Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 9) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.8 KB, 5 trang )

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA
TRUNG GIAN TẾ BÀO
(Kỳ 9)
2.2. Vai trò bảo vệ của đáp ứng quá mẫn muộn
Ðáp ứng quá mẫn muộn đóng một vai trò quan trọng trong đề kháng chống
lại các vi khuẩn ký sinh trong tế bào và nấm. Người ta đã biết một số tác nhân gây
bệnh khác nhau ký sinh nội bào như Mycobacterium tuberculosis, Listeria,
Brucella, Candida và Pneumocystis carinii gây ra đáp ứng quá mẫn muộn. Sự tập
trung của các đại thực bào hoạt hoá cùng với sự giải phóng tại chỗ các enzym của
lysosome sẽ dẫn đến phá huỷ một cách nhanh chóng các tác nhân gây bệnh trú ngụ
bên trong tế bào (hình 13-13). Về phương diện này thì đáp ứng này là không đặc
hiệu, tuy nhiên thường thì lại dẫn đến tổn thương một cách rõ rệt các mô khoẻ
mạnh. Nhìn chung đây là cái giá mà cơ thể phải trả để loại bỏ cho được các tác
nhân gây bệnh là vi khuẩn, nấm trú ngụ bên trong tế bào. Tầm quan trọng của đáp
ứng quá mẫn muộn trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khác
nhau trong tế bào được minh hoạ trong bệnh AIDS. Trong bệnh này do bị thiếu
hụt các tế bào TCD4+ một cách nghiêm trọng nên bệnh nhân bị mất đáp ứng quá
mẫn muộn và vì vậy bệnh nhân AIDS thường bị nguy cơ đe doạ tính mạng bởi
nhiễm các vi khuẩn, nấm, ấu trùng ký sinh nội bào, trong khi các cá thể có đáp ứng
quá mẫn muộn bình thường không xẩy ra nguy cơ này. Ðáp ứng miễn dịch trong
bệnh AIDS sẽ được trình bầy chi tiết trong 1 chương riêng.
Một ví dụ khác về tầm quan trọng của đáp ứng quá mẫn muộn trong cơ chế
đề kháng của túc chủ đó là trường hợp nhiễm Leishmania major, một loại ấu trùng
nằm trong tế bào gây bệnh Leishmania, bệnh này thường là nguyên nhân gây tử
vong ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Người ta đã xây dựng được mô hình bệnh
này trên chuột nhắt. Các dòng chuột thuần chủng khác nhau khi bị nhiễm cùng
một loại L. major cho thấy những điểm khác nhau về di truyền và mức độ nhậy
cảm với tác nhân gây bệnh. Ví dụ dòng chuột CBA xuất hiện các tổn thương nhỏ
tại vị trí tiêm chủng và tiến triển có thể tự giới hạn được nhiễm khuẩn tạo cho
động vật khả năng miễn dịch đối với nhiễm trùng tiếp theo. Việc phân tích đáp
ứng miễn dịch ở những chuột nhắt này cho thấy các tế bào TCD4+ là các tế bào


tạo ra trạng thái miễn dịch này; việc truyền các tế bào TCD4+ lấy từ những chuột
nhắt CBA đã miễn dịch cho thấy là chuyển được trạng thái miễn dịch cho chuột sơ
sinh bình thường. Thông qua phân tích các cytokine đã cho thấy tiểu quần thể
TCD4+ mà chuyển được trạng thái miễn dịch sang cho chuột CBA đó là tiểu quần
thể Th1 của các tế bào Th, tiểu quần thể này chế tiết IL-2, IL-3, GM-CSF và IFN-
(. Như đã trình bầy, các cytokine này giúp tạo ra phản ứng quá mẫn muộn có tác
dụng loại bỏ các tác nhân gây bệnh ký sinh trong tế bào bằng các đại thực bào hoạt
hoá. Các dòng chuột nhắt thuần chủng không tạo ra được đáp ứng miễn dịch
chống lại Leishmania như dòng chuột BALB/c, kết cục sẽ dẫn đến chết do nhiễm
trùng, sẽ tạo ra một đáp ứng miễn dịch với đặc điểm là có lượng tế bào Th1 thấp
hơn so với các chuột tạo ra được miễn dịch. Các thí nghiệm trên đã cho thấy rằng
hoạt tính của các tế bào Th1 khác nhau ở các dòng thuần chủng khác nhau quyết
định mức độ miễn dịch bảo vệ chống lại Leishmania. Mô hình động vật này cũng
cho thấy rằng có thể có các tiểu quần thể tế bào Th khác nhau trên người và có thể
xác định được tại sao một số người thì miễn dịch với các tác nhân khác nhau gây
bệnh nằm bên trong tế bào trong khi số khác lại nhậy cảm. Ðiều này sẽ được nói
đến một cách chi tiết trong chương điều hoà và dung nạp miễn dịch.
2.3. Xác định phản ứng quá mẫn muộn in vivo và in vitro
Ta có thể đo đạc được sự hiện diện của phản ứng quá mẫn muộn trên thực
nghiệm bằng cách tiêm kháng nguyên vào trong da động vật và quan sát xem tại vị
trí tiêm có xuất hiện một tổn thương da điển hình hay không. Phản ứng da dương
tính cho ta thấy rằng cá thể đó đã có một quần thể tế bào TDTH cảm ứng đặc hiệu
với kháng nguyên mà ta thử. Trong phản ứng da dùng để phát hiện xem một cá thể
đã tiếp xúc với Mycobacterium tuberculosis hay chưa thì người ta tiêm PPD một
protein có nguồn gốc từ thành tế bào Mycobacterium. Sự phát triển của một tổn
thương đỏ, sưng nhẹ và mềm mại tại vị trí tiêm sau 48 đến 72 giờ chỉ điểm rằng cá
thể đó đã tiếp xúc với kháng nguyên M. tuberculosis hoặc là do tiếp xúc trực tiếp
với vi sinh vật hoặc là do tiêm chủng - một thủ thuật đã được tiến hành rộng rãi ở
nước ta và một số nơi trên thế giới. Sự phát triển của tổn thương da ở những cá thể
đã mẫn cảm trước đó là do thâm nhiễm quá mức các tế bào vào vị trí tiêm trong

phản ứng quá mẫn muộn trong đó 80 - 90% số tế bào này là các đại thực bào.
Có thể xác định được đáp ứng quá mẫn muộn trên in vitro bởi sự có mặt
của các cytokine mà mức độ hoạt động của các cytokine này cho các dấu hiệu chỉ
điểm cường độ của đáp ứng. Ví dụ như sự sản xuất yếu tố MIF bởi các lympho
bào của động vật đã mẫn cảm cho thấy có liên quan chặt chẽ với khả năng tạo ra
được đáp ứng quá mẫn muộn của động vật ấy. Như đã được đề cập, người ta cho
rằng yếu tố MIF là do các tế bào TDTH hoạt hoá chế tiết ra. Vì thế khảo sát sự sản
xuất yếu tố MIF bằng cách nuôi cấy các lympho bào đã tiếp xúc với kháng nguyên
có thể dùng làm thử nghiệm in vitro để đánh giá đáp ứng quá mẫn muộn (hình 13-
14). Trong thử nghiệm này, đầu tiên các lympho bào được nuôi cùng với kháng
nguyên và các tế bào trình diện kháng nguyên tương ứng. Sau đó lấy nước nổi
nuôi cấy cùng với các đại thực bào cho vào các ống mao quản bằng thuỷ tinh. Ðặt
ống mao quản này trên một mặt phẳng nằm ngang ngập trong môi trường nuôi
cấy. Nếu như có yếu tố MIF thì các đại thực bào sẽ ở nguyên trong ống còn nếu
không có yếu tố MIF thì các đại thực bào sẽ di chuyển ra khỏi ống vào bề mặt nằm
ngang đó. Bằng cách theo dõi sự di chuyển của đại thực bào chúng ta có thể xác
định được là yếu tố MIF có được tạo ra trong nuôi cấy lympho bào in vitro hay
không.
2.4. Ðáp ứng quá mẫn muộn bệnh lý
Trong một số trường hợp đáp ứng quá mẫn muộn chống lại tác nhân gây
bệnh bên trong tế bào có thể gây ra những tổn thương mô trầm trọng và đáp ứng
này tự nó là nguyên nhân gây bệnh và đây mới thực sự là trạng thái quá mẫn.
Nhiều tổn thương mô ở phổi trong bệnh lao là do tập trung các đại thực bào hoạt
hoá và các enzym trong lysosome của chúng gây phá huỷ nhu mô phổi bình
thường. Các phản ứng quá mẫn muộn cũng có thể phát triển chống lại các kháng
nguyên không tương ứng như nhựa cây sơn và các chất gây kích ứng da do tiếp
xúc. Các trường hợp thực sự là quá mẫn như vậy trong đó tổn thương mô vượt xa
các tác dụng có lợi sẽ được nói đến trong chương quá mẫn.




×