Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kháng nguyên (Kỳ 5) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.53 KB, 5 trang )

Kháng nguyên
(Kỳ 5)
4.1.2. Hệ Rh
Landsteiner và Wiener (1930) đã nhận thấy như sau: nếu lấy hồng cầu khỉ
Rhesus gây miễn dịch cho thỏ, thì huyết thanh thỏ không những có khả năng gây
ngưng kết hồng cầu khỉ mà còn có thể gây ngưng kết hồng cầu của một số người.
Ban đầu, những người có hồng cầu bị ngưng kết bởi huyết thanh thỏ như mô tả ở
trên được xếp vào nhóm Rh
+
, và những người có hồng cầu không bị ngưng kết
được xếp vào nhóm Rh
-
, hình thành một hệ thống nhóm máu gọi là hệ thống nhóm
máu Rh. Trong hệ thống nhóm máu Rh có nhiều kháng nguyên, phần lớn trong số
chúng có tính phản ứng chéo và có tính sinh miễn dịch yếu, trừ kháng nguyên D
có tính sinh miễn dịch mạnh. Khi trên bề mặt hồng cầu của một cơ thể có kháng
nguyên D thì cơ thể đó được gọi là Rh
+
mà không cần để ý đến các kháng nguyên
khác trong hệ Rh như thế nào.
Kháng thể kháng D không xuất hiện tự nhiên trong huyết thanh, mà chúng
chỉ được hình thành ở cơ thể Rh
-
khi cơ thể Rh
-
được gây miễn dịch bằng hồng cầu
có kháng nguyên D (Rh
+
), chẳng hạn trong trường hợp truyền máu của người Rh
+


cho người Rh
-
, hoặc trường hợp người mẹ Rh
-
mang thai Rh
+
; trong các trường
hợp này, kháng thể chủ yếu thuộc lớp IgG.
Việc xác định nhóm máu hệ Rh rất phức tạp do tính phản ứng chéo của
kháng nguyên, do kháng nguyên yếu và do huyết thanh không gây ngưng kết
mạnh như đối với hệ ABO. Trong thực tế, để phát hiện các kháng nguyên trong hệ
Rh hoặc phát hiện kháng thể kháng D trong huyết thanh, người ta thường làm
phản ứng Coombs trực tiếp hoặc gián tiếp. Chẳng hạn, để phát hiện kháng thể
kháng D trong một mẫu huyết thanh, trước tiên người ta trộn huyết thanh đó với
một hỗn dịch hồng cầu có kháng nguyên D, sau đó rửa hồng cầu rồi cho thêm
huyết thanh thỏ kháng globulin người; nếu xảy ra hiện tượng ngưng kết hồng cầu
thì có thể kết luận rằng trong mẫu huyết thanh được xét nghiệm có mặt kháng thể
kháng D. Vấn đề này sẽ được bàn kỹ hơn trong phần “Các phản ứng kháng nguyên
- kháng thể”.
4.2. Các kháng nguyên vi sinh vật
Một tế bào vi khuẩn có cấu trúc kháng nguyên khá phức tạp: chúng có thể
là các kháng nguyên vỏ (kháng nguyên bề mặt), kháng nguyên vách, kháng
nguyên lông, kháng nguyên ngoại tế bào (ngoại độc tố, enzyme …)
Các kháng nguyên vỏ vi khuẩn thường có bản chất là polysaccharide, và có
thể dựa vào tính đặc hiệu của các polysaccharide này để định type vi khuẩn trong
một loài vi khuẩn nào đó. Chẳng hạn, dựa vào kháng nguyên vỏ, có thể phân định
được tới khoảng 80 type huyết thanh khác nhau của vi khuẩn Diplococcus
pneumoniae.
Các kháng nguyên lông vi khuẩn có bản chất là protein. Kháng nguyên lông
cũng mang tính đặc hiệu với các type vi khuẩn; với Salmonella chẳng hạn, người

ta có thể phân định được trên 1000 type huyết thanh khác nhau dựa vào tính đặc
hiệu của kháng nguyên lông.
Các kháng nguyên ngoại tế bào của vi khuẩn (ngoại độc tố, enzyme …)
cũng có bản chất là protein. Các kháng nguyên này có tính đặc hiệu với type vi
khuẩn, và do đó có thể được ứng dụng để chẩn đoán huyết thanh học nhiễm khuẩn.
Một ví dụ điển hình là kháng nguyên ngoại tế bào của Streptococcus, streptolyzin
O, được ứng dụng trong chẩn đoán huyết thanh học nhiễm Streptococcus (phản
ứng ASLO - phát hiện kháng thể kháng streptolyzin O trong huyết thanh bệnh
nhân nghi ngờ nhiễm Streptococcus). Ngoài ra, một số vi khuẩn như vi khuẩn uốn
ván, bạch hầu … giải phóng ngoại độc tố gây bệnh, độc tố này có tính sinh miễn
dịch đáng kể. Nếu làm bất hoạt các ngoại độc tố này (nghĩa là làm mất hoạt tính
gây độc của ngoại độc tố nhưng vẫn giữ được tính sinh miễn dịch của chúng),
chúng ta thu được giải độc tố (toxoid), và có thể sử dụng các giải độc tố làm
vaccine phòng bệnh. Mặt khác, có thể sử dụng giải độc tố để gây miễn dịch tạo
huyết thanh chống ngoại độc tố (còn gọi là kháng độc tố - antitoxin) sử dụng trong
điều trị (chẳng hạn huyết thanh kháng uốn ván - SAT).
Các kháng nguyên virus có thể ở bề mặt (capsid) hoặc ở bên trong. Tuỳ
theo tính đặc hiệu của các kháng nguyên này, có thể phân định được các nhóm
virus, các type virus và các type phụ của virus. Ví dụ, kháng nguyên nucleoproteic
(NPA) là kháng nguyên chung cho tất cả các virus pox. Một số virus có khả năng
thay đổi kháng nguyên bề mặt, tạo ra các type phụ.
4.3. Kháng nguyên phù hợp tổ chức (Kháng nguyên hoà hợp mô):
Khi ghép một cơ quan hay một bộ phận (chẳng hạn một mảnh da) từ một cá
thể này sang một cá thể khác, nếu hai cơ thể giống nhau hoàn toàn về mặt di
truyền (ví dụ hai anh em sinh đôi cùng trứng, hoặc hai động vật trong cùng dòng
thuần chủng) thì mảnh ghép sẽ phát triển bình thường trên cơ thể nhận ghép.
Trong các trường hợp còn lại, mảnh ghép là một vật lạ đối với cơ thể nhận,
và do đó sẽ kích thích cơ thể nhận sinh đáp ứng miễn dịch chống lại mảnh ghép,
đó là phản ứng thải ghép.
Các kháng nguyên trong mảnh ghép có khả năng kích thích cơ thể nhận

ghép sinh ra phản ứng thải ghép được gọi là kháng nguyên ghép, hay kháng
nguyên phù hợp tổ chức (histocompatibility antigen).
Các kháng nguyên phù hợp tổ chức được mã hoá bởi các gene phù hợp tổ
chức, còn gọi là gene H (histocompatibility gene). Vấn đề này sẽ được bàn đến kỹ
hơn trong phần “Miễn dịch ghép”.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×