Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

nhung phat minh lon nam 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.04 KB, 4 trang )

Những phát minh lớn nhất trong năm 2009 (Phần 1)
Năm nay là năm gặt hái của lĩnh vực khoa học không
gian và nhân chủng học. Điều đặc biệt nhất đến vào
những ngày cuối cùng của năm khi chương trình
toán học của một tiến sĩ người Việt được vinh danh
là một trong 10 phát minh tiêu biểu nhất thế giới.


THIÊN VĂN
Vòng tròn cực lớn mới xung quanh Sao Thổ

Tháng 8, các nhà khoa học của cơ quan NASA đã phát hiện một vòng cực lớn, nhưng gần như vô hình, xung
quanh Sao Thổ. Cái vòng lớn đến nỗi nó có thể chứa tới 1 tỉ quả Trái Đất.
Quỹ đạo của cái vòng nghiêng 27 độ so với cái vòng chính của Sao Thổ. Nó có chiều rộng khoảng 12 triệu
km. Đường kính của cái vòng ngang bằng với 300 Sao Thổ xếp cạnh nhau và toàn thể thể tích của nó có thể
chứa 1 tỉ Trái Đất.
Anne Verbiscer, nhà thiên văn của Đại học Virginia (Mỹ), nhận xét: “Đây quả là một ‘siêu vòng’ với kích thước
quá lớn”. Bà Verbisner là người cùng với 2 đồng nghiệp đã khám phá ra cái siêu vòng này của Thổ Tinh.
Vấn đề ở đây là tại sao mãi đến bây giờ giới khoa học mới khám phá ra vật thể vĩ đại như thế?

Cái vòng được cấu thành do nước đá và bụi và lỏng lẻo đến mức là nếu bạn đứng ngay trong cái vòng này,
bạn sẽ không nhận ra nó
Vì Sao Thổ không nhận nhiều ánh sáng Mặt Trời nên các vòng xung quanh nó không phản chiếu ánh sáng.
(Thái Dương hệ)
Chỉ có lớp bụi của cái vòng (rất lạnh, khoảng âm 316 độ F) là phản chiếu với sự tỏa nhiệt và kính thiên văn vũ
trụ Spitzer của NASA là nhận ra được điều này và chụp được ảnh của cái vòng.

Phát hiện thêm 32 hành tinh mới nằm ngoài Hệ Mặt Trời

Tháng 10, các nhà thiên văn học thế giới tuyên bố phát hiện thêm 32 hành tinh mới ngoài Hệ Mặt Trời, đưa
số hành tinh thuộc dạng này được phát hiện cho đến nay lên hơn 400, củng cố thêm giả thuyết cho rằng


trong vũ trụ còn nhiều hành tinh có sự sống phát triển như Trái Đất.

Các hành tinh mới này được phát hiện nhờ máy quang phổ HARPS đặt trên kính thiên văn ở La Silla, Chile.
Sáu trong số các hành tinh mới phát hiện ngoài Hệ Mặt Trời có kích thước lớn gấp nhiều lần Trái Đất, tăng số
hành tinh "siêu Trái Đất" lên 30%. Hầu hết số hành tinh này có kích thước lớn hơn hoặc bằng sao Mộc. Hai
hành tinh mới phát hiện khác có kích thước nhỏ hơn Trái Đất 5 lần và một hành tinh lớn gấp 5 lần sao Mộc.

Điều khiến các nhà thiên văn học cảm thấy thú vị là 40 đến 60% những hành tinh này là những ngôi sao và
chúng đều có các hành tinh nhỏ quay xung quanh, thậm chí hai trong số các ngôi sao này có những hành
tinh xoay quanh có kích thước lớn gần bằng Trái Đất.
Có nước trên Mặt Trăng
Cơ quan không gian Mỹ NASA tháng 11 cho biết các kết quả sơ khởi của một cuộc thử nghiệm tháng trước
cho thấy có nước trên Mặt Trăng. Các khoa học gia NASA cho biết các cuộc dò tìm cho thấy nhiều dữ kiện có
ý nghĩa về nước cũng như các chất khác ẩn giấu trong khu vực thường xuyên nằm trong bóng tối của Mặt
Trăng.
Vào ngày 9/10, NASA đã phóng một phi đạn rỗng vào một cái hố nằm tại cực Nam Mặt Trăng, và ít phút sau
đã phóng Vệ tinh Quan sát LCROSS để chụp hình sự kiện này và tác động tiếp theo của nó. Các khoa học
gia cho biết chất liệu tìm được cho thấy chứng cớ rõ rệt là có nước trên Mặt Trăng, có thể là trên diện rộng
hơn và có số lượng lớn hơn nhiều so với điều nghi ngờ trước đây.
Các khoa học gia đã nói về việc có nước trên Mặt Trăng sau khi quan sát thấy những lượng lớn hydrogen tại
hai phần cực của nguyệt cầu. Các giới chức NASA nói rằng tìm thấy nước trên Mặt Trăng có thể gây thuận
tiện cho việc lập các căn cứ trên đó cho các phi hành gia.

NASA cho biết những vụ thăm dò trước đây trên Mặt Trăng chỉ thám hiểm khu vực bao quanh chính giữa
Một hành tinh ngoài thái dương hệ có thể có cả đại dương và sự sống

Ngày 21/4, các nhà khoa học loan báo tìm được 2 hành tinh rất đáng chú ý có tên là Gliese 581 e và Gliese
581 d, vì kích thước và vị trí của chúng dấy lên nhiều hy vọng.
Michel Mayor, nhà vật lý vũ trụ thuộc Đại học Geneva của Thụy Sĩ, nói: “Khi chúng ta tìm được một hành tinh
có đá giống như Trái Đất nằm trong vùng ‘có thể dung chứa đời sống’ thì xem như cuộc tìm kiếm đã thành

công”.
Hành tinh Gliese 581 e chỉ bằng 9/10 kích thước Trái Đất. Trước đây, các hành tinh tìm được nằm ngoài Thái
Dương Hệ có kích thước rất to, gấp 1.000 lần Trái Đất, nhưng vì nó nằm gần sát một ngôi sao nên nó khó
lòng có được đời sống nào do nhiệt độ quá nóng. Nó nằm cách Trái Đất khoảng 20,5 năm ánh sáng.
Giáo sư Mayor cho là việc khám phá ra hành tinh này là “một tiến bộ đáng kể trong việc truy tìm các hành tinh
giống Trái Đất”. Còn hành tinh Gliese 581 d có quỹ đạo nằm trong vùng “có thể dung chứa sự sống”, nghĩa là
xung quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời, có thể có nước.

Hiện các nhà khoa học nghi ngờ là hành tinh Gliese 581 d có chứa cả một “đại dương sâu và lớn”. Stephane
Udry, bạn đồng nghiệp của Mayor, nói: “Nó là ứng cử viên nghiêm túc đầu tiên của danh hiệu ‘thế giới nước’
trong vũ trụ”
(Source: Dan Tri )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×