Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.98 KB, 6 trang )

PHÒNG GD-ĐT ĐỊNH QUÁN
TRƯỜNG TH LÊ VĂN TÁM
Số: …/BC-LVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Định Quán, ngày 31 tháng 3 năm
2010
BÁO CÁO XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC
Năm học 2009 - 2010
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI
1- Những thuận lợi cơ bản:
- Nhà trường đã có kế hoạch đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường
xanh - sạch - đẹp. CB-GV-CNV và HS đều tham gia tích cực trong việc trồng
và chăm sóc cây xanh.
- Hoạt động dạy và học từng bước đi vào thực chất, CB-GV nhiệt tình
trong công tác, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh được phát
huy quyền làm chủ trong mọi hoạt động học.
- Nhà trường đã chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông
qua nhiều hoạt động : Từ lồng ghép trong một số tiết học đến các hoạt động
xã hội ; thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá, tuyên tuyền thực hiện
đúng pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội.
2.Kết quả đạt được
2.1. Xây dựng nhà trường
-Giáo dục ý thức : Giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh
công cộng và bảo vệ tài sản của nhà trường. Không có hành động vui chơi,
sinh họat thiếu an tòan, có khả năng xảy ra tai nạn;
-Chương trình hành động : Tổ chức và thực hiện NGÀY LAO ĐỘNG
XANH mỗi tháng một lần vào ngày thứ 7 cho tất cả CB-GV-CNV và học sinh
tham gia. Phân công mỗi lớp chăm sóc cố định 1 bồn hoa, mảng xanh hoặc
góc vườn cho đến hết năm học. Đấu tranh phê phán những biểu hiện thiếu


văn hóa, bạo hành, bạo lực thiếu an tòan trong sinh hoạt và vui chơi trong
nhà trường; Từ đầu năm đến nay trong trường chưa xảy ra tai nạn, đánh
nhau, …
2.2. Xây dựng lớp học
-Giáo dục ý thức : Xem lớp học là ngôi nhà thân yêu sống và học tập
hàng ngày, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không viết vẽ trên
bàn, trên tường. Cần trang hoàng lớp học thân thương, ấm cúng;
-Tổ chức thực hiện : Tổ chức trang hoàng lớp học, phân công trực
nhật vệ sinh hàng ngày sạch sẽ. Mua dụng cụ vệ sinh, nước uống. Ăn mặc
đồng phục đến lớp đảm bảo tông màu “Trắng” truyền thống của tuổi học trò;
Giáo viên chủ nhiệm vận động và tổ chức cho lớp đăng ký và thực
hiện: LỚP TỰ QUẢN – ĐỘI VIÊN, NHI ĐỒNG CHĂM NGOAN có 100% số
lớp tham gia đăng ký ngay từ đầu năm. Qua đó giữa các lớp có sự thi đua đã
làm cho phong trào dần đi vào chiều sâu, chất lượng giáo dục cũng từng
bước được nâng nên.
3- Những khó khăn và tồn tại:
- Mặc dù CSVC – KT và cảnh quan môi trường đã được đầu tư xây
dựng qua nhiều năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện
nay như : Chưa có nhà đa năng, phòng học bộ môn, phòng chức năng, sân
thể dục thể thao và công trình vệ sinh ở các điểm trường lẻ ; phương tiện kĩ
thuật trang thiết bị còn thiếu thốn ; ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh và
tinh thần tiết kiệm của một bộ phận không nhỏ trong học sinh còn hạn chế.
- Hoạt động dạy và học còn nhiều hạn chế, có đổi mới phương pháp
nhưng chưa đều, chưa rộng và đặc biệt chưa lôi cuốn được học sinh chuyên
cần trong học tập và chưa khuyến khích được đại bộ phận học sinh sáng tạo,
vươn lên và có ý thức tự học.
- Học sinh chưa thực sự làm chủ trong quá trình học tập vì quá trình
dạy học, chúng ta có nhiều học sinh bỏ học, không ham học, ảnh hưởng
các tệ nạn xã hội nên quá trình thực hiện các giải pháp đạt hiệu quả thấp.
- Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mặc dù được quan tâm

nhưng hiệu quả còn thấp, thể hiện: Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm
việc, sinh hoạt theo nhóm còn non ; nhiều học sinh thiếu ý thức rèn luyện và
bảo vệ sức khoẻ, thiếu kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và ứng xử
văn hoá.
- Đã tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, lành mạnh kể cả các trò chơi
dân gian nhưng chưa lôi cuốn được hầu hết học sinh tham gia nên hạn chế
trong việc giáo dục.
- Địa bàn không có khu di tích lịch sử để giáo dục truyền thống yêu
nước, truyền thống Cách mạng cho học sinh.
4.Đề xuất phương hướng giải quyết các vướng mắc, khó khăn:
4.1.Đối với Phòng GD-ĐT:
-Tham mưu các cấp lãnh đạo trang bị các phương tiện, trang thiết bị
phục vụ công tác giảng dạy và học tập của học sinh ; tăng kinh phí hoạt
động; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo mọi hoạt động của
nhà trường ;
-Giới thiệu các mô hình tiêu biểu trong việc xây dựng Trường học thân
thiện – Học sinh tích cực đến với nhà trường, cán bộ quản lý và giáo viên;
-Tổ chức chuyên đề về việc xây dựng Trường học thân thiện – Học
sinh tích cực ; chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống …
-Động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong các phong trào thi đua do ngành phát động;
4.2.Đối với UBND xã:
-Quản lý chặt chẽ các tự điểm vui chơi giải trí trên địa bàn, đặc biệt là
các tự điểm gần các trường học; Đẩy mạnh phong trào xây dựng Nông thôn
mới (gia đình văn hóa, ấp văn hóa). Ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội
phát sinh trên địa bàn;
-Có kế hoạch quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường
đảm bảo đạt tiêu chuẩn;
-Làm tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, vận động học
sinh bỏ học ra lớp;

4.3.Đối với Nhà trường:
-Cần sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời và có kế hoạch phù hợp
tình hình Nhà trường;
-Mỗi CB-GV-CNV phải gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động.
-Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh nội dung …

II.PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN PHONG TRÀO TRONG NĂM HỌC 2010
– 2011
1.Kế hoạch chung:
-Năm học 2010 – 2011 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn
2008 – 2013 của việc xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực,
giai đoạn mà đã được tổng kết rút kinh nghiệm qua 2 năm thực hiện phong
trào;
-Kiến nghị từng bước xây dựng cơ sở vật chất cơ bản đủ phục vụ hoạt
động của nhà trường; cung cấp trang thiết bị, phương tiện giáo dục; trồng
thêm cây xanh tại các điểm trường lẻ;
-Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới phương pháp, điều
chỉnh nội dung sao cho phù hợp từng nhóm đối tượng học sinh qua đó giúp
các em “được học và học được”; tổ chức nhiều phong trào, hoạt động ngoại
khóa giúp các em rèn các kỹ năng sống, củng cố, khắc sâu kiến thức, lòng tự
hào dân tộc …
-Tổ chức thi đua rộng rãi giữa các tập thể với nhau, giữa các cá nhân
với nhau trong đơn vị góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường.
2.Các vấn đề trọng tâm trong năm học 2010 – 2011 của phong trào này
của trường:
-Làm nhà vệ sinh, khoan giếng, trồng thêm cây xanh ở các điểm
trường lẻ;
-Giáo dục ý thức học sinh;
-Nâng cao chất lượng giáo dục;

-Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử Định Quán, Đồng
Nai; thể dục thể thao; trò chơi dân gian; văn nghệ …
-Phát động phong trào thi đua đến giáo viên và học sinh toàn trường.
III. DẠY VÀ HỌC CÓ HIỆU QUẢ
Thực hiện cuộc vận động : “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục” và “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”
1. Đối với giáo viên :
a. Công tác giảng dạy :
-Nắm vững phương pháp và nghiệp vụ giảng dạy. Hiểu và thực hiện
đúng qui chế thi, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh;
-Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học sinh
phương pháp tự học;
-Tạo bầu không khí thân thiện, thiết kế và hướng dẫn học sinh làm đồ
dùng học tập, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo, ý
thức vươn lên của học sinh;
b. Tinh thần tự học và sáng tạo :
-Chuyên đề tự học : Mỗi giáo viên trong năm học ít nhất có một
chuyên đề nghiên cứu tự học phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy và
quản lý, giáo dục học sinh báo cáo trước tổ chuyên môn. Chuyên đề tự học
phải thực tiễn, có tính ứng dụng cao và được thiết lập trong hồ sơ chuyên
môn của giáo viên;
-Dự giờ, thao giảng : Mỗi giáo viên dự giờ ít nhất 2 tiết/ tuần và thao
giảng ít nhất 2 tiết/ năm học.
-Chuyên đề nghiên cứu sáng tạo : Nhà trường khuyến khích giáo viên
lập, đăng ký và báo cáo chuyên đề nghiên cứu sáng tạo, thiết thực phục vụ
cho công tác dạy và học ở nhà trường;
-Chuyên đề nghiên cứu sáng tạo của giáo viên sau khi đưa vào ứng
dụng ở nhà trường có hiệu quả sẽ đăng ký Phòng GD–ĐT xét công nhận
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM cấp cơ sở;

2. Đối với học sinh :
-Xác định động cơ và tinh thần, thái độ học tập. Phát huy tính tích cực
và chủ động trong học tập;
-Tích cực đổi mới phương pháp học tập. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức
cho những học sinh học khá giỏi trao đổi kinh nghiệm học tập với bạn cùng
lớp. Đội TNTP nhà trường tổ chức diễn đàn báo cáo kinh nghiệm học tập
giữa các lớp trong khối, giữa các khối với nhau;
-Tham gia làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập với giáo viên.
Khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng với các thầy cô giáo thực
hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao;
3. Đối với cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ :
-Nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ và tạo bầu không khí thân thiện
trong quan hệ với học sinh;
-Không ngừng học tập nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác
phục vụ giảng dạy và học tập.
-Đi đầu gương mẫu trong thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đồng
bộ của nhà trường với tính chuyên nghiệp cao nhất.
IV. ĐƯA TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀO NHÀ TRƯỜNG
1.Một số trò chơi đã đưa vào tổ chức :
Kéo co, cướp cờ, nhảy bao, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, banh chuyền …
2.Trò chơi dự kiến :
Tiếp tục củng cố và phát huy những trò chơi đã triển khai là chính.
3.Khó khăn khi đưa trò chơi dân gian vào nhà trường :
Mất nhiều thời gian chuẩn bị trước khi chơi nên các em không hào
hứng mấy mỗi khi tham gia chơi; sân bãi chưa có hoặc có thì không đạt yêu
cầu để tổ chức chơi một số trò chơi; tốn kinh phí mua sắm dụng cụ …
V. ĐƯA LOẠI HÌNH VĂN HÓA, VĂN NGHỆ VÀO NHÀ TRƯỜNG
1. Hoạt động văn hóa đã làm:
-Hoạt động Tờ tin Măng non : Giao mỗi lớp (đối với khối 4, 5) đảm
nhận một số báo/ chủ điểm.

-Phát thanh Măng non : Giao luân phiên mỗi Chi đội thực hiện một
tuần/ Chi đội.
Tổng phụ trách Đội thành lập Ban biên tập chung để theo dõi, quản lý
và hướng dẫn các Chi đội thực hiện Tờ tin Măng non và Chương trình phát
thanh Măng non, chấm điểm và biểu dương khen thưởng để động viên thi
đua;
2. Hoạt động văn nghệ:
2.1.Hoạt động văn nghệ đã đưa vào:
-Văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt nam 20.11
-Văn nghệ dân tộc : hát dân ca.
2.2.Dự kiến loại hình văn nghệ tiếp :
-Ca cổ.
2.3.Những thuận lợi và khó khăn khi đưa văn nghệ dân gian vào nhà
trường:
+Thuận lợi:
-HS yêu thích ca hát, sinh hoạt tập thể;
-Các bài hát cũng đa dạng, phong phú phù hợp các em, dễ tìm.
+Khó khăn:
-Nhà trường không có giáo viên chuyên về âm nhạc; hầu hết CB-GV-
CNV ít am hiểu các loại hình văn nghệ và không có năng khiếu văn nghệ;
-Thiếu trang phục, đạo cụ phục vụ biểu diễn;

VI. HỌC SINH THAM GIA TÌM HIỂU, CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY GÍA TRỊ
CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, CÁCH MẠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG.
1. Tổ chức thi tìm hiểu :
-Quá trình hình thành và phát triển Biên Hòa, Đồng Nai 300 năm;
-Chiến thắng La Ngà Định Quán 17/3.
2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc hỗ trợ, trăm sóc, phát huy giá
trị di tích lịch sử :
-Quanh khu vực gần trường không có khu di tích lịch sử.

VII.VỀ CÔNG TRÌNH VỆ SINH, NƯỚC SẠCH TRONG TRƯỜNG HỌC
1.Điểm trường có công trình vệ sinh, nước sạch:
-Hiện 3 điểm trường có nhà vệ sinh tuy nhiên mới chỉ có 2 điểm sử
dụng được (Suối Soong I và Ba Tầng), điểm trường Bến Thượng chưa có
nước;
-Hiện điểm trường Suối Soong II chưa có nhà vệ sinh;
-Hiện chỉ có điểm Suối Soong I và Ba Tầng có nước tuy nhiên cũng
không đảm bảo hợp vệ sinh.
2.Dự kiến đạt trường có công trình vệ sinh hợp vệ sinh:
-Công trình vệ sinh có đủ vào năm 2011;
-Có đủ nước vào năm 2011 và có nước hợp vệ sinh vào năm 2013.
VIII.KẾT QUẢ VIỆC TRIỂN KHAI PHONG TRÀO TRỒNG CÂY XANH,
TRONG NĂM HỌC 2009 – 2010
-Trông được 4 cây phượng và 20 chục cây xà cừ; trồng bông dưới
gốc cây bong mát, mảng xanh trước sân trường, cổng trường;
-Các lớp cũng tạo góc xanh, mảng xanh của riêng mình tạo cảm giáo
mát mẻ, dễ chịu trong phòng học.
Trên đây là báo cáo xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích
cực của Trường TH Lê Văn Tám năm học 2009 – 2010 và một số nhiệm vụ
trọng tâm năm 2010 – 2011.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (báo cáo)
- Đảng Uỷ, UBND xã (Báo cáo).
- Lưu VT.LVT

×