Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Biện pháp nhằm tăng cường quản lý NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn Hà Nội đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.59 KB, 67 trang )

Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất kì chế độ xã hội nào dù là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa
thì giáo dục luôn là hoạt động quan trọng đối với sự phát triển kinh-tế xã hội của
một quốc gia. Bởi lẽ: giáo dục là nền tảng văn hoá, là cơ sở hình thành nhân
cách và năng cao ý thức của mỗi con người trong xã hội. Cùng với truyền thống
dân tộc, giáo dục thúc đẩy lòng nhiệt huyết của mỗi thế hệ đối với quốc gia dân
tộc.
Con người là vốn quí, là tài sản vô giá của mỗi quốc gia và tri thức khoa
học là “ sản phẩm đặc biệt” của quá trình học hỏi và trau dồi kiến thức trên ghế
nhà trường. Trong văn kiện hội nghị lần thứ II đã nêu: “lấy phát triển giáo dục
làm yếu tố cơ bản- là khâu đột phá...”Và đúng vậy, xã hội phát triển đồng nghĩa
với tri thức con người được nâng lên một bước.
Trong số những biện pháp phát triển toàn diện một quốc gia thì ngân sách
nhà nước(NSNN) được coi là công cụ đặc biệt giúp nhà nước thực hiện các chức
năng của giáo dục thông qua việc Thu- Chi Ngân sách. Và một trong những
khoản chi nói trên, chi cho giáo dục nói riêng trên địa bàn thủ đô đã đóng góp
một phần lớn vào những thành công trên địa bàn thủ đô.
Hơn thế nữa, đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: "phải thực sự coi giáo dục
là quốc sách hàng đầu”... “ đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển ", một lần nữa Dự
thảo Đại hội IX vừa qua Đảng ta đã khẳng địmh: " từng bước phát triển nền kinh tế tri
thức...”. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Đầu tư cho giáo dục là
một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước
một bước so với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Trước yêu cầu và tính bức xúc đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một
số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội đến năm 2005”. Trong phạm vi bài viết tôi
Khoa Kinh tế phát triển 1 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
chỉ xin phép nội dung việc quản lí chi NSNN trong ngành giáo dục phổ thông
trên địa bàn thủ đô Hà nội. Nội dung đề tài gồm ba phần ngoài lời mở đầu và


phần kết luận.
Phần thứ nhất: Hoạt động giáo dục và vai trò cuẩ chi ngân sách nhà nước
cho sự nghiệp giáo dục.
Phần thứ hai: Thực trạng về công tác quản lí chi ngân sách nhà nước
cho hoạt động giáo dục trên địa bàn thủ đô Hà nội những
năm qua.
Phần thứ ba: Một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí chi ngân sách
nhà nước trên địa bàn thủ đô những năm tơí.
Vì điều kiện hiểu biết có hạn, thời gian tiếp cận thực tế tại Sở Tài chính-
Vật giá Hà nội không được dài vì vậy trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề
tài không tránh khoỉ những thiếu sót, tôi rất mong nhận dược sự đóng góp ý kiến
của các thầy, cô trong khoa, các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này. Tôi xin
chân thành cảm ơn, thầy giáo:GVC Trần Đạị, các cô, chú trong Sở Tài chính-
Vật giá Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khoa Kinh tế phát triển 2 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
PHẦN THỨ NHẤT
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.
1. Giáo dục nền tảng văn hoá và nhân cách con người việt nam.
Trải qua bốn ngìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc việt nam với truyền
thống đấu tranh kiên cường bất khuất đã không chịu lùi bước trước bất kì một
thế lực thù địch nào. Chúng ta đứng lên bảo vệ tổ quốc, bảovệ độc lập tự chủ
bảo vệ cái quyền mà “thượng đế đã trao cho mỗi người chúng ta”. Bao nhiêu
năm đã trôi qua song tinh thần ấy vẫn luôn tiềm ẩn trong mỗi con người Việt
Nam, cha ông ta đã đứng lên xây dựng tổ quốc thì mỗi thế hệ chúng ta phải có
trách nhiệm gìn giữ lấy nó và phát triển nó lên một tầm cao mới và đó cũng là

mong muốn ngàn đời mà Bác Hồ đã căn dặn đồng bào. Hết thế này sang thế hẹ
khác cái mong muốn được " sánh vai cùng các cường quốc năm châu " cứ thao
thức như dòng sông quê hương, như mảnh đất mẹ không bao giờ dừng lại trong
mỗi thế hệ người Việt Nam. Ham học hỏi, khám phá và gìn giữ những gì mà cha
ông ta đã để lại đó là vốn quí, là "tài sản vô giá" của dân tộc Việt Nam.
Tiếp thu và gìn giữ những “cổ vật văn hoá” ấy có sự đóng góp không nhỏ
của ngành giáo dục quốc gia. Giáo dục đã giúp lưu giữ cái hay cái đẹp của
những thế hệ trước, giúp thế hệ sau rút ra những bài học kinh nghiệm cho những
bước tiến sau này, và dần sự nối tiếp ấy đã phát triển và trở thành không thể
thiếu trong tâm thức mỗi thế hệ con ngươì Việt Nam. Và phải chăng vì điều ấy
Khoa Kinh tế phát triển 3 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
chúng ta nói rằng: ”Giáo duc là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh
tương lai của dân tộc ...”
Quan niệm về giáo dục của một quốc gia cũng có nhiều ý kiến khác nhau:
có ý kiến cho rằng: ”giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người” và đây
cũng là dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng con người....tuy nhiên
theo một khía cạnh nào đó thì giáo dục được hiểu là việc trang bị những kiến
thức và hình thành nhân cách con người. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói: ” Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”,
phải chăng trong đó người đã nhắc nhở toàn xã hội phải luôn luôn gìn giữ và
phát triển sự nghiệp trồng người. Và một điều mà chúng ta không thể phủ nhận
là phát triển nhân ttố con người luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
2. Giáo dục tri thức cần thiết tiến tới nền “kinh tế tri thức..."
Lần lại những trang sử huy hoàng của dân tộc Việt nam ta mới thấy được
những biến cố quan trọng tạo nên bước ngoặt lịch sử cho quốc gia nhỏ bé này.
Bao khổ đau mất mát dân ta phải chịu đã tạo nên nhân cách con người Việt nam.
Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta đã từng cho rằng, cái đói cái rét không
sợ bằng cái dốt. Và cũng không phải ngẫu nhiên Bác tố cáo hành động vô liêm

sỉ của thực dân Pháp - chúng đầu độc dân ta bằng rượu cồn nha phiến - với mục
đích “dốt để trị”. Người từng nói : ”nạn giặc dốt là một trong những phương
thức độc ác nhất mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn 90% đồng bào
ta bị mù chữ, nhưng chỉ cần 3 tháng là đủ để chúng ta học đọc, học viết tiếng
nước ta theo vần quốc ngữ “. Đồng thời Người cũng khẳng định: ”một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu”.
Không chỉ dừng lại ở Người, các vị lãnh đạo của chúng ta sau người cũng
băn khoăn lo lắng cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Bởi lẽ giáo dục trực tiếp
cung cấp cho xã hội những con người có đủ tri thức, sự hiểu biết để đưa đất
nước cập nhật những thành tựu tri thức mới. Hiến pháp 1992 nêu rõ: ”Nhà nước
Khoa Kinh tế phát triển 4 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
phát triển giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. Một
quốc gia có “dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng văn minh” khi quốc gia ấy
mọi người được giáo dục một cách toàn diện.
Đúng vậy, để đạt được mục tiêu tốt đẹp ấy, thiết nghĩ chúng ta phải tìm cho
ra được động lực của sự phát triển? Đó không phải là cái gì khác mà chính là tri
thức, mà giáo dục đem chi thức đến cho mọi người. Các nước trên thế giới đều ý
thức được rằng, giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự còn là đòn bẩy
cho sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao múc sống nhân dân. Như
chúng ta đã biết tri thức nhân loại là vô tận và khả năng con người chi phối sự
nảy mầm cuả ”Trồi non tri thức “ấy. đưa khoa học kĩ thuật vào thực tế cuộc sống
đó là những gì mà loài người chúng ta mong muốn. Lấy tri thức làm quan điểm
đồng thời làm nhân sinh quan cho các quyết định mang tính toàn cục cuả quốc
gia ... nhà nước ta không ngừng nâng cao công tác quản lí, đưa giáo viên lên một
vị trí mới nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược con người mà nghị quyết trung
ương 4 đề ra là : cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng
đầu đó là động lực thúc đẩy và điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện thắng lợi
những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước, phải coi đầu tư cho
giáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi

trước và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, huy động toàn
xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng giáo dục
quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước. Đó là một chiến lược có tầm quan trọng
bậc nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Một đất nước có nền công nghiệp phát triển tất yếu phải có những con
người có đầy đủ tri thức, trình độ để phát minh sáng chế áp dụng khoa học kĩ
thuật vào cuộc sống và sản xuất. Các nước chậm phát triển muốn phát triển phải
hết sức quan tâm đến giáo dục. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng
đắn mới giúp các nước thuộc thế giơí thứ 3 thoát khỏi sự nô lệ về kinh tế và
công nghệ... Khai giảng năm học 1995-1996 tổng bí thư Đỗ Mười nói: “Con
Khoa Kinh tế phát triển 5 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
người là nguồn lực quí báu đồng thời là mục tiêu cao cả nhất , tất cả do con
người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn
nhất của quốc gia. Vì vậy đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài là vấn đề có tầm
chiến lược là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Giáo dục tự nó cung cấp
cho xã hội những nhà kinh tế, những kĩ sư, bác sĩ và những nhà khoa học có đủ
năng lực trình độ hiểu biết từ đó nó hợp thành lực lượng sản xuất to lớn đủ diều
kiện để đưa đât nước tiến vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên của tri thức, khoa học
và công nghệ tiên tiến....Giáo dục mãi là nhiệm vụ không thể thiếu trong xã hội
loài người tương lai - giáo dục là cơ sở của tri thức con người.
II. SỰ CẦN THIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
1. Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giaó dục.
1.1: Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước.
* Ngân sách nhà nước.
Khi nhắc đến ngân sách nhà nước,có rất nhiều khái niệm ngân sách nhà
nước được đưa ra:
Từ điển bách khoa toàn thư của Liên xô (cũ ) cho rằng: "ngân sách nhà
nước là bản liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn của nhà

nước".
Theo từ điển Pháp thì: Ngân sách nhà nước là bản kế hoạch thu nhập , chi
tiêu quốc gia trong tương lai. Nó được ông quốc khố đại thần trình ra trước nghị
viện xem xét và có những đề xuất thay đổi thuế khoá, những đề xuất đó sau này
được đổi thành luật trong năm tài chính. Sự phát triển của xã hội loài người
đồng nghĩa với sự thay đổi và phát triển của các quan hệ xản xuất, nền kinh tế
tập trung cũng dần được thay đổi bằng nền kinh tế thị trường, khái niệm ngân
sách nhà nước cũng được hiểu theo nghĩa khác: Ngân sách nhà nước là toàn bộ
các khoản thu chi trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
Khoa Kinh tế phát triển 6 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước.
* Chi ng ân sách nhà nước:
Là quá trình phân phối lại quĩ tiền tệ theo nguyên tắc không hoàn trả trực
tiếp nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của nhà nước.
1.2: Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Ngân sách không tách rời nhà nước, cùng với việc xuất hiện nhu cầu về tài
chính là sự xuất hiện nhà nước nhằm chi tiêu cho mục đích bảo vệ sự tồn tại của
nhà nước, đó là các khoản chi cho bộ máy của nhà nước, cho cảnh sát, quân đội,
tiếp đến là nhu cầu chi khác nhằm thực hiện chức năng của nhà nước như: chi
cho các nhu cầu văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội, trợ cấp xã hội,
chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, hệ thống kết cấu hạ tầng ...
Hoạt động của sự nghiệp giáo dục có ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng lao
động của con người. Chúng ta biết rằng lao động của con người luôn mang tính
hai mặt: một mặt là phần lợi ích mà con người được hưởng từ lao động, đó là
tiền lương, phúc lợi xã hội. Mặt khác nó còn là tiềm lực của sản xuất vì nó là
một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lực lượng sản xuất. Và vấn đề đặt ra
đối với chúng ta là phải quan tâm đến tính hai mặt đó của lao động để lao động
sáng tạo ra giá trị sử dụng và giá trị thặng dư trên cơ sở năng cao chất lượng lao

động, vì vậy nhà nước phải quan tâm nhiều đến giáo dục nhằm đào tạo con
người toàn diện, đó chính là yếu tố đảm bảo sự vững chắc của thể chế chính trị
của mỗi quốc gia hiện nay. Như vậy chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo
dục là cần thiết.
Đứng trên góc độ nào đó mà xét ta thấy rằng: chi ngân sách cho sự nghiệp
giáo dục là khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội nhằm góp phần đảm
bảo,duy trì phát triển kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng quĩ tiền tệ tập chung
của nhà nước mà không hoàn trả trực tiếp.
Khoa Kinh tế phát triển 7 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
1.3: Ngân sách nhà nước với các lĩnh vực phải chi.
Với vai trò to lớn của mình Ngân sách nhà nớc phải đảm đương một công
việc vô cùng to lớn và đa dạng, cụ thể như:
* Chi phát triển kinh tế : gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi
vốn lưu động, chi sự nghiệp phát triển kinh tế, chi dự trữ, chi tạo nguồn vay với
các dự án ...( chi dự án 120 : quĩ hỗ trợ giải quyết việc làm, chi chương trình
327: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chi trương trình chống xuống cấp của
ngành giáo dục ...
* Chi sự nghiệp văn xã: gồm các khoản chi nhằm phát triển sự nghiệp văn
xã như chi cho giáo dục - đào tạo, chi sự nghiệp y tế, chi văn hoá thông tin, chi
sự nghiệp thể dục thể thao, chi để thực hiện các chính sách xã hội: như chính
sách ưu tiên đối với ngời miền núi, hải đảo và các khoản chi cho sự nghiệp văn
hoá xã hội khác...
* Chi quản lí hành chính: Gồm các khoản chi nhằm duy trì sự phát triển
của cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan của Đảng, Mặt trận tổ quốc, các
đoàn thể chính trị xã hội...
* Chi quốc phòng- an ninh: Đó là các khoản chi duy trì sự hoạt động của
Bộ quốc phòng, Bộ công an...
Ngoài các khoản chi trên còn có các khoản chi khác: chi trả nợ, chi viện
trợ, đóng góp cho các tổ chức quốc tế tham gia ...

Để nâng cao chất lượng ngành giáo dục cần phải có sự đầu tư mà trước hết
là đầu tư bằng tiền. Vốn đầu tư cho phát triển giáo dục có thể được khai thác
dưới nhiều hình thức khác nhau song hiện nay ở nước ta vẫn chủ yếu là từ ngân
sách nhà nước đài thọ, từ đó hình thành nên khoản chi ngân sách nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục.
Xét về mặt hình thức,chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục là sự
thực hiện quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị từ quỹ tiền tệ tập trung của
Khoa Kinh tế phát triển 8 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
Nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm duy trì và phát triển
một nền giáo dục quốc gia đáp ứng yêu cầu của cuộc đổi mới cũng như yêu cầu
của công cuộc phát triển kinh tế xã hội.
Nhưng nếu xét về lâu dài thì chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo
dục là khoản chi mang tính tích luỹ, là nhân tố quyết định mức độ tăng trưởng
kinh tế trong tương lai,đặc biệt là trong thời đại mới khi mà khoa học kĩ thuật
trực tiếp là yếu tố sản xuất, khi tỉ lệ chất xám trong giá trị của cải vật chất làm ra
ngày càng lớn. Đó là kết quả của quá trình đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục.
1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục.
Trong mỗi giai đọan khác nhau, mức độ, nội dung cơ cấu chi ngân sách nhà
nước cho sự nghiệp giáo dục cũng có sự khác nhau, sự khác nhau đó bắt nguồn
từ các nhân tố ảnh hưởng sau:
- Chế độ chính trị mà mỗi quốc gia theo đuổi: Tuỳ theo chế độ chính trị của
mỗi quốc gia mà nhà nước quyết định những nhiệm vụ kinh tế - chính trị xã hội,
do đó nó quyết định đến nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục.
- Mức độ phát triển của lực lượng sản xuất: Đây là nhân tố vừa tạo ra tiền
đề, khả năng cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục. Bởi lẽ nhân lực con người là yếu tố quyết định sản xuất, mà
đầu tư cho giáo dục là đầu tư để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng

nhân tài. Tù đó xây dựng và tạo lập nên những kĩ sư, bác sĩ, cán bộ kinh
doanh ....tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Phạm vi và mức độ bao cấp của nhà nước cho lĩnh vực giáo dục: Chi ngân
sách cho sự nghiệp giáo dục đó chính là bao cấp bảo đảm phúc lợi xã hội cho
mọi người dân, nó không chỉ phụ thuộc vào chế độ chính trị, từng giai đoạn lịch
sử mà còn phụ thuộc vao mục tiêu xã hội trong những thời kì nhất định, mà mức
Khoa Kinh tế phát triển 9 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
độ và khả năng chi của ngân sách cho từng cấp học là khác nhau, với mức độ
bao nhiêu.
- Thực trạng trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy học tập: Đây
chính là yếu tố quyết định trực tiếp đến cơ sở vật chất trong nhà trường của nhà
nước và xã hôị, phúc lợi xã hội có được nâng cao và nhìn nhận khi nó được biểu
hiện qua số mét vuông nhà ở /người dân; số km đường/người dân...
- Tốc độ tăng trưởng dân số : Việc qui mô dân số mở rộng trong điều kiện
trang thiết bị hạn chế từ đó làm giảm phúc lợi xã hội/người dân. Để đảm bảo
phúc lợi xã hội cho người dân không ngừng tăng lên khi dân số tăng đồng nghĩa
với việc đầu tư thêm về phúc lợi cho toàn xã hội về mọi mặt nói chung và trang
thiết bị cho ngành giáo dục nói riêng. Và cũng có nghĩa chi cho giáo dục tăng
lên.
Việc xác định đúng các nhân tố và nhận biết chúng ảnh hưởng như thế nào
đến cơ cấu nội dung chi ngân sách là cần thiết để đảm bảo chi tiết kiệm và hiệu
quả và đạt phúc lợi xã hội một cách tối đa.
1.5: Nguyên tắc đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm - hiệu quả.
Khả năng là có giới hạn và nhu cầu là vô hạn đó là lí do tại sao chúng ta đa
ra yêu cầu chi tiết kiệm và hiệu quả. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta
nhắc đến hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra, bỏ vào đâu và thực hiện như thế
nào? Đó là câu hỏi mà chúng ta luôn phải bận tâm. Vì vậy các nhà kinh tế để
đảm bảo yêu cầu này đã đề ra ba nguyên tắc chi:
• Nguyên tắc quản lí theo dự toán.

Đề ra nguyên tắc này, các nhà kinh tế nhằm mục đích thống nhất và tập
chung một mối trong việc thực hiện chi ngân sách nhà nước nói chung và chi
thường xuyên nói riêng mà chi cho giáo dục là một trong những nội dung trong
đó nhất thiết phải đảm bảo, xuất phát từ một số cơ sở và thực tiễn sau:
Khoa Kinh tế phát triển 10 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
- Thứ nhất: Hoạt động của chi ngân sách nhà nước đặc biệt là cơ cấu thu -
chi ngân sách nhà nước, đồng thời phải luôn chịu sự kiểm tra giám sát của các
cơ quan quyền lực nhà nước.
- Thứ hai: phạm vi và mức độ chi cho từng lĩnh vực là rất khác nhau vì vậy
nhất thiết phải tạo ra những định mức chi riêng hợp lí cho mỗi đối tượng.
Tôn trọng nguyên tắc quản lí theo dự toán đối với các khoản chi thường
xuyên được nhìn nhận dưới góc độ sau:
- Mọi nhu cầu chi thường xuyên nói chung và chi giáo dục nói riêng nhất
thiết phải được xác định trong dự toán kinh phí từ cơ sở thông qua việc xét
duyệt của các cơ quan quyền lực nhà nước từ thấp đến cao và quyết định cuối
cùng do quốc hội xem xét đề ra.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán cho mỗi cấp, phải căn cứ vào
dự toán kinh phí đã được duyệt mà phân bổ và sử dụng. Dự toán chi cho mỗi
khoản mục chỉ được phép sử dụng trong khoản mục đó và hạch toán theo đúng
mục lục ngân sách nhà nước.
- Phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu, so sánh khi quyết toán kinh phí và
phân tích đánh giá thực hiện của từng kì báo cáo. Vì vậy nhất thiết phải đồng
nhất trong việc xác lập các chỉ tiêu và khoản mục trong quyết toán và dự toán
chi.
• Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
Đây có lẽ là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lí tài chính nhà
nước: nguồn lực là có hạn và nhu cầu là vô hạn vì vậy chúng ta phải chi làm sao
mà với mức phí bỏ ra thấp nhất song hiệu quả đạt được lại cao nhất? Hơn thế
nữa do hoạt động của ngân sách nhà nước diễn ra rộng và đa dạng phức tạp, nhu

cầu chi luôn gia tăng với mức độ không ngừng trong giới hạn huy động các
nguồn thu. Chính vì vậy để tiết kiệm và hiệu quả được tôn trọng chúng ta phải
làm tốt và đồng bộ một số nội dung sau:
Khoa Kinh tế phát triển 11 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
- Xây dựng các định mức tiêu chuẩn chi phù hợp với từng đối tượng hay
tính chất công việc, đồng thời bảo đảm tính thực tiễn cao.
- Thiết lập các hình thức cấp phát đa dạng, từ đó tạo tiền đề cho việc lựa
chọn các tiêu thức phù hợp cho mỗi đối tượng quản lí.
- Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc nhóm mục chi phù hợp
với ngân sách mà hiệu quả cao.
Nói tóm lại tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt đối lập của nguyên tắc này
song nó lại có mỗi quan hệ tương hỗ với nhau nếu chúng ta sử dụng hợp lí các
đồng vốn, do vậy khi xem xét phải đặt chúng trong quan hệ tương hỗ, xem xét
lợi hại khi chọn vì chúng luôn chi phối lẫn nhau.
• Nguyên tắc “ Chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước ”.
Đề ra nguyên tắc này cũng là lí do để nhà nước khai thác tối đa hiệu quả
của các công cụ hành chính. Kho bạc nhà nước có chức năng quan trọng là quản
lí quĩ ngân sách nhà nước, vì vậy nhất thiết các kho bạc phải quản lí chặt chẽ các
khoản chi của nhà nước, đặc biệt là chi cho giáo dục. Để tằng cường vai trò của
kho bạc nhà nước trong kiểm soát chi cho sự nghiệp giáo dục của ngân sách nhà
nước trong điều kiện hiện nay ở nước ta đã và đang triển khai việc chi trực tiếp
qua kho bạc nhà nước như là một nguyên tắc trong quản lí khoản chi này.
Để thực hiện tốt nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước cần giải
quyết một số vấn đề cơ bản sau:
- Mọi khoản chi phải được kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau quá trình
cấp phát thanh toán và thuộc dự toán ngân sách được duyệt theo chế độ tiêu
chuẩn và định mức do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nớc phải mở tài khiỏan tại ngân hàng
kho bạc nhà nước, chịu sự kiểm tra kiểm soát của các cơ quan tài chính, kho bạc

nhà nước trong việc lập dự toán thanh toán, hạch toán và quyết toán ngân sách
nhà nước.
Khoa Kinh tế phát triển 12 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
- Các cơ quan tài chính có trách nhiệm phải thẩm định dự toán và thông
báo hạn mức kinh phí gửi cho đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách, kiểm tra sử
dụng kinh phí đồng thời xét duyệt quyết toán chi của đơn vị và tổng quyết toán
chi ngân sách nhà nước.
- Kho bạc nhà nước phải kiểm soát hồ sơ, chứng từ và điều kiện cấp phát,
thanh toán kịp thời khoản chi ngân sách nhà nước theo quy định. Tham gia với
các cơ quan tài chính cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền trong việc sử
dụng ngân sách nhà nước và xác nhận số thực chi ngân sách qua kho bạc.
- Lựa chọn phương thức cấp phát, thanh toán đối với từng khoản chi cho sự
nghiệp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện tại: phương thức cấp
phát thanh toán đối với từng khoản lương, các khoản có tính chất lương...sẽ khác
với phương thức cấp phát, thanh toán cho xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm vật
tư thiết bị ...
Đó là ba nguyên tắc cần thiết để chi ngân sách nhà nước tiết kiệm và đạt
hiệu quả cao nhất. Để làm rõ thêm điều này ta nghiên cứu nội dung chi của ngân
sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
2. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Nhằm mục đích nâng cao phúc lợi xã hội về mặt giáo dục và phát triển về
thể chất, tinh thần của nhân dân. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục là điều
kiện không thể thiếu cho sự nghiệp của toàn đảng toàn dân nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học “Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá các điều kiện dạy và học”, và
chi của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục là nhằm thực hiện thắng lợi
những nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục kết hợp với các nguồn kinh phí khác.
Xét trên góc độ quản lí các khoản chi cho từng nhóm mục chi thì chi ngân
sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục bao gồm một số nhóm chi chủ yếu sau:
• Nhóm một: Chi cho con người.

Khoa Kinh tế phát triển 13 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Lun vn tt nghip Mt s bin phỏp nhm tng cng...
Bao gm chi lng, ph cp, bo him xó hi, phỳc li tp th cho giỏo
viờn, cỏn b cụng nhõn viờn nh trngkhon chi ny ch yu nhm mc ớch
tỏi sn xut sc lao ng cho i ng giỏo viờn, cỏn b cụng nhõn viờn ca nh
trng.
Cụng thc xỏc nh:
`)(
1

=
=
n
i
CNi
CNi
CN
SxMC
Trong ú:
-
CNi
M
: mc chi bỡnh quõn mt cụng nhõn viờn d kin kỡ k hoch.
-
CNi
S
:s cụng nhõn viờn bỡnh quõn d kin cú mt trong nm k hoch
ngnh i.
-C
CNi

: s kinh phớ chi cho cụng nhõn viờn d kin kỡ k hoch.
Mcn: thng c xỏc nh da vo mc chi thc t kỡ bỏo cỏo ng thi
tớnh n nhng iu chnh cú th xy ra v mc lng, ph cp v mt s khon
khỏc m nh nc d kin thay i.
S
CN
=
S CNV cú
mt cui nm
bỏo cỏo
+
S CNV d kin
tng b/quõn nm
k hoch
-
S CNV d kin
gim b/quõn nm
k hoch
Số CNV dự kiến
tăng b/quân năm
kế hoạch
=
Số CNV dự kiến
tuyển dụng
x
Số tháng
làm việc
12



Số CNV dự kiến
giảm b/quân năm
kế hoạch
=
Số CNV dự kiến
nghỉ theo chế độ
x
Số tháng
làm việc
12
Nhóm hai: Chi cho nghiệp vụ chuyên môn.(NV-CM).
Khoa Kinh t phỏt trin 14 Nguyn Doón Luyn KH-39
Lun vn tt nghip Mt s bin phỏp nhm tng cng...
Bao gồn các khoản chi về giảng dạy, học tập trang thiết bị trong trờng (dụng
cụ thí nghiệm, sách giáo khoa...) khoản chi này phụ thuộc vào trang thiết bị trong
trờng, qui mô, cấp học và bản thân nó quyết định hiệu quả của giáo dục. Số chi
nghiệp vụ chuyên môn của mỗi cấp khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động
của nó, vì vậy khi xác định số chi nghiệp vụ chuyên môn của mỗi cấp phải căn cứ
vào từng nội dung cụ thể gắn với nhu cầu kinh phí và khả năng đảm bảo các nguồn
kinh phí của ngaan sách nhà nớc.
Công thức xác định:

=
=
n
i
NViNV
CC
1
Trong đó: - C

NV
: số chi nv- cm kì kế hoạch toàn nền kinh tế.
- C
NVi
: số chi nv- cm ngành i.
C
NVi
=
Số dự kiến
chi về vật
liệu, dụng cụ
cho NVCM
+
Số dự kiến chi
về n/cứu khoa
học hay thuê
nghiên cứu
+
Số dự kiến
chi đồng
phục - trang
phục...
+
Số dự kiến
chi về các
khoản khác
Nhóm ba: Chi quản lí hành chính
Đây là khoản chi nhằm duy trì hoạt động bình thờng của bộ máy quản lí của
mỗi cơ quan đơn vị, hay toàn ngành. Các đơn vị thuộc phạm vi bao cấp của ngân
sách nhà nớc về công tác quản lí hành chính bao gồm: chi tiền chè nớc tại cơ quan,

chi trả tiền điện, tiền nớc đã dùng tại văn phòng, các dịch vụ về thông tin liên lạc,
chi hội nghi, tiếp khách, hội nghị sơ kết, tổng kết lễ tân...các khoản chi này liên
quan nhiều đến qui mô hoạt động và tổ chức của mỗi loại hình đơn vị:
Công thức xác định:

=
ì=
n
i
CNi
QLi
QL
SMC
1
)(
Khoa Kinh t phỏt trin 15 Nguyn Doón Luyn KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
Trong đó:
C
QL
: Chi quản lí hành chính của nhà nước dự kiến kì kế hoạch.
QL
M
: Mức chi quản lí hành chính bình quân một cnv dự kiến kì kế hoạch
ngành i.
CNi
S
: Số công nhân viên bình quân dự kiến có mặt trong năm kế hoạch
thuộc ngành i.
Căn cứ để xác định mức chi quản lí hành chính dự kiến cho năm kế hoạch

là dựa vào mức chi quản lí hành chính thực tế bình quân một công nhân viên kì
báo cáo, khả năng nguồn vốn của ngân sách kì kế hoạch và yêu cầu chi tiết kiệm
trong quản lí hành chính.
• Nhóm bốn: Chi mua sắm sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ.
Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố
định dùng cho các hoạt động hành chính sự nghiệp nên thường phát sinh kinh
phí cần có để mua sắm thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố
định đã bị xuống cấp ở những đơn vị được ngân sách nhà nước bao cấp. Vì vậy
phải xác định nhu cầu kinh phí để đáp ứng cho mua sắm để sửa chữa lớn hoặc
xây dựng nhỏ trong dự toán kinh phí hàng năm của mỗi đơn vị để lập dự toán
cho ngân sách nhà nước.
Khi lập dự toán chi cho ngân sách nhà nước cho nhóm mục này cơ quan tài
chính chủ yếu dựa trên những căn cứ sau:
• Một là: Trạng thái của tài sản đã sử dụng tại mỗi ngành, mỗi đơn vị thông
qua các tài liệu quyết toán kinh phí kết hợp với điều tra thực tế để dự tính mức
chi cho mỗi ngành, đơn vị.
• Hai là: Khả năng của nguồn vốn ngân sách đáp ứng các yêu cầu về trang
thiết bị trong kì kế hoạch.
Khoa Kinh tế phát triển 16 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
Kết hợp hai căn cứ trên, cơ quan tài chính có thể dự tính mức chi cho mua
sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ bằng một tỉ lệ phần trăm trên nguyên giá của
tài sản cố định hiện có tại mỗi ngành, mỗi đơn vị.
Công thức xác định:

=
×=
n
i
mS

TiNGiC
1
)(
Trong đó:
C
mS
: Số chi cho mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ của ngân sách nhà
nước dự kiến kì kế hoạch.
NGi: Nguyên giá tài sản cố định hiện có tại ngành i.
Ti : Tỉ lệ % áp dụng để xác định kinh phí dự kiến chi cho mua sắm,sửa
chữa lớn và xây dựng nhỏ ngành i.
Căn cứ bốn nhóm chi trên ta có:
C

=C
NV
+ C
CN
+ C
QL
+ C
mS
Trong đó:
- C
GD
: Số chi thờng xuyên cho giáo dục dự kiến kì kế hoạch của ngân sách
nhà nớc.
- C
CN
: Số chi CNVdự kiến kì kế hoạch.

- C
NV
: Số chi NV-CM dự kiến kì kế hoạch.
- C
QL
: Số chi quản lí hành chínhdự kiến kì kế hoạch.
- C
mS
: Số chi mua sắm sửa chữa dự kiến kì kế hoạch.
3. Vai trò của chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục.
Vững bước tiến vào thế kỉ XXI đó là nguyện vọng của toàn Đảng toàn dân
và toàn quân ta mà tiền đề thúc đẩy nhiệm vụ và hoài bão lớn lao đó là tri thức-
Khoa Kinh tế phát triển 17 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
giáo dục đem tri thức đến cho mọi người. Một nền giáo dục có phát triển khi nó
được sự quan tâm ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cả về vật chất và
tinh thần. Nếu như trước năm 1987, nền kinh tế Việt nam hoạt động theo cơ chế
kế hoạch hoá tập trung mà đặc trưng là cơ cấu kinh tế đóng, nông nghiệp lạc
hậu, tốc độ tăng dân số luôn ở mức cao ( bình quân 3%/năm) thì từ sau Đại hội
lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt nam đường lối đổi mới kinh tế đã được hình
thành và đặc biệt đến năm 1989 một số nội dung trong việc đổi mới kinh tế bắt
dầu phát huy tác dụng, Đảng và nhà nước tiếp tục đổi mới một cách toàn diện
hơn. Từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp được chuyển đổi sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Đổi mới kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
của nền giáo dục, tăng cường quản lí và nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho
giáo dục có sự kết hợp hợp lí nguồn vốn ngân sách nhà nước với các nguồn vốn
khác trong phát triển giáo dục:
Nguồn vốn do nhân dân đóng góp: Đựợc hình thành từ các khoản:
- Thu học phí từ học sinh phổ thông đóng góp theo định mức từng cấp học

có sự ưu tiên cho các đối tựơng chính sách, học sinh nghèo.
Tiền do nhân dân đóng góp để xây dựng, sửa chữa trang thiết bị ngoài
những khoản mà ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn
trang thiết bị trong trường.
Nguồn viện trợ. Bao gồm :
- Viện trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước.
- Ủng hộ nhân đạo của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.
- Các khoản được biếu tặng cho trường bằng hiện vật của các tổ chức kinh
tế và các tổ chức xã hội.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Khoa Kinh tế phát triển 18 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
Trong điều kiện đổi mới hiện nay, nhà nước ta nói riêng và các nước trên
thế giới nói chung khuyến khích các hình thức xã hội hoá lĩnh vực giáo dục
nhưng ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò và giữ vị trí hết sức quan trọng. Như
vậy đầu tư cho giáo dục là điều không thể thiếu.
Như trên đã nói ngân sách nhà nước là nguồn tài chính cơ bản, to lớn nhất
để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng đường lối của
Đảng “ giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều
khó khăn, các thành phần kinh tế phát triển không đồng đều song lại phải cạnh
tranh hết sức khốc liệt của nền kinh tế thị trường vì vậy sự đóng góp của thành
phần kinh tế này là không đáng kể, mọi gánh nặng đều đặt lên vai của nhà nước-
ngân sách nhà nước. Hàng năm ngân sách nhà nước đóng góp 80% các khoản
chi cho giáo dục quốc dân vì vậy ngân sách nhà nước có vai trò hết sức to lớn
trong việc duy trì và phát triển nền giáo dục quốc gia.
Hơn thế nữa đầu tư của ngân sách nhà nước tạo diều kiện ban đầu, đồng
thời là cơ sở tiền đề cho sự ủng hộ giáo dục của các tầng lớp nhân dân thông qua
việc giáo dục cho các tầng lớp nhân dân hiểu được vai trò và tác dụng to lớn của
giáo dục đối với con em họ từ đó thu hút sự đóng góp của nhân dân cho giáo
dục.Không chỉ có vậy, NSNN luôn quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật

chất của anh chị em giáo viên, giúp mọi người yên tâm công tác nâng cao chất
lượng giáo dục, thông qua việc tăng lương, giảm niên hạn tăng lương …đó là
những gì nhà nước đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, quan tâm đến sự
nghiệp trồng người.
Không dừng lại ở đó, ngân sách nhà nước còn giúp điều phối cơ cấu giáo
dục của toàn ngành, thống nhất thời gian dạy, chương trình học của từng lớp và
từng cấp học. Với sự nỗ lực không ngừng đó ngành giáo dục nói chung và giáo
dục Hà nội nói riêng đã gặt hái nhuững thành công to lớn trong các cuộc thi học
sinh giỏi và quốc tế.
Khoa Kinh tế phát triển 19 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
Theo thể chế thiết lập giáo dục hiện hành, nền giáo dục được chia thành:
giáo dục chính qui, phi chính qui và giáo dục thường xuyên. Nền giáo dục chính
qui lại được chia thành các hệ nhỏ trong một thể thống nhất của hệ thống giáo
dục quốc gia- một hệ thống xuyên suốt từ từ giáo dục mầm non đến hệ đại học
cung cấp toàn diện nền tri thức nhân loại..(sơ đồ hệ thống giáo dục quốc gia).
Khoa Kinh tế phát triển 20 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc gia.
Khoa Kinh tế phát triển 21 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
4.
18 tuổi
2. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 3. GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
15 tuổi
11 tuổi
6 tuổi
3 tuổi
1. GIÁO
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
SAU ĐẠI HỌC

ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
CAO HỌC
GIAI ĐOẠN II
ĐẠI HỌC (4 - 6
NĂM) GIAI ĐOẠN I
CAO ĐẲNG
(3 NĂM)
Trung học
phổ thông
(3 năm)
Trung học
Nghề
(3 năm)
Trung học
Chuyên nghiệp
(3-4 năm)
Đào tạo nghề
(2 năm)
Trung học
Cơ sở
(4 năm)
Đào tạo nghề
(1 năm)
Tiểu học
(5 năm)
Mẫu giáo
(3 năm)
Nhà trẻ
(3 năm)
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...

4. Sự cần thiết của chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Như phần trên chúng tã đã xem xét phạm vi, cơ cấu, nội dung của chi ngân
sách Nhà nước nói chung và chi sự nghiệp giáo dục nói riền rất phong phú và đa
dạng, hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển giáo dục nói riêng
diễn ra rất phức tạp. Các khoản chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động giáo dục
thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến lĩnh vực trồng người nói quyết định trực
tiếp đến chất lượng, cơ cấu và điều kiện giảng dạy và học tập của hoạt động giáo
dục. Giáo dục có phát triển khi con người hoạt động trong đó có được quan tâm
đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên, học sinh phát huy lòng yêu nghề,
yêu trường, yêu lớp… công hiến những thành quả lớn lao cho xã hội. Điều đó
chỉ xảy ra khi khoản chi cho con người của ngành giáo dục được thoả đáng.
Không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn đó là vấn đề mà ngành giáo dục
thủ đô luôn quan tâm trên con đường phát triển. Hàng năm ngành giáo dục liên
tục mở các lớp tuyển chọn giáo viên giỏi yêu nghề, say nghề tạo điều kiện cho
anh chị em giáo viên học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy mới, những phương
pháp lên lớp, giảng bài hay giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt bài giảng
ngay trên lớp… và khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn là không thể không có
trong lĩnh vực giáo dục. Không chỉ có vậy, công tác quản lý hành chính đi sâu,
đi sát trong việc nắm bắt quản lý chuyên môn giáo viên cũng được quan tâm
thích đáng, cán bộ quản lý tài chính tại các trường, xã, phường, các phòng và sở
giáo dục liên tục được đào tạo chuyên môn quản lý trong những phạm vi thích
hợp. Tăng cường hiệu quả các nguồn kinh phí từ ngân sách cho giáo dục có
được thực hiện khi các khoản chi cho từng lĩnh vực giáo dục được bố trí hợp lý,
khoa học và đúng mục đích. Trong nhiều năm liên tiếp khoản chi cho hoạt động
giáo dục liên tục tăng lên: năm 1998 chi cho quản lý hành chính giáo dục phổ
thông trên địa bàn thành phố Hà Nội là 25.021 triệu đồng, 9% trong tổng chi cho
giáo dục phổ thông toàn thành phố năm 1999 là 27.255 triệu đồng chiếm 9,13%
và năm 2000 vừa qua ước đạt 29.861 triệu chiếm 9% tổng chi cho hoạt động
Khoa Kinh tế phát triển 22 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...

giáo dục phổ thông. Đó là một sự cố gắng lớn của Hội đồng nhân dân UBND
cùng toàn thể nhân dân thủ đô đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.
Yếu tố khác quyết định gián tiếp đến chất lượng giáo dục đó là khoản chi
cho mua sắm và sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ tại các sở giáo dục thủ đô…
Không phải ngẫu nhiên việc đầu tư cho khoản này từ ngân sách Nhà nước chiếm
một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi từ ngân sách Nhà nước cho hoạt động giáo
dục năm 1997 là 50.304 triệu đồng chiếm 22% tổng số chi cho hoạt động giáo
dục. Điều đó chứng tỏ một điều rằng, giá trị tài sản trang thiết bị, đồ dùng học
tập… phục vụ cho hoạt động giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong những
thành công của ngành giáo dục.
Như chúng ta đã biết khoản chi này nhằm mục đích mua sắm thêm hoặc
dùng để sửa chữa những giá trị tài sản phục vụ nhu cầu giảng dạy học tập. Nếu
chúng ta xét về hình thái bên ngoài của hệ thống giáo dục thì phúc lợi xã hội của
ngành được nhìn nhận thấy ngay trên giá trị tài sản, trang thiết bị trên một học
sinh trong trường chất lượng giáo dục có được nâng cao khi điều kiện học tập
đầy đủ đáp ứng nhu cầu trong từng tiết học.
Con người (giáo viên, học sinh) chất lượng chuyên môn, tinh thần học tập
và cơ sở vật chất tất cả những điều đó tạo nên nền giáo dục quốc gia. Một nền
giáo dục quốc dân có phát triển toàn diện không bị khuyết tật khi mỗi một con
người được đào tạo một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, chăm sóc cho nguồn gốc (nền
tảng giáo dục) là vô cùng cần thiết. Và đây cũng là lý do khiến Nhà nước phải
đầu tư kinh phí cho sự nghiệp giáo dục để mong muốn có một nền giáo dục
vững chắc trở thành hiện thực.
Khoa Kinh tế phát triển 23 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
P HẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC THỦ ĐÔ THỜI GIAN QUA.

1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội thủ đô thời gian qua.
Nằm hai bên bờ sông Hồng thuộc đồng bằng bắc bộ trù phú và màu mỡ,
nổi tiếng là đất văn vật từ xa xa là thủ đô Hà nội. Được chọn làm thủ đô từ năm
1010 dưới triều nhà Lí khi Lí Công Uẩn rời đô từ Hoa lư về Hà nội với tên
THĂNG LONG lúc bấy giờ. Sau đến triều Lê mang tên ĐÔNG ĐÔ và triều
Nguyễn là Hà Nội (1831)…trải qua bao nhiêu biến cố cùng lịch sử dân tộc,
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công Hà Nội chính thức được chọn làm
thủ đô của nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Xác định vị trí chiến lược của thủ
đô Hà nội Nghị quyết 08/ BCT của bộ chính trị (ngày 21/3/1983) đã nêu “ Hà
nội là trung tâm đầu não về chính trị - văn hoá, khoa học kĩ thuật đồng thời là
trung tâm lớn về kinh tế, về giao dịch quốc tế của cả nước”.
Là tụ điểm của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến quốc lộ và đồng thời là đầu mối
thông tin liên lạc quan trọng và lớn nhất trong cả nước. Nằm trung tâm đồng
bằng bắc bộ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp Thái nguyên, phía đông là Bắc
ninh, Hưng yên, phía nam giáp Vĩnh phúc và phía tây giáp Hà tây, cách cảng
nước sâu Cái lân và cảng lớn Hải phòng khoảng 100-150km theo hướng quốc lộ
18 và quốc lộ 5, cách cửa ngõ biên giới Lạng sơn 200 km...Hà nội rất thuận tiện
trong việc thông thương kinh tế với cả nước.
Khoa Kinh tế phát triển 24 Nguyễn Doãn Luyện KH-39
Luận văn tốt nghiệp Một số biện pháp nhằm tăng cường...
Là thành phố lớn thứ hai trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh về cả
dân số và mật độ dân cư, với 2.7364 triệu người chiếm gần 3.6% dân số cả
nước. Từ năm 1995 đến nay mức tăng dân số bình quân 2.1%/ năm, với 58%
dân số sống trong bảy quận nội thành. Diện tích Hà Nội 937.39 km2 với mật độ
dân số lớn trong nội thành: 17320 ngời/ km2 và 1164 người /km2 ở ngoại thành,
đã xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa các địa phương nội và ngoại thành. Và
chính sự khác biệt này đã gây ra sự chênh lệch về điều kiện sống, thu nhập, điều
kiện dân trí, đầu tư cho kết cấu hạ tầng và phát triển giáo dục đào tạo giữa các
địa phươngtrên địa bàn.( Nguồn:Niên giám thống kê 2000).
Với tiềm năng phát triển kinh tế lớn, cơ cấu kinh tế đa dạng, tốc độ tăng trưởng

kinh tế ngày càng cao, do vậy phát triển toàn diện ngành giáo dục thủ đô thời gian tới là
vô cùng cấp bách, bởi một lẽ đơn giản là Hà nội nổi tiếng là đất văn vật từ ngàn xưa vì
vậy nhu cầu học tập ở thủ đô là rất lớn. Liên tiếp trong nhiều năm gần đây tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở Hà nội đạt mức cao ( từ năm 1995 đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế
thủ đô luôn đạt mức 14 - 15%) vì vậy đời sống nhân dân liên tục được cải thiện, nhu cầu
ăn, mặc, ở cũng gia tăng. Song bên cạnh những mặt tích cực Hà nội cũng tồn tại những
mặt tiêu cực, những mặt trái của một thành phố trên bước đường phát triển; mật độ dân
số không đều giữa các vùng dẫn đến điều kiện sống chênh lệch, số học sinh theo học ở
các quận nội thành lớn ( một phần do dân từ các tỉnh di cư về thành thị dẫn đến nhu cầu
học lớn) và ngoại thành chẳng lấy gì làm khả quan, trang thiết bị cha đồng bộ và còn
thiếu ở nhiều nơi khi so sánh giữa nội và ngoại thành... song với sự nỗ lực của Đảng bộ
chính quyền cùng các cấp - các ngành trên địa bàn thủ đô, sự quan tâm của Đảng và
Trung Ương, sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ giáo dục và đào tạo, sự nghiệp giáo dục thủ đô
từng bước trong những năm gần đây đạt được những bước tiến đáng kể, đáp ứng cơ bản
nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao dân
trí đào tạo nhân tài cho thủ đô và cả nước.
Khoa Kinh tế phát triển 25 Nguyễn Doãn Luyện KH-39

×