Cuối cùng Kant lưu ý rằng sự phê phán này là
một công trình về phương pháp, chứ chưa hẳn là một hệ thống khoa học…Nó có
thể và cần phải lường được khả năng của lý trí trong việc lựa chọn các đối tượng
cho tư duy theo các phương pháp khác nhau.
Tư tưởng xuất phát của Kant trong nhận thức luận là: trước khi bắt đầu
nhận thức đối tượng chúng ta phải tìm hiểu và xác định khả năng, giới hạn và
phương tiện của nhận thức, nhằm tránh rơi vào lối mòn của chủ nghĩa giáo điều và
những lầm lẫn của “lý trí phỏng đoán”.
Đề cập đến khả năng và giới hạn của nhận thức, trong Lời nói đầu, Lời tựa
cho lần xuất bản thứ nhất và thứ hai Kant đã giải thích vì sao ông đi đến nhận định
rằng có một thực tại khách quan tồn tại trước nhận thức và không lệ thuộc vào
nhận thức, về nguyên tắc không nhận thức được, chúng ta chỉ nhận thức được các
hiện tượng (Phãnomen, Erscheinung ). Cái thực tại khách quan ấy là “vật tự nó”
(Ding an sich) không chỉ vì nó “tồn tại tự thân”, nghĩa là không liên quan đến chủ
thể nhận thức, mà trước hết vì nó không “biểu lộ” mình trong tri giác cảm tính,
không thể hiện ra trong các hiện tượng, và có thể nói là tự khép kín. Không đặt ra
vấn đề này, theo Kant, không thể giải thích sự tồn tại của tri thức lý luận, được
hình thành từ các phán đoán mang ý nghĩa phổ biến và tất yếu. Vậy là trước triết
học và khoa học đang hiện ra tình thế hai chọn một (alternative) đầy bi kịch: hoặc
thừa nhận tính không nhận thức được thực tại khách quan, hoặc từ bỏ cả ý nghĩ về
sự tồn tại cũa những vật tự nó, hoài nghi tính tất yếu và tính phổ biến của các phán
đoán và đắm mình trong chủ nghĩa hoài nghi không lối thoát. Ngay cả “Vật tự nó”
cũng không nên hiểu một chiều, mà theo Kant, cần đặt trong mối tương quan hai
giữa thế giới: cái thế giới tác động đến các cảm giác của chúng ta, là cái đích để
nhận thức vươn tới, nhưng “ngay bây giờ” về nguyên tắc là khép kín trước nhận
thức, và cái thế giới của những hiện tượng chịu tuân thủ các quy luật, đối tượng

của nhận thức. Do đó vật tự nó, theo Kant, còn hàm chứa cả ý nghĩa khác. Trong
Lời tựa cho lần xuất bản thứ hai cuốn “Phê phán lý tính thuần túy” Kant giải thích
ý tưởng này như sau: chúng ta không thể nhận thức được vật tự nó, mà chỉ nhận
thức được hiện tượng, là đối tượng của quan sát bằng giác quan (trực tiếp hay gián
tiếp). Tuy nhiên xin lưu ý rằng chúng ta nếu không nhận thức được ngay (sự vật)
thì chí ít cũng nghĩ được những vật này với tính cách là vật tự nó, vì nếu không thì
sẽ dẫn đến quan niệm mà theo đó hiện tượng không phải là gì khác ngoài cái hiện
ra ở đây. Sự phân biệt ấy còn xuất phát từ tính chất của quan hệ nhân quả, và của
quan hệ chủ thể – đối tượng. Chẳng hạn, linh hồn con người vừa “biểu lộ ra” trong
sự tuân phục tính tất yếu tự nhiên, là hiện tượng, nhưng đồng thời nó tự do trong ý
chí bên trong khép kín của nó, nghĩa là trở thành một vật tự nó. Vậy thì, theo Kant,
chúng ta cần xem xét một vật (wesen) trong hai ý nghĩa, chính là “hiện tượng”
hoặc “vật tự nó”. Nguyên tắc của quan hệ nhân quả chỉ áp dụng đối với các vật
trong nghĩa thứ nhất, trong chừng mực chúng là đối tượng của kinh nghiệm;
nhưng ở nghĩa thứ hai chúng không tuân phục nguyên tắc ấy. Trở lại với ví dụ về
ý chí: ý chí biểu lộ ra qua các hành động nhìn thấy được (hiện tượng) phải tuân
phục quy luật, trong chừng mực đó nó không tự do (theo nguyên tắc quan hệ nhân
quả); nhưng khi ý chí đó là vật tự nó, không tuân theo nguyên tắc quan hệ nhân
quả, thì nó tự do. Điều cần thấy được, theo Kant, là vật tự nó tồn tại như thực tại
tác động đến các giác quan ta, và ta nghĩ về nó, có cảm giác về nó, rằng nó đang –
là - nó. Thượng đế, tự do, sự bất tử, cõi vĩnh hằng…thuộc về thế giới của
những“vật tự nó”. Nhưng mệnh đề đó cũng cho thấy rằng Kant đã buộc phải “gác
lại tri thức để có chỗ cho niềm tin” .
Thực ra vấn đề không đơn giản như vậy. Trước hết Kant không quy cách lý
giải của mình về “vật tự nó” về chủ nghĩa hoài nghi triết học. Phải hiểu chủ nghĩa
hoài nghi, Kant nhấn mạnh, như sự phủ nhận khả năng của các phán đoán phổ
biến và tất yếu (chẳng hạn nguyên tắc quan hệ nhân quả), hay sự hoài nghi tồn tại
của thực tại khách quan (Hume). Khác với cả chủ nghĩa hoài nghi lẫn “chủ nghĩa
giáo điều” (cho rằng thực tại khách quan là hoàn toàn nhận thức đươc), Kant gọi
học thuyết của mình là “chủ nghĩa phê phán”, “triết học phê phán”. Chủ nghĩa

giáo điều, theo Kant, là lực cản lớn đối với khoa học, vì nó chủ trương thứ chân lý
bất biến, vĩnh cửu, luôn luôn đúng cho mọi thời đại, mà không biết rằng mọi ranh
giới trong nhận thức đều chỉ là tương đối.
Phân biệt “vật tự nó” và “hiện tượng”, Kant cũng đồng thời ngụ ý rằng
nhận thức là một quá trình vừa hữu hạn, vừa vô hạn; nó hữu hạn bởi sự hữu hạn
của trình độ nhận thức hiện có, trình độ nắm bắt “hiện tượng” như đối tượng; nó
vô hạn khi con người vươn đến cái mà hiện tại không phải là đối tượng, nhưng
luôn là sự mời gọi đối với chủ thể nhận thức. Lịch sử phát triển của tri thức chứng
minh rằng mỗi thời đại chỉ giải quyết được những vấn đề trong khả năng của
mình; mỗi giới hạn bị vượt qua không có nghĩa nhận thức con người dừng lại ở
đó, mà ngược lại, vẫn còn cái bí hiểm, cái “thực tại khách quan khép kín” như sự
thách thức, cũng là sự kích thích những nỗ lực của con người, những nỗ lực nối
tiếp theo qua nhiều thế hệ. “Vật tự nó”, xét theo tinh thần đó, không mất đi, cũng
như nhu cầu của con người là khám phá những bí hiểm của thế giới xung quanh và
thế giới của chính con người. Yếu tố bất khả tri trong cách hiểu về khả năng nhận
thức của con người trong triết học Kant là ở chỗ ông nâng “vật tự nó” lên thành
nguyên tắc, và với nguyên tắc ấy mà đào hố sâu ngăn cách với thế giới “hiện
tượng”.
Kant căn cứ vào cách tiếp cận truyền thống của chủ nghĩa kinh nghiệm,
trong đó có Hume, để trả lời câu hỏi về tính tiên nghiệm của hình thức tri thức.
Nhận thức của chúng ta bắt đầu từ kinh nghiệm, từ tri giác cảm tính các hiện
tượng. Tri thức lý luận mà thiếu những biểu tượng vật chất cảm tính sẽ không có
nội dung. Nhưng kinh nghiệm luôn hạn chế, không đầy đủ; tri thức có được bằng
con đương quy nạp, xét về tính chất của nó, không thể đạt được tính tất yếu và tính
phổ biến. Kinh nghiệm chỉ có tác dụng thông báo, chứ không khẳng định một cách
chắc chắn. Ngay dòng đầu tiên của Lời nói đầu trong “Phê phán lý tính thuần túy”
Kant thừa nhận tri thức của chúng ta xuất phát từ kinh nghiệm, nhưng ngay lập tức
lưu ý “điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn hình thành từ kinh nghiệm” (sđd, t.
3, tr. 105). Theo Kant, thậm chí tri thức kinh nghiệm của chúng ta được thiết lập
nhờ các ấn tượng và năng lực nhận thức chủ quan. Do đó mà xuất hiện câu hỏi: có

tồn tại hay không một tri thức không phụ thuộc vào kinh nghiệm và các đối tượng
cảm tính? Những tri thức như vậy gọi là tiên nghiệm, chúng khác với tri thức kinh
nghiệm, là tri thức có nguồn gốc từ chính kinh nghiệm. Kant cho rằng, các phán
đoán như “tất cả các hiện tượng tồn tại trong không gian và thời gian”, hay “mỗi
nguyên nhân đều gây ra kết quả"…không nên giải thích từ góc độ của chủ nghĩa
kinh nghiệm, vì chúng đã vượt qua tính đơn nhất, ngẫu nhiên. Chúng đã là tri thức
lý luận, chứ không còn là tri thức kinh nghiệm nữa. Kant khẳng định rằng, các
phạm trù khoa học cơ bản, phổ biến mà chúng ta thường áp dụng vào kinh
nghiệm, thực chất là các hình thức tiên nghiệm (transzendental), cố hữu bên trong
năng lực nhận thức của chúng ta, là những điều kiện tất yếu của nhận thức. Cần
phân biệt “a posteriori” (gốc Latinh: từ cái tiếp sau, hậu nghiệm), và “a priori”
(gốc Latinh: từ cái trước đó, tiên nghiệm); a posteriori – tri thức rút ra từ kinh
nghiệm, còn a priori – tri thức đi trước kinh nghiệm và không lệ thuộc vào kinh
nghiệm. Sự đối lập đó không phải do Kant nêu ra lần đầu, mà chính là từ chủ
nghĩa duy lý Descartes và Leibniz. Các đại biểu của khuynh hướng duy lý cổ điển
xuất phát từ việc thừa nhận chân lý phổ biến và tất yếu, khác về nguyên tắc với
chân lý ngẫu nhiên, hình thành bằng con đường a posteriori. Chủ nghĩa tiên
nghiệm duy lý xem xét cơ sở tính phổ biến và tính tất yếu của chân lý lý luận (các
mệnh đề toán học và khoa học tự nhiên toán học hóa) ở tính chuẩn xác (không còn
hoài nghi) và tính phân minh rõ ràng của chúng. Tiếp nối các nhà duy lý Kant
cũng thừa nhận sự tồn tại của chân lý phổ biến và tất yếu, xem xét nguồn gốc của
tính vô điều kiện ở tính tiên nghiệm. Nhưng, như đã nói trên, nếu các nhà duy lý
xem nội dung của chân lý và tri thức là sẵn có trong trí tuệ, bẩm sinh, thì theo
Kant, chỉ có hình thức, hay phương thức tổ chức tri thức (điều kiện), mới tiên
nghiệm. Hình thức tiên nghiệm này bổ sung cho nội dung hậu nghiệm, đem đến
cho tri thức khoa học tính phổ biến và tất yếu. Khái niệm a priori liên quan đến
khái niệm transzendental (gốc Latinh - transcendens, transcendentis – vượt qua, ra
khỏi giới hạn), có nghĩa tiên nghiệm. Kant phân biệt transzendental và
transzendent – một đằng là cái tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm, nhưng có thể áp
dụng vào kinh nghiệm, hơn nữa làm cho kinh nghiệm trở thành tri thức thực

nghiệm (Kant, sđd, t. 3, tr. 12), đằng khác là cái siêu nghiệm, siêu việt thể, trên
kinh nghiệm, thậm chí đối lập với kinh nghiệm, cái mà kinh nghiệm không thể
vươn tới được. Trong triết học kinh viện, nghĩa thứ hai này dùng để chỉ các khía
cạnh của tồn tại vượt ra khỏi lĩnh vực thực tồn hữu hạn, thế giới cảm tính. Khái
niệm transzendent đặc trưng cho các khách thể tối cao và phổ quát (siêu việt thể)
của nhận thức siêu hình như cái thống nhất, cái chân lý, cái thiện, lợi ích. Kant
đem đến cho thuật ngữ tiên nghiệm và siêu nghiệm ý nghĩa nhận thức luận, trong
đó thuật ngữ transzendental đặc trưng cho tất cả những gì liên quan đến điều kiện
a priori của kinh nghiệm, đến các tiền đề hình thức của nhận thức, những cái tổ
chức kinh nghiệm khoa học (chẳng hạn các hình thức a priori của cảm tính –
không gian và thời gian, các phạm trù của giác tính tư duy – thực thể, tính nhân
quả…). Kant viết:"Tôi gọi là transzendental mọi nhận thức không hẳn tìm hiểu các
sự vật, mà tìm hiểu các dạng thức của nhận thức chúng ta về sự vật, bởi lẽ nhận
thức này cần phải là a priori” (Sđd, t. 3, tr. 121). Thuật ngữ transzendental còn có
nghĩa là khác với cái tự tại – là cái vượt qua giới hạn của kinh nghiệm. "Các luận
điểm nền tảng mà việc sử dụng chúng hoàn toàn nằm trong giới hạn của kinh
nghiệm, chúng ta sẽ gọi là tự tại, còn những luận điểm nền tảng cần vượt qua
những giới hạn này, chúng ta gọi là những luận điểm transzendental” (sđd, t.3, tr.
338). Phán đoán “đường thẳng là đường ngắn nhất nối liền hai điểm” là phán đoán
tiên nghiệm, một phán đoán được kinh nghiệm vận dụng, nhưng xuất phát từ năng
lực thiên phú của con người, một phán đoán trở thành phổ biến và tất yếu, chứ
không chỉ dừng lại ở những mẩu kinh nghiệm. Kết luận như vậy đáng được xem là
thành quả của lý luận nhận thức. Bằng cách riêng của mình Kant đã chứng minh
sự khác nhau về chất giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, sự chuyển hóa
về chất từ cảm tính sang lý tính, từ cái kinh nghiệm sang cái lý luận. Biện chứng
của sự chuyển hóa này là vấn đề then chốt đối với không chỉ việc tìm hiểu lịch sử
khoa học, mà cả làm sáng tỏ cơ cấu lôgíc của nó. Đó cũng là mục tiêu của triết học
tiên nghiệm (transzendental Philosophie).
Bản chất của đột phá mang ý nghĩa cách mạng là ở chỗ, khi nghiên cứu
khoa học và đối tượng tổng quát của nó – tự nhiên, Kant đã xuất phát từ nhận thức

con người, từ năng lực thiên phú của nó, và từ các hình thức tiên nghiệm của nhận
thức, đưa vào đó khả năng kinh nghiệm và khả năng của chính tự nhiên (hiểu như
sự liên kết có hệ thống các hiện tượng). Từ nay trở đi đối tượng của triết học là lý
trí thuần túy, không phụ thuộc vào kinh nghiệm, tạo thành sự thống nhất đặc
trưng, hoàn toàn độc lập. “Từ nay trở đi, - Kant viết, - siêu hình học lỗi thời, từng
tham vọng hướng tới tri thức siêu nghiệm, sẽ bị thủ tiêu tận gốc, thay vào đó là
siêu hình học của lý trí thuần túy. Nó quan hệ với siêu hình học cũ như hóa học
đối với thuật giả kim, thiên văn đối với thuật chiêm tinh” (sđd, t.3, tr. 122).
Với quan niệm về nội dung kinh nghiệm và hình thức tiên nghiệm của tri
thức, Kant cũng khắc phục sự đối lập duy lý - duy nghiệm trong triết học thế kỷ
XVII – XVIII. Chủ nghĩa duy lý với Descartes, Spinoza, Leibniz cố gắng lý giải
bản chất lôgíc của tính phổ biến và tính tất yếu của các chân lý toán học và khoa
học tự nhiên. Nhưng vào thời đó người ta vẫn còn loay hoay xung quanh vấn đề
nguồn gốc thực sự của tính phổ biến và tính tất yếu ở các chân lý toán học, và các
nhà duy lý đã đưa chúng về trí tuệ hoặc thông qua những cái gọi là ý niệm bẩm
sinh (Descartes), hoặc tiềm năng trí tuệ tự thân (Leibniz).
Các nhà kinh nghiệm với Bacon, Hobbes, Locke chú trọng đến vai trò của
các khoa học quy nạp – thực nghiệm. Do chỗ những thành tựu mà các khoa học
này đạt được nhờ thí nghiệm, quan sát, không thể thiếu sự tác động của các cơ
quan cảm giác và phương pháp phân tích, tức phương pháp làm rõ hơn các đặc
tính sẵn có của sự vật, hiện tượng, nên các nhà triết học theo khuynh hướng này
nhấn mạnh ưu thế của kinh nghiệm cảm tính, và lẽ đương nhiên không thể không
xem thế giới tồn tại khách quan bên ngoài là nguồn gốc trực tiếp của kinh nghiệm
cảm tính ấy.
Kant phê phán cả hai. Ông phê phán đại diện của khuynh hướng duy lý tại
Đức – Leibniz – đã trí tuệ hóa cảm tính, biến nó thành khái niệm mơ hồ. Kant
viết:"Xem cảm tính chỉ ở tính không rõ ràng của quan niệm, còn lý tính chỉ ở tính
rõ ràng của chúng, và như vậy chỉ dẫn ra được sự khác nhau hình thức (lôgíc) của
ý thức thay vì sự khác nhau hiện thực (tâm lý), sự khác nhau liên quan đến không
chỉ hình thức, mà cả nội dung của tư duy, - đó là sai lầm lớn của trường phái

Leibniz - Wolff, vốn xem cảm tính chỉ ở sự khiếm khuyết nào đó (ở tính không rõ
ràng của các quan niệm cá biệt), suy ra, ở tính không rõ ràng của chúng, còn đặc
điểm của quan niệm trí tuệ (giác tính) – ở tính rõ ràng của chúng” (Kant, sđd, t. 6,
tr. 372). Ngược lại, các nhà kinh nghiệm mặc dù không phủ nhận vai trò của hoạt
động trừu tượng hóa (trí tuệ), song họ xem những khái niệm như những tổ hợp
đơn giản của các cảm giác. Kant phê phán các nhà duy nghiệm do họ không thừa
nhận tính độc lập tương đối của tư duy lôgíc.
Nhưng Kant cũng đánh giá cao thiện ý của cả hai. Đối với các nhà kinh
nghiệm khoa học cần phải được đưa từ tủ trưng bày trên cao xuống với thực tiễn.
Tri thức không phải là thứ xa xỉ phẩm dùng để ngắm nghía và tranh luận giữa các
nhà thông thái. Quá trình phục hồi chức năng thực tiễn của tri thức bắt đầu từ thời
Phục hưng với Leonardo da Vinci, Telesio, phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XVII,
nhằm đẩy lùi dần ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh viện và tư tưởng giáo điều, từng
ngự trị dai dẳng trong các trường học và trong ý thức xã hội nói chung. Tuyên bố
“tri thức là sức mạnh” do Bacon khởi xướng trở thành tuyên ngôn của thời đại, bởi
lẽ nó nhấn mạnh không chỉ tính hiệu quả của tri thức, mà còn đưa ra một cách nhìn
về vai trò cần có của khoa học trong thời đại mới. Đối với các nhà duy lý tri thức
đúng, chân thực, phải là tri thức phổ biến và tất yếu loại trừ mọi yếu tố ngẫu nhiên,
đơn nhất. Phương pháp suy diễn – toán học không chỉ nhằm chứng minh một
mệnh đề đã biết, mà còn từ chân lý đã biết, bằng con đường ấy, chúng ta tìm kiếm
những chân lý mới.
Những đánh giá có phê phán đối với khuynh hướng duy lý và khuynh
hướng kinh nghiệm – duy cảm cho phép Kant thực hiện phép tổng hợp tri thức
trên cơ sở trình độ nhận thức chung và sự phát triển khoa học của thời đại. Kant
viết:"Có hai nhánh cây nhận thức của nhân loại cùng lớn lên, phát triển từ cùng
một gốc mà chúng ta còn chưa biết, đó là cảm tính và giác tính. Nhờ cảm tính mà
sự vật được đem đến cho ta, nhờ giác tính mà ta tư duy được sự vật” (I. Kant, Sđd,
t.3, tr. 123 – 124). Cảm tính và giác tính là hai nấc thang của một quá trình nhận
thức. Tư tưởng này được Kant đúc kết trong “Lôgíc học tiên nghiệm”:"Thiếu cảm
tính, chúng ta không thể cảm nhận được bất cứ đối tượng nào; thiếu giác tính

không ai có thể tư duy được. Tư duy thiếu trực quan thì trống rỗng, trực quan thiếu
tư duy (khái niệm) thì mù quáng” (Sđd, t.3, tr. 155).
Nhưng vì sao Kant nhấn mạnh năng lực tiên thiên, hình thức tiên nghiệm
của tri thức, hơn nữa hình thức ấy là hình thức thống nhất với nội dung, làm cho
nội dung kinh nghiệm của tri thức mang tính phổ biến và tất yếu? Theo Kant, lịch
sử phát triển của tri thức cho thấy chính từ những chất liệu kinh nghiệm sẵn có,
con người đã bằng khả năng phú bẩm của mình mà thiết kế lại chất liệu thô ấy, và
vượt lên trước, định hướng trở lại hoạt động kinh nghiệm. Lý luận (thuần túy) sỡ
dĩ phát huy được sức mạnh định hướng của mình là nhờ biết tổ chức lại nội dung
kinh nghiệm của tri thức, hay nói như Kant, đem đến cho nó một hình thức gắn
với nội dung, làm cho tri thức đó có tính phổ biến và tất yếu. Lẽ cố nhiên đó cũng
là đặc điểm của tri thức lý luận.
Lý luận nhận thức, hay cụ thể hơn, phần lý luận của triết học Kant, được
mở đầu bằng phán đoán, bởi vì theo Kant nhận thức luôn luôn cụ thể hóa dưới
dạng các phán đoán (mệnh đề, câu), trong đó mối quan hệ hoặc liên kết giữa chủ
từ và vị từ được xác định. Tuy nhiên Kant lưu ý, nhận thức thể hiện bằng các phán
đoán, nhưng không phải phán đoán nào cũng là nhận thức khách quan. Để có được
ý nghĩa khách quan phán đoán cần phải tương tác với sự thống nhất tiên nghiệm
của tự nhận thức. “Phán đoán, - Kant viết,- không là cái gì khác ngoài đưa nhận
thức đến sự thống nhất khách quan của tổng giác” (Kant, Sđd, t. 3, tr. 198).
Tổng giác (gốc tiếng Latinh là adperseptio, trong đó ad – đến với, perseptio
– tri giác) – sự phụ thuộc của từng tri giác mới đối với kinh nghiệm cuộc sống của
con người xảy ra trước đó và với trạng thái tâm lý của con người trong thời điểm
đang tri giác. Thuật ngữ này do Leibniz đưa ra, trong đó tổng giác thống nhất với
tự nhận thức (khác với tri giác, perseptio).
Theo Kant, có hai dạng phán đoán phụ thuộc vào mối quan hệ chủ – vị. Ở
trường hợp thứ nhất vị từ phụ thuộc vào chủ từ như một cái gì đó chứa đựng trong
chủ từ; ở trường hợp thứ hai vị từ nằm bên ngoài chủ từ, mặc dù liên kết với nó.
Kant gọi trường hợp thứ nhất là phán đoán phân tích, còn trường hợp thứ hai –
phán đoán tổng hợp. Phán đoán “mọi vật thể đều có kích thước” là một phán đoán

phân tích, vì khái niệm “kích thước” không cho ta hiểu biết mới nào so với đặc
tính vốn có của khái niệm “vật thể”. Xem xét khái niệm “vật thể” ta thấy ngay
khái niệm “kích thước” giữa vô số các dấu hiệu khác. Dấu hiệu đó được rút ra một
cách lôgíc từ khái niệm “vật thể”. Tất cả các phán đoán phân tích đều a priori (tiên
nghiệm), bởi lẽ khi nêu ra phán đoán trên ta tuyệt nhiên không cần đi ra ngoài
phạm vi những khái niệm trong chủ từ, và do đó không cần sự hiện diện trực tiếp
của kinh nghiệm. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà phán đoán phân tích không mở
rộng khái niệm của chúng ta, nghĩa là không đưa vào đó nhận thức mới nào cả, chỉ
khẳng định cái đã có mà thôi.
Do chỗ nhận thức thực tế thể hiện ở sự mở rộng và đào sâu không ngừng
quan điểm, hoặc khái niệm, và thống nhất chúng trên cơ sở hoàn thiện hơn, nên
phán đoán tổng hợp mới thực hiện được chức năng đó một cách có hiệu quả. Phán
đoán “một số vật thể có trọng lượng” là phán đoán tổng hợp. Ở đây dấu hiệu
“trọng lượng” không nhất thiết hàm chứa trong khái niệm “vật thể”, mà liên kết
với nó, mối liên hệ ấy gọi là tổng hợp. “Phán đoán phân tích, - Kant kết luận, - đó
là phán đoán (khẳng định) mà trong đó mối liên kết chủ – vị được xem xét thông
qua sự đồng nhất, còn phán đoán mà trong đó mối liên kết này được xem xét
không thông qua sự đồng nhất, ta có thể gọi là phán đoán tổng hợp. Phán đoán thứ
nhất là phán đoán giải thích, phán đoán thứ hai – phán đoán mở rộng” ( Kant,
Sđd, t. 3, tr. 111-112).
Kant chia phán đoán tổng hợp ra hai nhóm. Ở nhóm thứ nhất liên kết chủ –
vị được xác định thông qua kinh nghiệm, chẳng hạn phán đoán “một số thiên nga
có màu đen” được rút ra ra từ quá trình quan sát lâu dài, có ghi chép, đánh dấu.
Kant gọi loại phán đoán này là phán đoán hậu nghiệm (a posteriori). Ở nhóm thứ
hai mối liên kết chủ – vị không lấy kinh nghiệm trực tiếp làm cơ sở; nó đi trước
kinh nghiệm và không phụ thuộc vào kinh nghiệm; Kant gọi loại phán đoán này là
phán đoán tiên nghiệm (a priori). Phán đoán “mọi cái xảy ra đều có nguyên nhân”
là phán đoán tiên nghiệm, vì mối liên kết được xem xét giữa chủ từ và vị từ không
xuất phát từ kinh nghiệm trực tiếp: phán đoán đề cập đến tất cả những gì xảy ra,
trong khi đó thì từ kinh nghiệm ta chỉ nhận biết một phần những gì xảy ra.

Như vậy Kant dành cho phán đoán tổng hợp tiên nghiệm ý nghĩa hàng đầu.
Khoa học nào hàm chứa trong mình các phán đoán tổng hợp tiên nghiệm? Kant
giải đáp câu hỏi này trong Lời nói đầu “Phê phán lý tính thuần túy”:"Tất cả các
khoa học lý thuyết, được xác lập bằng (khả năng) lý trí, đều chứa đựng phán đoán
tổng hợp tiên nghiệm như một nguyên tắc nhất quán” (Kant, Sđd. T.3, tr. 192). Có
thể kể đến phán đoán trong toán học lý thuyết, chẳng hạn phán đoán “7+5=12”, “ở
đây, - Kant viết,- tôi chỉ xem xét cái mà 5 cần phải liên kết với 7 trong khái niệm
“tổng” = 7=5, chứ không phải cái mà tổng của nó bằng 12” (Kant, Sđd. T. 3, tr.
119), nghĩa là Kant không quan tâm đến tổng số đã có, mà chỉ quan tâm đến mối
liên kết của hai phần tử độc lập. Trong khoa học tự nhiên ta thử xét hai phán đoán
“dưới mọi sự thay đổi của thế giới vật chất, lượng vật chất không thay đổi” và
“dưới bất kỳ sự tác động nào thì lực đẩy và lực phản luôn luôn bằng nhau”; chúng
chẳng những cho thấy nguồn gốc tiên nghiệm, mà cả tính chất tổng hợp rõ ràng.
Siêu hình học cũng cần đến tri thức tổng hợp tiên nghiệm, bởi lẽ “nhiệm vụ của nó
không giới hạn trong việc giải thích và phân tích khái niệm về sự vật, mà chính là
được tạo nên a priori bởi chủ thể (con người)” (Kant, Sđd, t.3, tr. 124 – 125).
Vấn đề cơ bản đối với Kant, như vấn đề nguồn gốc, các dạng và giới hạn
của tri thức, được xác lập như vấn đề khả năng của phán đoán tổng hợp tiên
nghiệm trong từng dạng tri thức một. Những dạng tri thức nào hàm chứa phán
đoán tổng hợp tiên nghiệm? Kant nêu lên vấn đề lớn sau đây, cũng là nhiệm vụ
của việc xem xét một cách có phê phán tư duy lý luận, hay phê phán lý trí thuần
túy: phán đoán tổng hợp tiên nghiệm có thể có như thế nào? Từ vấn đề lớn này
Kant lại đưa ra ba vấn đề cụ thể hơn: phán đoán tổng hợp tiên nghiệm có thể có
như thế nào trong toán học thuần túy? Phán đoán tổng hợp tiên nghiệm có thể có
như thế nào trong khoa học tự nhiên? Phán đoán tổng hợp tiên nghiệm có thể có
hay không trong siêu hình học? Suy ra ba vấn đề về khả năng của các dạng (lĩnh
vực) tri thức: làm sao có thể có toán học thuần túy? Làm sao có thể có khoa học tự
nhiên (vật lý) thuần túy? Siêu hình học có thể có hay không và có như thế nào?
Câu trả lời như sau: 1) sở dĩ có toán học thuần túy vì ta có khả năng hình dung các
hình một cách tiên thiên khi ta xác lập chúng theo khả năng của bản thân. 2) sở dĩ

có khoa học tự nhiên (vật lý), vì nó không chủ tâm nghiên cứu những sự vật tách
biệt, kiểu như những vật tự nó, không lệ thuộc vào những điều kiện tri thức của
con người. Ngược lại, vật lý thuần túy chỉ nghiên cứu những thay đổi của vạn vật
căn cứ vào việc những thay đổi này được lĩnh hội bởi khả năng tri thức của con
người. Đối với siêu hình học thì ta có thể (và có quyền) hoài nghi khả năng của nó,
bởi lẽ cho đến nay nó phát triển khá tồi tệ; không một hệ thống nào được biết đến
xứng đáng đóng vai trò là hệ thống nền tảng, vững chắc, kích thích tinh thần khám
phá của con người, nói cách khác, thực sự tồn tại. Tuy nhiên loại tri thức này cần
được xem xét dưới một nghĩa nào đó như khả năng; siêu hình học tồn tại nếu
không như một khoa học, thì trong mọi trường hợp như thiên hướng của con
người. Do đó đối với nó cần đặt ra câu hỏi: siêu hình học có thể có như thế nào với
tính cách là thiên hướng tự nhiên, nghĩa là từ bản tính nhân loại chung xuất hiện
những câu hỏi mà lý trí thuần túy đặt ra cho mình và cố gắng giải đáp, do sự thôi
thúc của nhu cầu cá nhân, ở chừng mực mà đối tượng có thể đem đến, như thế
nào? Có thể trình bày nhiệm vụ chung một cách hoàn bị như sau: siêu hình học
như một khoa học có thể có như thế nào? Việc giải quyết các vấn đề vừa nêu tạo
thành ba phân chính của “Học thuyết tiên nghiệm về các nguyên lý”. Cảm giác
học tiên nghiệm tìm hiểu các dạng, điều kiện tồn tại và giới hạn của của nhận thức
cảm tính. Phép phân tích tiên nghiệm tìm hiểu các dạng, điều kiện tồn tại và giới
hạn của nhận thức giác tính (trí năng). Phép biện chứng tiên nghiệm tìm hiểu các
dạng, điều kiện tồn tại và giới hạn của nhận thức lý tính, các mâu thuẫn (nghịch
lý) của lý trí. Hai phần sau thuộc về Lôgíc học tiên nghiệm, phân biệt với lôgíc học
thông thường, hình thức của Aristote. Một cách cô đọng có thể nói rằng, ba khả
năng của nhận thức là cảm tính (cảm năng), tức khả năng cảm giác, giác tính (trí
năng), tức khả năng tư duy, xác lập khái niệm, phán đoán, lý tính, tức khả năng
suy luận, kết luận, phát triển đến “ý niệm” (idea).
Như vậy, theo Kant, nhận thức trải qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu tiên là
trực quan cảm tính, giai đoạn thứ hai đi từ trực quan đến giác tính phân tích (tư
duy), và cuối cùng là lý tính. Xét về chức năng, thì cảm tính và giác tính là hai
khía cạnh khác nhau của nhận thức. Cảm tính là khả năng tri giác, và do chỗ nó

chỉ có được biểu tượng khi tương tác với một cái khác, nên mang tính thụ động.
Ngược lại, giác tính là khả năng tạo nên ý tưởng một cách độc lập, nên nó mang
tính tích cực, chủ động trong quá trình nhận thức. Dù khác nhau về chức năng,
nhưng chúng thống nhất hữu cơ với nhau. Quan điểm như thế có ý nghĩa biện
chứng sâu sắc, đó là biện chứng về sự thống nhất và khác biệt về chất giữa nhận
thức cảm tính và nhận thức giác tính, sự chuyển hóa từ tri giác cảm tính (trực quan
sinh động) đến tư duy lý luận (trừu tượng) như bước nhảy vọt từ giai đoạn thấp
đến giai đoạn cao của nhận thức. Ngoài ra khi giải thích và chứng minh sự liên kết
lẫn nhau giữa cảm tính và giác tính, Kant đã bảo vệ nguyên tắc của chủ nghĩa kinh
nghiệm rằng toàn bộ tri thức của con người xuất từ cảm giác, kinh nghiệm. Kant
chỉ dừng lại ở điểm này, vì tri thức kinh nghiệm không mang tính phổ biến và tất

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×