Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

De va dap an thi thu dai hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.28 KB, 6 trang )

Trường THPT
Lạng Giang số 2
Đề chính thức
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Ngữ Văn; Khối: C, D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về các đề tài chính trong sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn
Tuân thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu II (3,0 điểm)
Trong lời tựa cuốn sách “Chicken soup for the soul”, Karl Menniger đã viết:
“Tình yêu là phương thuốc nhiệm màu cho tất cả chúng ta, cho cả người trao tặng lẫn người nhận
nó”.
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai hai câu (Câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và tâm hồn người lính Tây
Tiến trong đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét


Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
(“Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ Văn 12
Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.28)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Chí Phèo (trong truyện ngắn
cùng tên của Nam Cao) từ khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật và giá
trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ……………………………… Số báo danh: ………………
1
Trường THPT
Lạng giang số 2
Đề chính thức
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1
NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: Ngữ Văn; Khối: C, D
(Đáp án gồm 4 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Các đề tài chính trong sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Tuân thời kỳ
trước Cách mạng tháng Tám 1945
2,0
1 Chủ nghĩa xê dịch (0,75 điểm)
- Chủ nghĩa xê dịch vốn là lý thuyết vay mượn từ phương Tây, chủ trương đi không
mục đích, luôn luôn thay đổi chỗ ở để tìm cảm giác mới lạ, thoát ly khỏi trách
nhiệm với gia đình và xã hội.
- Nguyễn Tuân tìm đến lý thuyết này trong tâm trạng bất mãn, bất lực trước thời
cuộc. Nhưng qua đề tài này, Nguyễn bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết với quê

hương, với cảnh sắc và phong vị của đất nước bằng một ngòi bút đầy trìu mến và
tài hoa. Tác phẩm: “Một chuyến đi”, “Thiếu quê hương”…
0.25
0,5
2 Vẻ đẹp “Vang bóng một thời” (0,75 điểm)
- Bất mãn và không tin tưởng ở hiện tại, tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của
một thời quá khứ còn là “Một thời vang bóng”. Đó là những vẻ đẹp, những dư âm
còn vang vọng lại của thời phong kiến đã qua: những phong tục đẹp, những thú tiêu
dao, hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người đầy
nghi lễ, nhịp nhàng…
- Nhân vật chính là những nhà nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thất thế, thua cuộc
nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân. Họ lấy cái tài, phẩm chất hơn
người của mình để đối lập lại với xã hội phàm tục, phô diễn một lối sống đẹp,
thanh cao. Tiêu biểu là tập truyện “Vang bóng một thời”
0,5
0,25
3 Đời sống truỵ lạc (0,5 điểm)
- Những tác phẩm này thường cho người đọc thấy một nhân vật “tôi” hoang mang,
bế tắc, tìm cách thoát ly trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Đồng thời, người
đọc cũng thấy niềm khát khao về một thế giới tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ
trên đôi cánh nghệ thuật. Tiêu biểu: “Tàn đèn dầu lạc”, “Ngọn đèn dầu lạc”,
“Chiếc lư đồng mắt cua”.
- Những năm cuối của chế độ Thực dân (1943 - 1945), trong tâm trạng hoang
mang, bế tắc cực độ, Nguyễn Tuân tìm đến một đề tài mà ông gọi là “yêu ngôn”,
viết về thế giới hoang đường, ma quỷ theo kiểu “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng
Linh.
0,25
0,25
II Trình bày suy nghĩ về ý kiến “Tình yêu là phương thuốc nhiệm mầu cho tất cả
chúng ta, cho cả người trao tặng lẫn người nhận nó”

3,0
1 Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Về nội dung trực tiếp, câu nói đã nêu lên một quan niệm về tình yêu: tình yêu là
một phương thuốc nhiệm màu, có thể chữa trị được mọi căn bệnh trong cuộc đời,
cho cả người trao tặng lẫn người nhận nó.
- Về thực chất, ý kiến đã nêu cao vai trò, ý nghĩa và sức mạnh của tình yêu đối với
cuộc sống, với mỗi con người, đặc biệt với người cho và nhận nó.
0,5
2 Bàn luận về vai trò, sức mạnh của tình yêu trong cuộc sống (2,0 điểm)
- Tình yêu hay nói rộng ra là tình thương, sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm giữa con
người với con người có thể đem lại niềm vui, hạnh phúc, làm giảm bớt những khổ
đau, phiền muộn, tạo ra bao điều tốt đẹp cho tất cả mọi người.
0,5
2
- Câu nói của Karl Menniger là một quan niệm đẹp đẽ về lẽ cho, nhận, mà ở đây là
cho và nhận tình yêu, một thứ tình cảm cao đẹp khiến cho người gần người hơn.
+ Đối với người trao tặng: Họ sẽ nhận lại niềm vui, những nụ cười thay cho
những giọt nước mắt, tình yêu thương thay cho lòng hận thù, niềm hạnh phúc thay
cho những khổ đau từ bao người khác. Khi ấy, cuộc sống của họ sẽ đẹp tươi, ấm áp
tình người và niềm hạnh phúc được nhân lên nhiều lần. Đó là món quà quý giá nhất
cho những con người biết chia sẻ tình yêu với tất cả mọi người.
+ Đối với người đón nhận: Họ được quan tâm, sẻ chia, đồng cảm và giúp đỡ.
Những khó khăn, vất vả, đau thương sẽ được san sẻ, giảm bớt. Điều đó giúp họ có
thêm động lực, niềm tin, hy vọng để vượt qua những thử thách, gánh nặng trong
cuộc sống, hướng tới thành công và hạnh phúc.
- Cần phê phán lối sống ích kỷ, thái độ sống lạnh lùng, vô cảm trước hoàn cảnh khó
khăn của đồng loại, hay quan niệm lấy tình yêu làm vụ lợi riêng cho mình.
0,5
0,5
0,5

3 Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Cần có thái độ trân trọng, đề cao tình yêu thương, sự sẻ chia, đồng cảm trong xã
hội.
- Luôn hình thành cho mình một lối sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với
những vấn đề của người khác, đặc biệt với những người thân yêu, gần gũi, những
người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
- Biết lắng nghe, biết trao tặng và đón nhận tình yêu từ mọi người, những vẻ đẹp
mà cuộc sống ban tặng
0,5
III.a. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và tâm hồn người lính
Tây Tiến trong đoạn thơ “Tây Tiến”
5,0
1 Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn
hậu, lãng mạn và tài hoa - đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài
(Sơn Tây) của mình.
- “Tây Tiến” in trong tập “Mây đầu ô”, là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang
Dũng và thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật thơ ông. Mạch cảm hứng chủ đạo
của bài thơ được gợi lên từ nỗi nhớ “chơi vơi”, da diết, khắc khoải về đồng đội, về
những ngày tháng không quên. Kết đọng trong nỗi nhớ ấy là vẻ đẹp vừa hoang sơ
hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc và tâm hồn người lính Tây
Tiến vừa hào hùng, vừa hào hoa, lãng mạn.
0,5
2 Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và tâm hồn người lính Tây Tiến (4,0
điểm)
a/ Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc (2,0 điểm)
- Vẻ đẹp riêng của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc, cũng là chặng đường hành quân
gian khổ mà hào hùng của người lính Tây Tiến.
+ Thiên nhiên hoang sơ, xa ngái, hùng vĩ, dữ dội: sương lấp đoàn quân mỏi, dốc
khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây, ngàn thước lên cao, ngàn thước

xuống…
+ Thiên nhiên kỳ bí, chất chứa nhiều hiểm nguy đe doạ con người, mang oai
linh của rừng thẳm: thác gầm thét, cọp trêu người
+ Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, mang vẻ đẹp mơ màng, êm ái trong bảng lảng
của làn mưa giăng mắc: hoa về trong đêm hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi…
- Thiên nhiên được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn, thủ pháp tương phản, hình ảnh
thơ độc đáo, sáng tạo, cách dùng từ giàu chất tạo hình (đặc biệt là các từ láy), cách
ngắt nhịp thơ, phối thanh trong câu thơ đặc sắc, các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân
hoá, phóng đại…
b/ Vẻ đạp tâm hồn người lính Tây Tiến (2,0 điểm)
0,75
0,25
0,5
0,5
3
- Nét hào hùng, kiêu dũng, lạc quan, yêu đời, vượt lên mọi khó khăn thử thách của
chặng đường hành quân vất vả, hiểm nguy. Nhiều người lính gửi thân xác lại chiến
trường nhưng họ vẫn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu, tiếp tục cuộc hành trình: súng
ngửi trời, Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
- Tâm hồn hào hoa, đa cảm, mộng mơ và lãng mạn, rung động sâu xa trước vẻ đẹp
của thiên nhiên, của tình đồng chí, đồng đội, của nghĩa tình quân dân gắn bó sâu
nặng, thuỷ chung: nỗi “nhớ chơi vơi”, cảm nhận về vẻ đẹp của hoa trong đêm hơi,
mưa xa khơi, nhớ bữa cơm lên khói, mùa em thơm nếp xôi.
- Vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến chủ yếu được khơi gợi qua nỗi nhớ, từ
những cảm nhận về thiên nhiên, cuộc sống, bằng những hình ảnh thơ sáng tạo,
mang đậm chất “lính”, bằng kết cấu giao hoà cảnh - người, và một cái nhìn nội cảm
của tác giả.
0,75
0,75
0,5

3 Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc đại ngàn, hùng vĩ, hoang vu, huyền bí mà lãng
mạn, đầy chất thơ, lung linh, huyền ảo. Đó là chặng đường hành quân gian lao như
để thử thách tinh thần, lòng dũng cảm và nghị lực của người lính Tây Tiến.
- Tâm hồn người lính Tây Tiến hào hoa, đa tình đa cảm mà anh hùng, bất khuất. Vẻ
đẹp ấy là biểu tượng sáng ngời cho phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ, cho lý tưởng
chiến đấu, lý tưởng sống cao cả của một thế hệ, một thời đại.
0,5
III.b
.
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp
Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật và giá trị
nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.
5,0
1 Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc, một nhà văn mang tư tưởng nhân đạo cao
cả. Tác phẩm của ông sáng tác thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay
quanh hai đề tài chính: đề tài người nông dân nghèo và đề tài người trí thức nghèo.
Bao trùm trong những tác phẩm ấy là vấn đề về con người, là những băn khoăn,
trăn trở về nhân phẩm và quyền sống của con người.
- “Chí Phèo” là một kiệt tác của Nam Cao viết về người nông dân nghèo. Tác
phẩm đã khắc hoạ tấn bi kịch đau đớn của nhân vật Chí Phèo bị tha hoá, bị huỷ
hoại cả nhân hình và nhân tính. Nhưng khi Chí thức tỉnh, khao khát trở về con
đường lương thiện lại bị xã hội lạnh lùng khước từ, cự tuyệt để dẫn tới bi kịch đau
đớn hơn: bi kịch bị từ chối quyền làm người. Qua đó, tác phẩm thể hiện một giá trị
nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
0,5
2 Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Chí Phèo (3,0 điểm)
a/ Quá trình diễn biến tâm trạng (2,0 điểm)
- Trước hết là sự thức tỉnh:

+ Đầu tiên, Chí tỉnh rượu: nhận thức được không gian, thời gian, cảm nhận về
cuộc sống xung quanh (âm thanh hàng ngày), sống trong tâm trạng bâng khuâng,
mơ hồ buồn.
+ Sau đó là tỉnh ngộ: nhận ra tình trạng thê thảm của bản thân (già nua, cô độc,
trắng tay); nhận ra sự săn sóc tận tình của Thị Nở và thấy thực tế đau lòng là cả
cuộc đời mình chưa bao giờ nhận được sự chăm sóc của bàn tay người đàn bà.
- Tiếp đó, Chí đầy khao khát, hy vọng: ước mơ về hạnh phúc gia đình bình dị lại
trở về. Chí thèm lương thiện. Hắn muốn làm hoà với mọi người và Thị Nở sẽ mở
đường cho hắn.
- Tình yêu bị cắt đứt, Chí lâm vào trạng thái thất vọng, đau đớn:
+ Bà cô không cho Thị Nở lấy Chí Phèo. Thị đã khước từ Chí, tình yêu tan vỡ.
Chí cố chạy theo Thị Nở níu kéo nhưng không được.
+ Bị Thị Nở dứt khoát chối từ, đẩy Chí ngã lăn khồe xuống sân, hắn đã nguyền
0,5
0,5
0,5
4
sẽ giết chết bà cô Thị Nở và cả nhà Thị.
- Cuối cùng là tâm trạng phẫn uất, tuyệt vọng:
+ Chí về nhà uống rượu nhưng càng uống lại càng tỉnh ra. Ôi chao hắn buồn!
Hơi rượu không sặc sụa mà hơi cháo hành cứ thoang thoảng níu giữ Chí lại bên bờ
hiện thực, để hắn thấm thía nỗi đau, thấm thía bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
của mình.
+ Hắn ôm mặt khóc rưng rức - đỉnh cao của bi kịch. Rồi sau đó, Chí xách dao
ra đi, cứ thẳng đường mà đi đến nhà Bá Kiến dõng dạc đòi quyền làm người lương
thiện. Nhưng chính lúc ấy, Chí tuyệt vọng nhận ra con đường trở về đã bị chặn
đứng, cánh cửa của cuộc đời lương thiện đã đóng sập lại. Những câu hỏi cuối cùng
của Chí chất chứa bao nỗi bi thương, phẫn uất, căm giận, khắc khoải khôn nguôi.
b/ Hành động của Chí Phèo (1,0 điểm)
- Hành động giết Bá Kiến: đây là hành động tất yếu vì ý thức đã trở về, Chí nhận ra

kẻ thù và giết chết kẻ thù. Hành động ấy là kết quả của bao nỗi đâu thương, uất hận
bị dồn nén trong suốt cuộc đời nay bừng dậy. Nó phản ánh chân thực quá trình phát
triển tính cách của nhân vật: tỉnh ngộ - hy vọng – đau đớn - tuyệt vọng – hành động
quyết liệt.
- Hành động tự sát của Chí Phèo: tạo nên kết cục bi thương nhưng không thể khác.
Nó để lại bao nỗi ám ảnh về thân phận bi kịch của người nông dân nghèo trong xã
hội thực dân nửa phong kiến, về quyền sống của con người, về tình trạng đen tối,
bế tắc của xã hội Việt Nam đương thời. Chí đã chết ngay trên ngưỡng cửa trở về
cuộc đời lương thiện.
0,5
0,5
0,5
3 Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm (1,0 điểm)
- Niềm xót thương, đồng cảm với thân phận, bi kịch của người nông dân nghèo,
lương thiện bị đẩy vào đường cùng tha hoá; qua đó, tác giả lên án, tố cáo các thế
lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống thiêng liêng của con người.
- Niềm trân trọng, đề cao tình yêu thương, khát vọng nhân văn của con người: khát
vọng sống lương thiện, khát vọng tình yêu, hạnh phúc gia đình.
- Khám phá, khẳng định bản tính tốt đẹp, nhân phẩm và phần lương thiện quý giá
của người nông dân, dù họ có bị cuộc đời chà đạp, lăng nhục phũ phàng, như mất
hết cả phần nhân hình lẫn nhân tính.Qua đó, nhà văn thể hiện niềm tin mãnh liệt
vào con người.
- Nam Cao thông qua tác phẩm cất lên tiếng kêu khẩn thiết về quyền con người, về
tình trạng tha hoá của con người khi sống trong một xã hội phi nhân tính.
0,5
0,5
0,5
0,5
4 Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Qua bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí, tác phẩm thể hiện nghệ thuật

phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, tinh tế bậc thầy của Nam Cao. Bi kịch ấy để lại
những nỗi khắc khoải khôn nguôi trong lòng người đọc về hiện thực xã hội và thân
phận người nông dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Kết cục bi thảm của cuộc đời Chí Phèo cũng là những thông điệp sâu sắc về tình
yêu thương con người, về tư tưởng nhân văn cao cả và mối quan hoài thường trực
của nhà văn Nam Cao với con người, với cuộc đời.
0,5
Lưu ý chung: Trên đây chỉ là những ý cơ bản cho bài làm. Học sinh có thể lựa chọn sắp xếp các ý theo
cách khác miễn là đảm bảo những yêu cầu cơ bản trên, sao cho bài viết mạch lạc, triển khai theo một
trình tự lôgíc. Bài viết chỉ được điểm tối đa khi không những đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức, kỹ
năng mà còn phải thể hiện kiến thức văn học sâu, rộng, năng lực cảm thụ văn học tinh tế. Khuyến khích
những bài viết cảm xúc, có những tìm tòi mới mẻ, sáng tạo, thể hiện rõ chủ kiến riêng của bản thân người
viết.
5
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×