Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 3) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.15 KB, 5 trang )

BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN
KHÁNG NGUYÊN
(Kỳ 3)
Kết quả của chuỗi các sự kiện trên là các kháng nguyên protein của vi sinh
vật xâm nhập vào cơ thể được vận chuyển đến các hạch lympho. Tại đây chúng
được tập trung lại và sẽ đối mặt với các tế bào lympho T. Các tế bào lympho T
“trinh nữ” thường xuyên tái tuần hoàn qua các hạch lympho. Người ta ước tính
rằng mỗi tế bào lympho T “trinh nữ” sẽ ghé qua các hạch lympho ít nhất là một
lần trong một ngày. Tại đây chúng sẽ gặp gỡ các tế bào trình diện kháng nguyên
chuyên nghiệp phô bầy các kháng nguyên mà chúng đã thâu tóm và xử lý. Quá
trình này diễn ra rất hiệu quả và ước tính nếu có vi sinh vật thâm nhập vào bất kỳ
vị trí nào trong cơ thể thì chỉ sau 12 đến 18 tiếng là các tế bào T đã có đáp ứng với
các kháng nguyên của các vi sinh vật này trong các hạch lympho tiếp nhận dịch
bạch huyết từ khu vực mà vi sinh vật đó xâm nhập.


Hình 8.4: Quá trình bắt giữ và trình diện các kháng nguyên protein bởi các
tế bào có tua
Các loại tế bào trình diện kháng nguyên khác nhau có vai trò khác hẳn nhau
trong việc tạo ra các đáp ứng miễn dịch phụ thuộc tế bào T (còn gọi là đáp ứng
miễn dịch phụ thuộc tuyến ức do tuyến ức là cơ quan sản sinh ra các tế bào T).
Các tế bào có tua là các tế bào chính tạo ra các đáp ứng này vì chúng là những tế
bào trình diện kháng nguyên hiệu quả nhất cho các tế bào lympho “trinh nữ” đang
hoạt hoá. Các tế bào có tua không chỉ khởi động các đáp ứng của tế bào T mà có
thể còn ảnh hưởng đến bản chất của đáp ứng ấy. Ví dụ như có các tiểu quần thể tế
bào có tua có khả năng định hướng quá trình biệt hoá của các tế bào TCD4
+
“trinh
nữ” thành các quần thể tế bào khác nhau hoạt động chống lại các loại vi sinh vật
khác nhau (xem chương 5). Loại tế bào trình diện kháng nguyên quan trọng khác
là các đại thực bào. Các tế bào này chủ yếu ở trong các mô. Trong đáp ứng miễn


dịch qua trung gian tế bào, các đại thực bào ăn các vi sinh vật rồi phô bầy các
kháng nguyên của các vi sinh vật ấy cho các tế bào T thực hiện để chúng hoạt hoá
các đại thực bào làm cho các đại thực bào giết các vi sinh vật hiệu quả hơn (xem
chương 6). Các tế bào lympho B thì nuốt các kháng nguyên protein rồi trình diện
chúng cho các tế bào T hỗ trợ. Quá trình này có vai trò quan trọng trong đáp ứng
miễn dịch dịch thể (xem chương 7). Như sẽ được đề cập đến ở phần sau của
chương này, các tế bào có nhân có thể trình diện các kháng nguyên có nguồn gốc
từ các vi sinh vật ở trong bào tương của chúng cho các tế bào lympho T gây độc.

Hình 8.5: Các tế bào trình diện kháng nguyên trình diện chéo các kháng
nguyên của vi sinh vật nhiễm vào các tế bào của túc chủ cho tế bào T
Các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp còn có thể tham gia vào
việc khởi động các đáp ứng của các tế bào lympho TCD8
+
chống lại các kháng
nguyên của các vi sinh vật nội bào. Các hiểu biết về quá trình bắt giữ và vận
chuyển kháng nguyên của các vi sinh vật ngoại bào. Tuy nhiên một số vi sinh vật,
chẳng hạn như các virus, lại nhanh chóng nhiễm vào các tế bào của túc chủ và
chúng chỉ bị loại bỏ khi các tế bào lympho T gây độc phá huỷ các tế bào bị nhiễm
virus đó. Hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các tế bào lympho TCD8
+
cần phải nhận
diện và đáp ứng lại các kháng nguyên của những vi sinh vật nội bào này. Tuy
nhiên các virus có thể lây nhiễm vào bất kỳ loại tế bào nào của túc chủ chứ không
chỉ riêng các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp, và các loại tế bào này
thì lại không thể tạo ra được tất cả các tín hiệu cần thiết để làm hoạt hoá các tế bào
lympho T. Bằng cách nào mà các tế bào lympho TCD8
+
“trinh nữ” lại có thể đáp
ứng được với các kháng nguyên ở bên trong các tế bào bị nhiễm? Một cơ chế có

thể giải thích cho hiện tượng này là các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên
nghiệp nuốt các tế bào bị nhiễm và sau đó trình diện các kháng nguyên bên trong
tế bào bị nhiễm cho các tế bào lympho TCD8
+
nhận diện (Hình 8.5). Quá trình này
được gọi là trình diện chéo (cross-presentation) hay còn gọi là mẫn cảm chéo kỳ
đầu (cross-priming) để chỉ việc một loại tế bào (tế bào trình diện kháng nguyên
chuyên nghiệp) có thể trình diện các kháng nguyên của các tế bào khác (tế bào của
túc chủ bị nhiễm vi sinh vật) và mẫn cảm kỳ đầu (hoặc hoạt hoá) các tế bào
lympho T “trinh nữ”. Các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp khi nuốt
các tế bào bị nhiễm còn có thể trình diện các kháng nguyên của vi sinh vật cho các
tế bào lympho T hỗ trợ CD4
+
. Bằng cách đó cả hai loại tế bào lympho T (TCD4
+

và TCD8
+
) đặc hiệu với cùng một vi sinh vật đều được hoạt hoá khá gần nhau.
Như sẽ trình bầy trong chương 11, quá trình này có thể có vai trò quan trọng trong
việc biệt hoá của các tế bào lympho TCD8
+
“trinh nữ” thành các lympho T gây
độc thực hiện dưới kích thích của kháng nguyên vì quá trình này thường cần có sự
hỗ trợ của các tế bào TCD4
+
. Khi các tế bào TCD8
+
đã biệt hoá thành các tế bào
lympho T gây độc thì các tế bào này sẽ giết các tế bào của túc chủ bị nhiễm vi sinh

vật mà không cần các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp hoặc các tín
hiệu khác, ngoại trừ việc nhận diện kháng nguyên (xem chương 11).
Như vậy chúng ta đã biết các kháng nguyên protein bị bắt giữ, vận chuyển
và tập hợp lại tại các cơ quan lympho ngoại vi như thế nào. Câu hỏi tiếp theo là
các kháng nguyên này được trình diện như thế nào cho các tế bào lympho T? Để
trả lời câu hỏi này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về các phân tử MHC (phân tử
hoà hợp mô chủ yếu) và xem chúng hoạt động như thế nào trong các đáp ứng miễn
dịch.

×