Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 3) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.99 KB, 6 trang )

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG
NHIỄM TRÙNG
(Kỳ 3)
Ðáp ứng miễn dịch trong nhiễm vi khuẩn
Miễn dịch trong nhiễm các vi khuẩn đạt được chủ yếu nhờ các kháng thể,
trừ khi vi khuẩn có khả năng mọc được bên trong tế bào. Ðối với những trường
hợp vi khuẩn sống bên trong tế bào thì đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào lại
có vai trò quan trọng. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể hoặc là theo các con đường
tự nhiên (đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu sinh dục) hoặc qua các con đường
không tự nhiên (qua các vết thương của da và niêm mạc). Cơ thể túc chủ sẽ sinh ra
đáp ứng miễn dịch với những mức độ khác nhau, một phần phụ thuộc vào số
lượng vi khuẩn xâm nhập ít và độc lực của chúng thấp thì các tế bào làm nhiệm vụ
thực bào tại chỗ có thể đảm đương được việc đề kháng không đặc hiệu và loại bỏ
được các vi khuẩn này. Nếu số lượng vi khuẩn lớn hơn và có độc lực cao hơn thì
sẽ kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch.
Ðáp ứng miễn dịch chống lại các vi khuẩn ký sinh bên ngoài và bên
trong tế bào
Những vi khuẩn ký sinh bên ngoài (vi khuẩn ngoại bào) tế bào sẽ kích thích
cơ thể sinh ra kháng thể, kháng thể này thường được tiết bởi các tế bào plasma
trong các hạch lympho khu vực hoặc trong lớp dưới niêm mạc của đường hô hấp
hoặc đường tiêu hóa. Bằng một số cách, kháng thể sẽ phá hủy các vi khuẩn (hình
15.3).

Hình 15.3: Các cơ chế có sự tham gia của kháng thể để chống lại vi khuẩn
ngoại bào
Những kháng thể gắn với những kháng nguyên lộ diện trên bề mặt của vi
khuẩn cùng với thành phần C3b của bổ thể sẽ họat động như một yếu tố opsonin
làm tăng hiện tượng thực bào. Sự hoạt hóa hệ thống bổ thể do kháng thể (con
đường cổ điển) làm xuất hiện một số phân tử có tác dụng phát triển và khuyếch đại
đáp ứng viêm. Ví dụ khi bổ thể bị cắt thành các sản phẩm C3a, C4a, C5a chúng sẽ
hoạt động như các độc tố gây phản vệ làm cho các tế bào mast gây tăng tính thấm


thành mạch tạo điều kiện thuận lợi cho các lympho bào và bạch cầu trung tính
thoát mạch tiến đến ổ viêm. Các sản phẩm khác của sự phân cắt bổ thể có tác dụng
như các yếu tố hóa hướng động đối với bạch cầu trung tính và vì vậy sẽ làm tăng
số lượng các tế bào làm nhiệm vụ thực bào tại nơi nhiễm trùng. Ðối với một số vi
khuẩn, chủ yếu là các vi khuẩn gram âm, sự hoạt hóa bổ thể có thể dẫn đến dung
giải vi khuẩn. Nếu vi khuẩn tiết ngoại độc tố hoặc nội độc tố thì kháng thể có thể
kết hợp với độc tố và trung hòa chúng. Phức hợp kháng thể - độc tố có thể được
thanh lọc bởi các tế bào làm nhiệm vụ thực bào.
Các trường hợp nhiễm vi khuẩn ký sinh bên trong tế bào (vi khuẩn nội
bào), đặc biệt là ký sinh trong các tế bào thực bào, sẽ kích thích cơ thể sinh đáp
ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Trong đáp ứng này các tế bào T
DTH
sẽ tiết ra
các cytokine, đặc biệt là IFN-(, có tác dụng hoạt hóa đại thực bào làm tăng khả
năng nuốt và giết các vi khuẩn ký sinh bên trong tế bào.
Vi khuẩn né tránh các cơ chế đề kháng của túc chủ
Vi khuẩn có các cơ chế khác nhau để tạo điều kiện cho chúng hình thành
các khuẩn lạc trên niêm mạc của túc chủ và thoát khỏi các đáp ứng miễn dịch của
túc chủ (bảng 1). Một số vi khuẩn gram âm có các pili (là những vi lông roi dài)
làm cho chúng có khả năng bám vào niêm mạc ruột hoặc niêm mạc đường tiết
niệu sinh dục, đó là bước đầu tiên của quá trình nhiễm. Các vi khuẩn như
Bordetella pertussis (gây ho gà) tiết ra các phân tử kết dính để gắn vào vi khuẩn
khác hoặc các tế bào biểu mô trụ của đường hô hấp trên. IgA tiết có khả năng ngăn
cản vi khuẩn bám vào các tế bào biểu mô. Tuy nhiên một số vi khuẩn như
Neisseria gonorrhoeae, Hemophilus influenzae và Neisseria meningitidis tiết ra
các protease có tác dụng phân cắt IgA tiết ở vùng bản lề. Mảnh Fab và mảnh Fc
khi được tách ra từ phân tử IgA tiết nguyên vẹn có đời sống bán hủy ngắn và
không còn khả năng gây ngưng kết vi khuẩn. Các vi khuẩn còn có thể thoát khỏi
tác dụng của IgA tiết và vì vậy tăng khả năng gắn vào tế bào biểu mô bằng cách
thay đổi kháng nguyên bề mặt của chúng, ví dụ như N. gonorrhoeae có khả năng

gắn vào tế bào biểu mô của niệu đạo hoặc cổ tử cung do chúng có các pili. Vi
khuẩn này có chứa một thành phần protein của pili được gọi là pilin có cấu trúc
của vùng hằng định, vùng thay đổi và vùng các acid amin siêu biến. Sự thay đổi
thứ tự các acid amin của pilin diễn ra do sự bố trí lại của các gene mã hóa protein
này. Locus pilin có chứa 1 hoặc 2 gene biểu hiện và 10 - 20 gene im lặng. Mỗi 1
gene được phân bố thành 6 vùng được gọi là các minicassette. Sự thay đổi pilin
xẩy ra trong quá trình biến trạng gene trong đó một hoặc nhiều minicassette từ
trạng thái gene im lặng sẽ thay thế một minicassette của gene biểu hiện (hình 4).
Quá trình này sinh ra tính đa dạng kháng nguyên của protein pilin tương tự như sự
tái tổ hợp gene trong quá trình sản xuất globulin miễn dịch. Sự thay đổi liên tục
trong cấu trúc pilin có thể ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của N. gonorrhoeae
bằng cách làm tăng sự biểu hiện của pili để bám chắc vào tế bào biểu mô. Ngoài ra
sự thay đổi liên tục của pilin cho phép vi khuẩn thoát khỏi sự trung hòa bởi kháng
thể.

×