Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tạo bứt phá cho sự nghiệp năm mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.4 KB, 6 trang )

Tạo bứt phá cho sự nghiệp năm mới
Năm 2010 đi qua và bạn tiếc nuối không ít điều trong công việc: những lỗi
sai không đáng có, những xích mích không đâu với đồng nghiệp, cơ hội thăng
chức bị bỏ lỡ? Làm gì để không lặp lại những sai lầm đó và tạo bứt phá ngoạn mục
trong năm 2011.

Tạo bứt phá cho sự nghiệp năm mới

1. Đừng là kẻ mộng du
Hãy xem mỗi ngày làm việc như trong một kỳ sát hạch đòi hỏi sự tập trung
cao độ. Bạn phải chắc chắn rằng mình học được điều gì đó từ đồng nghiệp và áp
dụng vào thực tế công việc để tăng năng suất của mình. Những điều bạn học hỏi,
chiêm nghiệm được không nhất thiết phải liên quan đến các kỹ năng, mà có thể
đơn giản là cách làm việc khoa học với từng dạng đồng nghiệp khác nhau hoặc
cách điều chỉnh cảm xúc hợp lý.

2. Biết được đích đến cuối cùng
Bạn cần chứng tỏ sự nổi trội của mình trong công việc – đây là cách giúp
bạn ghi điểm tuyệt đối. Do đó, tiên liệu được các bước tiến trong sự nghiệp là chìa
khóa dẫn đến những đột phá và niềm vui trong công việc. Hãy tranh thủ khéo léo
tìm hiểu các thông tin với cấp quản lý để biết rõ con đường sắp tới của bạn sẽ là gì
và đích đến là ở đâu. Điều này sẽ giúp bạn luôn giữ được ngọn lửa và niềm tin
trong công việc.
3. Hiểu rõ mục tiêu chung của công ty
Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ thành quả trong công việc của bạn đóng góp
được gì vào mục tiêu chung của cả công ty. Bạn có đang ở vị trí của người tạo ra
lợi nhuận (tức phòng kinh doanh), quảng bá thương hiệu (tức marketing), hay làm
vui lòng khách hàng? Nắm được điều này giúp bạn cảm nhận được vị thế của
mình và phấn đấu cho thành công trong công việc.

4. “Đứng thẳng” và đừng “ngả nghiêng”


Đem nguyên tắc nhất quán vào trong công việc. Cho dù bạn là lãnh đạo cấp
cao hay lính lác, chân thành trong mọi việc mình đảm nhận. Trong bối cảnh cạnh
tranh và nhiều “thủ thuật” trong kinh doanh, sự thành thật và đáng tin cậy của bạn
sẽ giúp gieo niềm tin trong lòng sếp và đồng nghiệp – điều này có ý nghĩa rất
nhiều đối với sự thăng tiến của bạn.

5. Giữ dáng
Có lẽ bạn đang thắc mắc vì sao lại điều kiện này lại có trong danh sách.
Thật ra tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe khoắn sẽ giúp bạn xử trí các vấn đề công
việc nhanh hơn. Hãy thử thỉnh thoảng đi bộ ra ngoài ăn trưa, tranh thủ tập vài
động tác co giãn gân cốt sau hồi lâu tập trung, bạn sẽ thấy năng lượng như lúc nào
cũng ở bên bạn.
6. Đừng làm “thỏ trong hang”
Không ít khi bạn phân vân theo kiểu: “công việc này hay dự án này không
nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình, mình có nên tham gia không?” mặc dù
bạn rất muốn tham dự vào dự án đó. Đừng chần chờ, nếu công việc và thời gian
cho phép, hãy chủ động tham gia. Bày tỏ ý kiến của bạn, và phối hợp với cấp trên
để hoàn thành – kết quả mà nó mang lại có thể tốt hơn những gì bạn có thể tưởng
tượng ra.

7. Làm đẹp lòng sếp
Hãy đảm bảo bạn và sếp đồng thuận trong những gì bạn làm. Chủ động báo
cáo và cập nhật cho sếp những điều cần thiết nhằm bảo đảm bạn không chỉ làm
đúng, làm đủ mà còn vượt hơn cả mong đợi. Đừng bao giờ tự cho rằng sếp phải
mặc nhiên biết những đóng góp của bạn – không hẳn. Đừng để “mất liên lạc” với
sếp dù ngày nào bạn cũng chạm mắt sếp và đừng bao giờ chờ đến lúc đánh giá
giữa hoặc cuối năm mới “khoe” thành tích của mình.

8. Đừng làm “độc cô cầu bại”
Cho dù công việc của bạn tương đối độc lập, không cần đội nhóm thì bạn

cũng cần hiểu rõ vai trò của các đồng nghiệp, cách thức họ xử lý công việc và giữ
mối quan tâm, thái độ thân thiện cần thiết. Đừng bao giờ cố ý “chơi theo bè, về
theo nhóm”, hoặc “vả lả” khách sáo vài câu gọi là giao tiếp. Bạn sẽ không biết
được trong tương lai mình có cần sự giúp đỡ của họ hay không hoặc là biết đâu
một trong số họ có thể sẽ là sếp của bạn sau này.

9. Phản hồi
Đừng để người khác phải chờ đợi câu trả lời của bạn quá lâu. Hãy sử dụng
email để phản hồi nhanh nhất có thể, cho họ biết bạn đang làm gì, và khi nào có
thể cho họ câu trả lời/ thông tin cuối cùng. Giữ liên lạc với mọi người, chuẩn bị về
mặt tư tưởng và thông tin cho họ. Phản hồi là cách thức quan trọng cho người khác
biết bạn quan tâm đến họ hoặc trân trọng sự giúp đỡ của họ.

10. Giải trí
Bạn làm việc hăng say, nhưng cũng phải thả lỏng và giải trí. Bạn hãy bắt
đầu ngày làm việc mới với một thái độ tích cực và thoải mái. Dành thời gian cho
gia đình, bạn bè, và cho bản thân mình để cân bằng cuộc sống.


×