Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 7) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.98 KB, 5 trang )

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG
NHIỄM TRÙNG
(Kỳ 7)
Phần lớn các triệu chứng của bệnh sán máng biểu hiện trong giai đoạn sán
đẻ trứng. Không phải tất cả trứng sẽ được thải qua phân và nước tiểu mà khoảng
một nửa được giữ lại trong cơ thể túc chủ. Khi những trứng này xâm nhập vào
thành ruột non, gan, bàng quang thì gây ra chẩy máu. Cơ thể có thể bị trạng thái
nhiễm Schistosoma mạn tính tới 20 năm hoặc lâu hơn. Trong trạng thái nhiễm
tiềm tàng này và các trứng không được thải ra ngoài sẽ sinh ra các phản ứng quá
mẫn type muộn dẫn đến hình thành các u hạt bao quanh là tổ chức xơ. Mặc dù
trứng được bao quanh bởi u hạt nhưng các u hạt này gây ra tắc tĩnh mạch và chảy
máu vào gan hoặc bàng quang.
Mặc dù cơ thể có sinh ra đáp ứng miễn dịch chống lại Schistosoma nhưng
đáp ứng này không đủ để loại bỏ Schistosoma đã trưởng thành và vì vậy mà
Schistosoma có thể sống tới 20 năm. Schistosomule là dạng dễ bị tấn công nhất
bởi hệ thống miễn dịch, nhưng chúng lại có khả năng di động vì vậy có thể thoát
khỏi sự thâu tóm của các tế bào miễn dịch và các tế bào viêm tại chỗ. Schistosoma
trưởng thành có một số cách riêng biệt để thát khỏi sự đề kháng miễn dịch. Chúng
rất ít biểu hiện kháng nguyên trên màng ngoài của chúng, hơn nữa chúng lại thâu
tóm glycolipid và glycoprotein của túc chủ để ngụy trang lên trên kháng nguyên
của chúng. Trong số các kháng nguyên lấy từ túc chủ để ngụy trang có kháng
nguyên của hệ thống nhóm máo ABO và cả những kháng nguyên hòa hợp mô. Tất
nhiên đáp ứng miễn dịch sẽ bị giảm đi do việc bao phủ bởi các kháng nguyên của
túc chủ và tạo điều kiện cho Schistosoma tồn tại lâu dài trong cơ thể túc chủ. Sự
hiểu biết về vai trò của miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào để
bảo vệ cơ thể chống lại Schistosoma hãy còn nghèo nàn. Sau khi bị nhiễm S.
mansoni cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch thể dịch với một lượng lớn IgE, tăng số
lượng tế bào mast ở tại chỗ, dẫn đến thoát hạt tiếp theo và tăng lượng bạch cầu ái
toan (hình 6). Các chất trung gian hóa học giải phóng từ các tế bào mast làm tăng
sự thâm nhiễm của các bạch cầu ái toan và đại thực bào. Các bạch cầu ái toan có
các thụ thể dành cho Fc của IgE và Fc của IgG, chúng có thể bám vào các ký sinh


trùng đã được gắn kháng thể. Sau đó bạch cầu ái toan có thể thực hiện hiệu quả
ADCC, giải phóng các chất trung gian hóa học từ hạt và tấn công vào ký sinh
trùng. Một chất trung gian hóa học của bạch cầu ái toan được gọi là protein kiềm
có tác dụng đặc biệt đối với giun sán. Các cytokine do các tế bào Th2CD4+ tiết ra
cũng có một vai trò quan trọng trong quá trình này. IL-4 kích thích các tế bào B
sản xuất IgE. IL-5 kích thích các tế bào ở tủy xương biệt hóa thành bạch cầu ái
toan. IL-3 cùng với IL-4 kích thích sự tập trung của tế bào mast tại chỗ. Không
phải tất cả các bằng chứng đều chỉ ra vai trò bảo vệ của kháng thể IgE. Khi chuột
được miễn dịch với vaccine S. mansoni thì đáp ứng miễn dịch bảo vệ không phải
là đáp ứng sinh IgE mà là đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn
muộn cùng với sự sản xuất IFN-( và sự tập trung đại thực bào (hình 6). Hơn
thế nữa các dòng chuột nhắt thuần chủng bị thiếu hụt tế bào mast hoặc IgE thì vẫn
sinh ra được miễn dịch bảo vệ chống vaccine, trong khi đó chuột thiếu tế bào
TDTH thì không sinh ra được đáp ứng miễn dịch chống vaccine này. Ðiều này gợi
ý rằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào kiểu quá mẫn muộn có vai trò
quan trọng trong việc sinh đáp ứng miễn dịch chống Schistosoma. Chính điều này
đã khiến Alan Sher và cộng sự đưa ra lập luận rằng Schistosoma có một cơ chế đề
kháng rất khôn ngoan bằng cách sinh ra đáp ứng của tế bào Th2 dẫn đến sản xuất
nhiều IL-10 đủ để ức chế đáp ứng của tế bào Th1.


Hình 15.6: Khái quát về đáp ứng miễn dịch chống lại Schistosoma
mansoni. Ðáp ứng này bao gồm cả thành phần tế bào và thành phần dịch thể.
Trong đó: C - bổ thể; ECF - yếu tố hóa hướng động đối với bạch cầu ái toan; NCF
- yếu tố hóa hướng động đối với bạch cầu trung tính; PAF - yếu tố hoạt hóa tiểu
cầu
Các kháng nguyên có trêm bề mặt của ấu trùng và Schistosomule non có
thể dùng làm vaccine bởi vì giai đoạn phát triển này rất nhậy cảm với các tấn công
miễn dịch. Một số kháng thể đơn clone chống lại ấu trùng và Schistosomule non
có thể gây miễn dịch thụ động ở chuột nhắt và chuột cống và có hiệu quả khi thử

thách với nhiều ấu trùng sống. Các kháng thể đơn clone này đã được sử dụng để
phát hiện các kháng nguyên bề mặt trên ấu trùng và Schistosomule dùng làm
kháng nguyên dự tuyển để sản xuất vaccine. Bằng phương pháp sắc ký ái lực trong
cột có kháng thể đơn clone người ta có thể tinh khiết các kháng nguyên này từ
màng ấu trùng và Schistosomule. Khi mẫn cảm cho chuột nhắt các kháng nguyên
tinh chế này thì thấy chúng sinh ra các đáp ứng miễn dịch có tác dụng bảo vệ
chống lại sự nhiễm ấu trùng. Hiện nay người ta đã sản xuất các kháng nguyên này
dưới dạng tái tổ hợp và đang đánh giá khả năng gây miễn dịch bảo vệ trên các mô
hình động vật. Ðiều quan trông trong quá trình sản xuất một vaccine có hiệu quả
đối với bệnh do Schistosoma là các vaccine phải có một ranh giới rõ rệt giữa việc
gây ra một đáp ứng miễn dịch thuận lợi và hạn chế tối đa sự xuất hiện của những
đáp ứng miễn dịch bệnh lý.


×