Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỆ THỐNG BỔ THỂ (Kỳ 8) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.42 KB, 5 trang )

HỆ THỐNG BỔ THỂ
(Kỳ 8)
6.2. Ðáp ứng viêm
Như đã đề cập, các sản phẩm phân tách của bổ thể C3a, C4a và C5a, được
gọi là các độc tố phản vệ, gắn vào các thụ thể trên các tế bào mast và các bạch cầu
ái kiềm trong máu gây thoát hạt và giải phóng ra histamin cùng các chất trung gian
hoá học có hoạt động dược lý khác. Các chất trung gian hoá học này gây co cơ
trơn và tăng tính thấm thành mạch. C3a, C5a và C5b67 tác động cùng với nhau
gây kết dính các tế bào mono và bạch cầu trung tính vào các tế bào nội mô mạch
máu, thoát ra khỏi mạch máu qua khe giữa các tế bào nội mô của mao mạch và di
chuyển về phía có diễn ra hiện tượng hoạt hoá bổ thể trong mô. C5a là có tác dụng
mạnh nhất trong các quá trình này, chỉ cần một lượng ở mức picomolar là đã có
tác dụng. Vì thế sự hoạt hoá của hệ thống bổ thể sẽ dẫn đến sự tích tụ của các dịch
có mang theo các kháng thể và các tế bào làm nhiệm vụ thực bào đến vị trí có
kháng nguyên xâm nhập.
Bảng 15.5. Hoạt tính sinh học của các sản phẩm phân tách của bổ thể
góp phần tạo nên một đáp ứng viêm hiệu quả
Sản
phẩm
Hoạt tính sinh học
C3a
C3b
C3c
C4a
C5a
Bb
Co cơ trơn; tăng tính thấm thành m
ạch; gây thoát hạt các tế
bào mast và các b
ạch cầu ái kiềm đồng thời giải phóng histamin; gây
thoát hạt các bạch cầu ái toan; gây ngưng tập tiểu cầu.


Opsonin hoá các hạt và làm tan các phức hợp miễn dịch và h
ậu
quả là thúc đẩy quá trình thực bào.
Giải phóng các bạch cầu trung tính từ tuỷ xương d
ẫn đến tăng
số lượng bạch cầu.
Co cơ trơn; tăng tính thấm thành mạch.
Co cơ trơn; tăng tính thấm thành mạch; gây thoát h
ạt các tế
bào mast và các b
ạch cầu ái kiềm đồng thời giải phóng histamin; gây
thoát hạt các bạch cầu ái toan; gây ngưng tập tiểu cầu; hoá hư
ớng
đ
ộng đối với các bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu trung
tính và các tế bào mono; giải phóng các enzyme thu
ỷ phân của bạch
cầu trung tính.
ức chế di tản và làm tăng số lượng các tế bào mono và đ
ại thực
bào
Opsonin hoá kháng nguyên
C3b là yếu tố gây opsonin hoá chủ yếu của hệ thống bổ thể. Quá trình
khuếch đại diễn ra trong khi hoạt hoá C3 sẽ dẫn đến sự bao phủ của C3b lên các
phức hợp miễn dịch và các hạt kháng nguyên. Các tế bào làm nhiệm vụ thực bào
có các thụ thể dành cho bổ thể (CR1, CR3 và CR4) gắn với C3b, C4b hoặc các sản
phẩm phân rã của chúng (xem bảng 15.4). Khi một kháng nguyên đã bị bao phủ
bởi C3b trong qua trình hoạt hoá bổ thể theo bất kỳ con đường nào thì các kháng
nguyên đã bị bao phủ đó sẽ gắn vào các tế bào mang thụ thể CR1. Nếu tế bào là
một tế bào làm nhiệm vụ thực bào (ví dụ như bạch cầu trung tính, tế bào mono

hoặc đại thực bào) thì hiện tượng thực bào sẽ được tăng lên (hình 15.11). Sự hoạt
hoá của các tế bào làm nhiệm vụ thực bào bởi các tác nhân khác nhau trong đó có
độc tố gây phản vệ C5a có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể CR1 từ 5.000 trên
các tế bào làm nhiệm vụ thực bào ở giai đoạn nghỉ ngơi lên đến 50.000 trên các tế
bào hoạt hoá, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thực bào các kháng nguyên đã bị phủ
C3b. Khi một kháng nguyên phủ C3b đã gắn vào CR1 thì một số C3b sẽ bị thoái
hoá thành C3bi và C3f. Ðiều này cho phép kháng nguyên gắn vào CR3, thụ thể
này có tác dụng khởi động quá trình thực bào hiệu quả hơn là CR1.
Trung hoà virus
Hệ thống bổ thể đóng một vai trò quan trọng trong đề kháng của túc chủ
bằng cách trung hoà hoạt tính của virus. Một số virus như các virus retro, virus
Epstein-Barr, virus gây bệnh Newcastle và các virus rubella có thể hoạt hoá con
đường không cổ điển và ngay cả con đường cổ điển mà không cần sự có mặt của
kháng thể. Ðối với hầu hết các virus thì sự gắn của kháng thể trong huyết thanh
vào các tiểu đơn vị lặp lại của các protein cấu trúc của virus tạo ra các phức hợp
miễn dịch đặc biệt rất thích hợp cho sự hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển.
Hệ thống bổ thể tham gia vào việc trung hoà virus theo một số cơ chế (bảng
15.6). Một vài mức độ trung hoà đạt được thông qua sự hình thành của các ngưng
tập virus lớn, thường thì các ngưng tập này làm giảm số lượng tuyệt đối các hạt
virus nhiễm vào. Mặc dù kháng thể có vai trò trong việc hình thành của các ngưng
tập virus, các nghiên cứu in vitro cho thấy thành phần C3b thúc đẩy sự hình thành
của các ngưng tập virus ngay khi có 2 phân tử kháng thể trên một virion. Ví dụ các
virus polyo phủ kháng thể bị trung hoà khi cho thêm huyết thanh có C3b hoạt hoá.
Sự kết hợp của kháng thể và/hoặc bổ thể vào bề mặt của virus tạo nên một lớp áo
choàng dầy có bản chất là protein mà ta có thể quan sát thấy được dưới kính hiển
vi điện tử (hình 15.12). Lớp áo choàng này trung hoà khả năng nhiễm virus bằng
cách ngăn cản sự gắn của virus vào các tế bào túc chủ nhậy cảm. Sự lắng đọng của
kháng thể và bổ thể trên các hạt virus cũng đẩy nhanh quá trình gắn của các hạt
virus vào các thụ thể dành cho Fc hoặc thụ thể dành cho bổ thể type I (CR1).
Trong trường hợp các tế bào làm nhiệm vụ thực bào thì sau quá trình gắn như vậy

sẽ là quá trình thực bào và sự phá huỷ các hạt virus bị nuốt vào ở trong tế bào.
Cuối cùng thì bổ thể phát huy tác dụng làm tan hầu hết các virus, còn nếu không
(trong trường hợp các virus có vỏ bọc) thì sẽ dẫn đến phá vỡ lớp vỏ của virus và
tan rã nucleocapsid.

×