Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 5) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.99 KB, 5 trang )

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA
TRUNG GIAN TẾ BÀO
(Kỳ 5)
Các chất chứa bên trong các hạt là các protein có tác dụng tạo ra các lỗ trên
màng tế bào đích gọi là các perforin, một họ gồm 6 esterase được gọi là các
granzyme có ký hiệu tử A đến F, một số proteoglycan trọng lượng phân tử cao, và
một số cytokine gây độc khác nhau như TNF-(. Các tiền lympho T gây độc thiếu
cả các hạt trong bào tương lẫn perforin. Sự hoạt hoá của lympho T gây độc sẽ dẫn
đến cả sự xuất hiện của các hạt trong bào tương lẫn sự bộc lộ của perforin bên
trong các hạt này.
Sau khi liên hợp tế bào được hình hành thì các hạt này được xuất ra ngoài
tế bào, các perforin đơn phân tử có trọng lượng phân tử 70 kD được giải phóng từ
các hạt này vào vị trí diễn ra liên hợp tế bào, tại đây chúng kết hợp với màng tế
bào đích.
Khi các phân tử perforin tiếp xúc với màng chúng sẽ trải qua quá trình biến
đổi về hình thái, bộc lộ ra một lĩnh vực lưỡng cực và lĩnh vực này cài vào màng tế
bào đích; sau đó thì các đơn phân tử này polymer hoá với sự có mặt của ion Ca2+
tạo thành một lỗ hình trụ có đường kính trung bình từ 5 đến 20 nm (hình 13-8a).
Có thể nhìn thấy rất nhiều lỗ do perforin tạo ra trên màng tế bào đích tại vị trí liên
hợp tế bào (hình 13-8b).
Người ta cho rằng các lỗ này có tác dụng thúc đẩy sự thâm nhập vào của
các chất có tác dụng thuỷ phân khác cũng được giải phóng ra từ các hạt có tác
dụng phá huỷ tế bào đích. Thật thú vị là perforin có một số đoạn giống với thành
phần C9 của hệ thống bổ thể (xem chương bổ thể) và các lỗ trên màng tế bào được
tạo ra bởi perforin cũng giống như các lỗ được tạo ra bởi phức hợp tấn công màng.
Một câu hỏi còn chưa được trả lời đó là tại sao tế bào lympho T gây độc lại
không bị giết chết bởi các phân tử perforin do bản thân chúng tiết ra. Một tế bào
lympho T gây độc đơn độc có thể giết được nhiều tế bào đích và nó lại chẳng bị
tổn thương gì trong các quá trình này.
Một số giả thuyết đã được đưa ra để biện minh cho sự phòng vệ của
lympho T gây độc. Một giả thuyết của Young .J .D .E và Cohn .Z .A cho rằng các


tế bào lympho T gây độc có một protein màng gọi là protectin có tác dụng bất
hoạt perforin hoặc là bằng cách ngăn không cho nó cài vào màng tế bào lympho T
gây độc, hoặc là bằng cách ngăn không cho chúng polymer hoá. Tuy nhiên cho
đến nay vẫn chưa có dẫn chứng nào về một protein có tác dụng bảo vệ như vậy.
Giả thuyết thứ hai của Peter và cộng sự cho rằng perforin không được giải
phóng ra dưới dạng hoà tan mà được giải phóng ra nhưng ở bên trong các bọng
nhỏ bám vào màng sau đó các bọng này được dự trữ bên trong các hạt đậm điện tử
của tế bào lympho T gây độc.
Sự thật thì các bọng này đã được nhìn thấy dưới kính hiển vi điện tử và
cũng đã được nhận thấy bởi kháng thể gắn vàng colloide để bộc lộ các phân tử thụ
thể của tế bào T, CD3 và CD8 trên màng tế bào lympho T gây độc (hình 13-9).
Theo giả thuyết này thì các bọng được giải phóng từ các hạt của tế bào
lympho T gây độc thể hiện tính đặc hiệu với tế bào đích thông qua tương tác của
thụ thể của tế bào T và CD8 với các phức hợp kháng nguyên-phân tử hoà hợp mô
chủ yếu trên màng tế bào đích.
Khi các bọng này đã gắn vào tế bào đích thì perforin được giải phóng và tạo
nên các lỗ như đã được mô tả. Cơ chế này không chỉ ngăn ngừa các lympho T gây
độc không bị tự giết mình mà còn ngăn không cho các tế bào đích tương ứng bị
giết chết một cách tình cơ do các phân tử perforin di chuyển ra khỏi vị trí hình
thành liên hợp tế bào.
Các cơ chế khác của hiện tượng gây độc tế bào bởi tế bào lympho T gây
độc: Một số nhà nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi là liệu cơ chế làm tan tế bào bởi
perforin có thực sự là cơ chế đầu tiên của hiện tượng giết tế bào bởi tế bào lympho
T gây độc. Một trong các rắc rối đối với các dòng tế bào lympho T gây độc được
sử dụng để nghiên cứu hiện tượng gây độc tế bào là chúng ta có được chúng bằng
cách nuôi cấy tế bào với nồng độ cao IL-2.
Người ta đã khẳng định được rằng nồng độ IL-2 cao như vậy có thể chuyển
các tế bào lympho T gây độc thành các tế bào giống như tế bào NK (NK like cells)
có khả năng giết chết tế bào bởi perforin mà điều này không hẳn là cơ chế bình
thường của việc giết tế bào bởi lympho T gây độc. Vẫn còn một số biểu hiện còn

chưa được giải thích và đang gây tranh luận.
Ví dụ như người ta đã phân lập được một số dòng tế bào lympho T gây độc
có tiềm năng giết các tế bào đích nhưng lại không thể xác định được là có perforin.
Hơn thế nữa hiện tượng giết tế bào đích vẫn được thực hiện bởi một số dòng tế
bào lympho T gây độc khi mà hoàn toàn không có ion Ca2+; vì ion Ca2+ cần thiết
để polymer hoá perforin như vậy nhất định phải có một số cơ chế giết tế bào khác
diễn ra ở các dòng tế bào này.
Một biểu hiện khác không giải thích được đó là quá trình tương tác của
một số tế bào lympho T gây độc với các tế bào đích lại dẫn đến một quá trình giết
tế bào diễn ra chậm hơn mức bình thường, trong quá trình này các tế bào đích bị
tổn thương màng nhân và bị phân cắt ADN được gọi là chết tế bào theo chương
trình (appotosis).
Người ta vẫn chưa biết quá trình này diễn ra như thế nào nhưng có một suy
đoán rằng các tế bào lympho T gây độc này có thể tạo ta một quá trình tự tan rã
bên trong các tế bào đích bị phân cắt ADN. Một số dòng tế bào lympho T gây độc
chế tiết các phân tử có độc tính ví dụ như TNF-( có tác dụng hoạt hoá các enzym
gây phân cắt ADN trong nhân các tế bào đích.

×