. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I/TÊN ĐỀ TÀI:
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành sử dụng bản đồ, lựoc đồ, biểu
đồ lát cắt Cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môm địa lý lớp 7 ở trường
trung học co sở .
II/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chúng ta đã biết đặc trưng của bộ môn địa lý ở trường THCS là một bộ môn
khoa học mang tính trừu tượng cao đặc biệt là môm địa lý lớp 6,7. Bởi các kiến
thức được đề cập đến trong trương trình dạy học và phần lớn là những kiến thức mà
giáo viên và học sinh không được trực tiếp quan sát vượt quá tầm nhìn của học sinh
dẫn đến học sinh khó hiểu bài, chán học, không yêu thích bộ môn Do đó ảnh
hưởng đến chất lượng dạy và học của thầy, trò.
Trong các phương tiện dùng để giảng dạy bộ môn địa lý như bản đồ lược
đồ có vai trò quyết định chất lượng của giờ dạy .
Việc rèn luyện kỹ năng sử dụnh các phương tiệnnói trên giúp học sinh có
được một công cụ đắc lực để các emlĩnh hội các kiến thức địa lý của các châu lục
trên thế giới một cách chủ động, đẽ dàng, vững vàng nhanh chóng, hiểu và nhớ lâu
kiến thức. Chẳng hạn như học về địa lý tự nhiên của một châu lục nếu không có
bản đồ tự nhiên của một châu lục đó để nghiên cứ tìm tòi kiến thức mà chỉ nghe cô
giáo mô tả bằng lời thì sẽ gây cho các em sự nhàm chán, khó lĩnh hội kiến thức,
nếu chỉ có lĩnh hội kiến thức một cách mơ hồ, khó ghi nhớ bài học. Nếu giao viên
giảm lời giảng, giảm kênh chữ tăng kênh hình bằng hệ thống câu hỏi phát vấn khoa
học, học sinh tự xác định vị trí địa ly, tìm hiểu các đặc điểm thự nhiên của châu lục
giựa vào ký hiệu trên bản đồ, lược đồ dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên thì
kết quả của giờ dạy sẽ cao hơn học sinh sẽ hiểu bài nhớ lâu kiến thức, đồng thời
qua đó rèn luyện kỹ năng bản đồ, lược đồ sẽ phát triển năng lực tư duy nói chung
và tư duy địa lý nói riêng. Trong khi sử dụng bản đồ, lược đồ học sinh phải luôn
quan sát phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, xác lập mối quan hệ tư duy địa
lý .Từ bản đồ, lược đồ, biểu đồ học sinh rút ra được kiến thứ của bài học: Đặc điểm
tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư của các châu hay của từng khu vực, quốc gia.
Ở lớp 6các em đã được rèn luyện kỹ năng đọc, làm quen đối tượng địa lý
trên bản đồ nhưng mới chỉ là kỹ năng, thao tác đơn giản, các em chưa thực hiện
được bao nhiêu. Khi lên lớp7 trong quá trình học thì bản đồ, biểu đồ, lược đồ là
phương tiện học tập không thể thiếu được, phải được sử dụng thường xuyên với kỹ
năng ở mức độ cao hơn, triệt để ở hầu hết các tiết học.
Nhưng trong thực tế giảng dạy bộ môn địa lý các châu ở lớp 7 với nhiều
nguyên nhân việc sử dụng các phương tiện dạy học còn nhiều hạn chế thậm chí bị
xem nhẹ hoặc hầu như giáo viên dùng thao tác sử dụng bản đồ là chính, làm hết
phần việc của học sinh không chú trọng việc rèn luyện sử dụng bản đồ, lược đồ,
biểu đồ cho học sinh, học sinh chỉ theo giõi bài giảng một cách thụ động và ghi bài
như một cái máy. Nhiều bài, nhiều tiết không sử dụng được bản đồ, lược đồ, sau
mỗi bài học học sinh không được tự rèn luyện kỹ năng nói trên từ đó không xác lập
được mối quan hệ địa lý từ bản đồ, lược đồ, biểu đồ dẫn đến học sinh nhận biểt
kiến thức một cách thụ động không hiểu sâu rộng về kiến thức đã được học và đây
cũng chính là yếu tố dẫn đến nhiều học sinh không thích học bộ môn có thái độ coi
thưòng, kết quả học tập thâpsoos học sinh kha giỏi bộ môn quá ít.
Xuất phát từ tình hình giảng dạy bộ môm địa lý lớp 7 ở trường THCS nói
chung, qua nhièu năm giảng dạy của mình tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng sử
dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ cho học sinh trong quá trình học bộ môn là rất quan
trọng, bài dạy có thành công hay không, học sinh có hiểu bài hay không là do
người thày giáo biết cách tổ chức, hưống dãn học sinh biết cách khai thác tìm ra
kiến thức mới từ bản đồ, lược đồ, biểu đồ.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lý ở trường THCS TÔ HIỆU với
những ưu, nhược, hạn chế mà mình đã gặp bản thân tôi đã suy nghĩ trăn trở rát
nhiều làm thế nào để học sinh học tót môn địa lý với lòng say mê, yêu thích. Học
sinh không chỉ nắm vững kiến thức của lớp 7 mà pahỉ có một vốn kiến thức vững
vàng hơn để học lên lớp 8,9 và học lên THPT từ trăn trở đó khi dạy bộ môn địa lý ở
trường THCS nói chung và ở bộ môn địa lý lớp 7 nói riêng, tôi đã dành thời gian,
tiết học để nghiên cứu, thự nghiệm tìm ra phương pháp giảng dạy bộ môn trogn đó
có phương phápdạy học sử dụng triệt để phương tiện dạy học (bản đồ, lược đồ, biểu
đồ) giúp học sinh nắm bắt kiến thứ bằng nhiều hoạt động, nhiều phương pháp chủ
yếuphát huy tính tích cực học tập của mình.
Từ những vấn đề trên tôi đã vận dụng việc dạy bộ môn địa lý lớp 7 bằng
phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát, đọc, phân tích bản đồ, lược đồ, biểu đồ
cho học sinh mọtt cách thành tahọ đạt hiệu quả cao trogn giảng dạy và học tập.
Trong phạm vi đề tài này, tôi cũng không có tham vọng đưa ra nhiều biên
pháp, phương pháo rèn luyện kỹ năng bản đồ ở nhiều bài, mà tôi xin trình bày một
số thao tác, phương pháp rèn luyện kỹ nnăng sử dụng bản đồ, lược đồ cơ bản ở một
số bài cụ thể ở địa lý lớp 7.
III/NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
1.Trình bày thực trạng.
2.Những biện pháp đã áp dụng, vạn dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
3.Những đánh giá về kết quả thực nghiệm các biện pháp.
4.Bài học kinh nghiệm
IV/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Bao gồm 164 học sinh của 5 lớp 7A, 7B, 7C, 7D, 7E trường THCS Tô Hiệu
– Mai Sơn – Sơn La
V/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:1.Điều tra.
2.Quan sát.
3.Thực nghiệm.
4.Tổng kết đánh giá.
5.Phương pháp hỗ trợ.o
6.Phương pháp đàm thoại.
VI/LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ đặc điểm bộ môn, tình hình học tập của học sinh và rèn luỵên
kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh trong trường .
Trong trường chỉ có một giáo viên đồng môn, loại đề tài này chưa dược ai
nghiên cứu, với bản thân đề tài này mới được nghiên cứu lần đầu và sẽ nghiên cứu
tiếp mãi những năm sau.
PHẦN II: NỘI DUNG
I/CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1.Cơ sở lý luận:
* Việc nâng cao chất lượng dạy và học luôn là vấn đề bức xúc của nghành
giáo dục nói chung và môn địa lý nói riêng, cần phải có biện pháp hữu hiệu để nâng
cao một bước về chất lượng bởi qua chuyện trò trao đổi giáo viên đồng môn ở các
trưòng bạn bản thân tôi nhận thấy phần lớ n giáo viên giảng dạy bộ môn chỉ chú
trọng đến việc cho học sinh ghi lại các kiến thức của bài, còn chưa quan tam hoặc
nếu có chỉ là đại khái trong việc rèn luỵên kỹ năng bản đồ cho học sinh vì họ cho
rằng đối tượng học sinh ở vùng núi như sơn la chỉ cần bán vào SGK truyền thụ đủ,
đúng kiến thức là được mà không thì dạy chay cũng chẳng sao. Đây là một suy
nghĩ sai làm mà một xu thế dạy học hiện nay lấy học sinh làm trung tâm là ngưừi
chủ động tìm ra kiến thức của bài thông qua sự chỉ đạo, hưóng dãn của giáo viên,
tăng kênh hình giảm kênh chữ, phat huy tư duy độc lập của học sinh.
* Đối với trương trình địa lý lớp7:
Nội dung kiến thức địa lý7 nghiên cứu về toàn bộ đặc điểm vị trí địa lý, khí
hậu, sông ngòi cũng như về kinh tế dân cư, xã hội của các châu lục trên thế giới và
một số quốc gia điển hình của các châu lục, khắc sâu củng cố các kiến thức địa lý
đại cương đã học ở lớp 6, làm cơ sở để các en học tiếp lên các lớp trên, giúp các em
nắm bắt được đặc điểm, giải thích các đặc điểm tự nhiên xa hội dân cư của các
vùng khác nhau trên thế giới với 6 Châu theo trình tự, Châu Âu, Châu Á, Châu Mĩ,
Châu Đại Dương và cuối cùng là Châu Nam Cực. Thông qua đồcn giúp học sinh
hiểu đựơc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tốc độ phát triển kinh tế của các
châu lục đó đặc biệt là ở quốc gia lớn mạnh cả về kinh tế lẫn chính trị.
Toàn bộ chương trình phân phối đều trong 66 tiết dạy ở kỳ tương ứng với 33
tuần học .
2.Cơ sở thực tế:
a) Thuận lợi:
*Cơ sở vật chất:
Là một trường điểm nên nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo, của nhân dân, phụ huynh học sinh .Do vậy về cơ sở vật chất như lớp học
khang trang, bàn ghế đẹp đúng quy cách cho học sinh ngồi học, tài liệu, sgk tương
đối đầy đủ, đồ dùng trực quan tranh ảnh phục vụ cho dạy học tuy còn thiếu nhưng
phần nào đã giúp giáo viên giảm bớt khó khăn trong vấn đề phương tiện dạy học.
*Trong quá trình tiến hành đề tài luôn nhận được sự quan tâm của ban giám
hiệu, phụ huynh và đặc biệt của phần đông học sinh trong khối do mình đảm
nhiệmgiảng dạy và tổ chuyên môn Sinh-Hóa-Địa của trường.
*Bản thân đã có hơn 20 năm công tác, rất yêu thích bộ môn mà mình giảng
dạy bởi trogn đó chứa bao diều mới lạ, bí ẩn luônmang đế cho học sinh trong giảng
dạy, học tập song cũng rất gần gũi với các em.
b) Khó khăn:
Tuy có những thuận lợi nói trên nhưng trong quá tình giảng dạy bộ môn bản
thân cũng gặp không ít những khó khăn đó là:
-Tranh ảnh bản đồ, lược đồ còn thiếu quá nhiều. Mỗi châu lục chỉ có một bản
đồ tự nhiên còn không có thêm một loại bản đồ nào khác do vậy trong quá trình
giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế hiệu quả rèn luyện kỹ năng cho học
sinh.
-Tài liệu tham khảo quá ít giấy bút vẽ lược đồ bản than phải tự túc trong khi
đồng lương có hạn.
-Một bộ phận không nhỏ học sinh chưa nhận thức đúng về việc học tập bộ
môn, học lệch, lười học, coi thường bộ môn, ỉ lại, tiếp thu một cách thụ động.
-Nhiều học sinh khó khăn về hoàn cảnh gia đình: Nhà xa trường, gia đình ở
đơn lẻthiếu cự quan tâm của cha mẹ chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các em học
tập.
-Giáo viên đồng môn trong trường quá ít (chỉ có 1 giáo viên). Bản thân phải
đảm nhiệm số tiết dạy quá nhiều (24 tiết/tuần) .Khó có thời gian đi dự các giờ đồng
nghiệp ở trường bạn để học hỏi kinh nghiêm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ .
II/CÁC BIỆN PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1.Điều tra cơ bản:
Vào đầu năm học giáo viên tiến hành điều tra khảo sát chất lượng học tập
của học sinh .Bao gồm 5 lớp với tổng số164em trogn đó:
- Nam: 92 em.
- Nữ: 72 em.
- Học sinh dân tộc: 43 em.
- Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 11 em.
- Học sinh có đủ SGK: 164 em.
- Học sinh thiếu SGK: 0.
- Học lực giỏi: 3 em.
- Học lực khá: 47 em.
- Học lực trung bình: 95 em.
- Học lực yếu: 19 em.
*Đánh giá kết quả khảo sát:
Qua khỏa sát năm học 2004-2005 có thể nhận thấy kết quả học tập bộ môn
còn thấp học sinh khá giỏi chỉ có 50 em (~30,4%), học sinh có học lực yếu 19em
(~11,6%), số học sinh có kỹ nnăg vẽ bản đồ còn quá ít (15,7%) còn lại là số học
sinh có kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ yếu.
Thông qua kết quả trên tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ,
lược đồ, biểu đồ cho học sinh không thể coi nhẹ cần phải tiến hành ngay và thường
xuyên liên tục trong các giừo học của bộn môn.
*Nguyên nhân.
- Do bản thân học sinh chưa coi trọng bộ môn, chưa chăm học, chưa có tính
ham tìm tòi hiểu biết ngại suy nghĩ ỉ lại.
- Giáo viên chưa coi trọng phương pháp giảng dạy bộ môn bằng bản đồ, biểu
đồ, lược đồ chưa phat huy được tính tư duy sáng tạo của học sinh.
*Phân loại đối tượng: Sau khi khỏa sát đầu năm giáo viên tiến hành phân loại
học sinh thành 3 nhóm: giỏi khá, trung bình, yếu có danh sách cụ thể, từ đó giáo
viên lên kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu
kém.Thông qua phân loại học sinh để có biện pháp soạn giảng-rèn luỵên kỹ năng
địa lý cho các đối tượng phù hợp nâng cao chất lượng học tập của học sinh .Cũng
từ đó giáo viênlên kế hoạch tự bồi dưỡng trogn qua trình dạy học cho bản thân .
2.Biện pháp tiến hành cụ thể:
2.1-Đối với giáo viên:
Để có phương pháp giảng dạy phù hợp với bộ môn, thực hiện được mục đích
của bài dạy đặc biệt là rèn luyện thành thạo kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu
đồ thì trước hết người giáo viên giảng dạy bộ môn phải hiểu được vai trò ý nghĩa
của bộ môn, yêu thích bộ môn, có nhiệt huyết với bài dạy, vó trách nhiệm với học
sinh mà mình giảng dạy, đồng thời giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung chương
trình, nội dung từng phần, từng bài xác định kiến thức trọng tâm, các kỹ năng địa lý
càn rèn luyện cho học sinh lên kế hoạch xin cấpđồ dùng, tự tạo thêm các lược đồ,
biểu đồ phục vụ cho bài học theo kế hoạch do mình đặt ra thừ đó khắc phục tình
trạng dạy chay để nâng cao hiệu quả dạy, chất lượng học tập của học sinh, gây
hứng thú học tập bô môn cho học sinh.
2.2-Đối với bài sọan:
Cần soạn chi tiết, phương pháp phù hợp với từng phần, sắp xếp dao cho giữa
lời giảng với hệ thống các câu hỏi các biểu đồ, bản đồ, lựơc đồ cần sử sụng một
cách hài hòa, giảm kênh chữ tăng kênh hình, phat huy trí tư duy độc lập, tự tìm tòi
kiến thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên trên lớp. Khi khai thác bản, biểu đồ giáo
viêncần tiến hành đầy đủ, đúng các bước để các em dễ dàng nắm bắt khai thác một
bản đồ như thế nào cho phù hợp, đạt kết quả cao .
2.3-Cơ sở của các biện pháp tiến hành cụ thể:
- Xuất phát từ yêu cầu bộ môn.
- Xuất phát từ những nghiên cứu, tìm cách giúp học sinh dùng phương tiện
dạy học để khai thác, giải thích, phân tích, so sánh, chứng minh các hiện tượng địa
lý, mối liênhệ giữa địa lý, sự ảnh hưỏng của các điều kiện tự nhiên đến họat động
phát triển kinh tế.
3.Các biện pháp thực nghiệm:
Biện pháp rèn luyện kỹ năng xác định: Vị trí địa lý, địa hình, phương hướng,
đo đạc tính tóa trên bẩn đồ, lược đồ để khai thác: Đối với địâ lý các chau khi dạy và
học đây cũng là một kỹ năng đầu tiên cần hình thành cho học sinh bởi khi học sinh
nắm chắc các kỹ năng này sẽ là cơ sở để các em hình thành các kỹ năng mới trong
quá trình học phần sau sẽ thuận lợi dễ dang hơn và tiếp thu kiến thức mới dễ dàng,
hiểu bài nhớ lâu hơn.
*Cơ sở:Dựa vào phương pháp dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh khai
thác nhận biểt kiến thức từ bản đồ,lược đồ.
*Yêu cầu: rèn luyện kỹ năng bằng cách đọc quan sát xác định vị trí điểm
cực, gới hạn bờ biỉen, địa hình với các dạng khác nhau dựa vào các ký hiệu của bản
đồ mà các em đã được biết ở lớp 6.
*Biện pháp thực hiện: Bằng phương pháp khác nhau với tài tổ chức lớp của
giáo viên, giúp học sinh lên bảng chỉ các điểm cực Bắc-Nam, Đông-Tây, giới hạn
phía Bắc, Nam, Đông, Tây tiếp giáp với châu lục, biển đaij dương nào, quốc gia
nào? Hay nêu được đặc điểm địa hình của một châu lục một quốc gia hay của một
khu vực nào đó trên bản đồ (lưu ý: hướng dẫn học sinh tư thế đứng chỉ bản đồ)
Ví dụ: Khi dạy bài 18: Đặc điểm địa lyc và địa hình Châu á.
*Mục tiêu của bài.
Đối với bài này giáo viên cần phải rèn cho học sinh kỹ năng quan sát đó là:
Xác định vị trí địa lý, giới hạn địa hình của Châu á, để đạt đựơc mục đích đó
giáo viên phải chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học, bản đồ hai nửa cầu, bản
đồ tự nhiên Châu á tranh ảnh các dạnh địa hình Châu á, lược đồ câm.
-Khi dạy mục 1: vị trí địa lý.
Giáo viên nên thực hiện các thao tác sau: Treobản đồ hai nửa cầu yêu cầu
học sinh quan sát tìm ra kiến thức giáo viên giải thích tên bản đồ và các ký hiệu bản
đồ.
Nên dành thời gian cho học sinh quan sát để các em tư duy trả lời các câu hỏi
do giáo viên đưa ra.
? Xác định các điểm cực Bắc-Nam> diện tích Châu á .
? Xác định giới hạn đường bờ biển .
? Xác định các đường vĩ tuyến chạy qua lục địa Châu á.
? Nhận xét vị trí giới hạn của Châu á trên bản đồ .
Họs sinh tư duy trả lời, giáo viên giúp học sinh rút ra được kết luận đó là
Châu á có diện tích rộng lớn, phần lớn diện tích nằm ở nửa cầu bắc và có 3 mặt
giáp biển, trải qua nhiều vĩ độ địa lý .
-Khi dạy mục 2: Địa hình.
Để giúp học sinh tìm ra địa hình của Châu á giáo viên hướng dẫn cho học
sinh quan sát dải băng màu quy định độ cao của địa hình ở trong bảng chú giải từ
đó gnắ với mầu sắc thể hiện trên bản đồ để các em nhận biết thấy địa hình Châu á
phứ tạp nhiề dạng địa hình núi chạy theo nhiều hướng khác nhau, đồng bằng phân
bố ven biển bằng cách điền các đặc điểm đó vào bảng sau:
Các dạng địa
hình
Địa danh Phân bố và
hướng chạy
Núi
cao>5000m
Sơn nguyên
Đồng bằng
Với yêu cầu này giao viên có thể tổ chức cho các em thảo luận trong bàn,
điền bảng . Đại diện một học sinh lên trả lời khi đã thảo luận kết hợp với chỉ bản đồ
trên bảng các dạng địa hình đó . Sau đó giáo viên có thể sửa sai, bổ xung kiến thức
mà các em vừa báo cáo .
Để củng cố bài giáo viên có thể tiến hành bằng hình thức: Treo bản dồ câm
lên bảng cho học sinh lên bảng gắn tên các đỉnh các dãy núi lớn đòng bằng lớn của
Châu Á lên bản đồ câm bằng các mảnh bìa mà giáo viên đả chuẩn bị sẵn ở nhà có
ghi địa danh của các dãy núi. đồng bằng.
*Phương pháp tiến hành: chủ yếu là trực quan đàm thoại để phát huy tính
tích cực của học sinh.
*Phương pháptổ chức: giáo viên tổ chức học sinh bằng nhiều hình thức khác
nhau để khai thác triệt để lược đồ theo đúng yêu cầu và nội dung của bài học như tư
duy độc lập, thảo luận cả lớp,theo nhóm, theo bàn
*Trong phần hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ngoài yêu cầu về kiến
thức, giáo viên cần nêu rõ yêu cầu bài học gắn lượcđồ bản đồ trong sách giáo khoa
và phát huy vở bài tập thực hành địa lí lớp 7 nhầm củng cố khắc sâu các kiến thưc
đã học, giảm tính trìu tuợng của bài học học sinh sẽ hứng khởi học tập hơn.
Cũng một trong những bài dạy về địa hình của các châu lục không chỉ dựa
vào bản đồ, lược đồ để khai thác kiến thức mà giáo viên cón phải hướng dẫn học
sinh sử dụng lát cắt tổng hợp để tìm ra kiến thức. Thông qua lát cắt học sinh sẽ ghi
nhận dễ dàng hơn, giảm tính trìu tượng .Ví dụ như khi dạy phần 2 bài 35:Vị trí địa
lí, đặc điểm tự nhiên của Châu Mĩ. Với nội dung phần 2 để giúp học sinh hiểu được
đặc diểm địa hình của Chau Mĩ: đơn giản, có dạng lòng máng,các dạng địa hình
đều chạy theo chiều kinh tuyến từ Bắc xuống Nam. để đạt được mục đích đó giáo
viên phải hướng dẫn học sinh cách khai thác lắt cắtđó theocác bước sau: Giáo viên
treo lắt cắt địa hình Châu Mĩ được vẽ phóng to ở vĩ tuyến 40 Bắc và 20 Nam sau đó
yêu cầu học sinh quan sát dựa trên sự hướng dẫn, giới thiệu các kí hiệu của giáo
viên trên lát cắt:Thang số liệu thể hiện độ cao của địa hình Châu Mĩ ở vĩ độ địa lí
phù hợp.
-Giáo viên đưa ra yêu cầu câu hỏi để học sinh tư duy tháo luận và trả lời:
? Quan sát lát cắt địa hình hãy cho biết Châu Mĩ gồm mấy dạng địa hình
chính ? đó là những dạng địa hình nào?.
?Nhận xét sự phân bố và hướng chạy của các dạng địa hình đó .
-Giáo viên bổ xung dựa trên lát cắt kết hợp với bản đồ tự nhiên Châu Mĩ sau
đó giáo viên đưa ra câu hỏi mang tính kết luận: ? Em có nhận xét gì chung về địa
hình Châu Mĩ (Địa hình Châu Mĩ đơn giản).
Qua 2 ví dụ trên tôi nhận thấy dùng bản đồ, lược đồ, lát cắt để dạy dạng bài
trên là rất phù hợp và cần thiết đồng thời là những kĩ năng rèn luyện cho học sinh
không thể thiếu được. Đối chiếu bài này với những năm trước khi không sử dụng
phương tiện dạy học, không chú trọng phương tiện dạy học thì giáo viên dạy học
vất vả, phải nói nhiều nhưng học sinh vẫn khó hiểu bài thậm trí chán học kết quả
kiểm tra không cao. Nhưng khi thực hiện phương pháp dạy học này, hiệu quả giờ
dạy đã nâng cao rõ rệt đó là: Học sinh học có tâm thế, phấn khởi trong giờ học, co
nhiều em tỏ rõ thái độ thích thú khi được học bằng các phương tiện trực quan, các
em xay xưa quan sát, thảo luận đưa ra chính kiến của mình, hiểu bài nhanh nhớa
lâu, còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức học sinh học tập, có thể nói giáo
viên nhàn hơn rất nhiều trong quá trình lên lớp. Kiểm tra bài cũ đối với học sinh đạt
kết quả cao hơn so với những năm trước,số lượng học sinh khá giỏi đối với bộ môn
đã tăng lên hơn năm trước, không còn tình trạng học sinh coi thương bộ môn như
những năm học vừa qua. Khi đã thanh công trong các bài dạy về địa lí địa hình thì
đó là dấu hiệu thuận lợi để tiến hành có hiệu quủa cao đối với các bài dạy sau đó là:
Đặc điểm khí hậu, sông hồ của các châu lục. Bởi vì từ vị trí địa lí địa hình sẽ
quyết định đén các đặc điểm tự nhiên tiếp sau, đó là mối liên hệ lô gic trong các
thành phần tự nhiên .Vậy với những bài có nội dung tìm hiểu về khí hậu của một
châu hay một khu vực ta cần tiên hành ra sao để rèn luyện kĩ năng địa lí cho học
sinh?
Theo bản thân tôi vấn đề đó được tiến hành như sau:
Ví dụ: Trong bài 25 điều kiện tự nhiên của khu vực Đông nam Á khi dạy
phần 2 khí hậu:
Để khai thác kiến thưc về khí hậu của Nam Á học sinh phải có kỹ năng tư
duy địa li .dia hinh với khí hậu do đó đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại vị
trí địa lí, địa hình của Nam Á, xác định lại toàn bộ khu vực Nam Á trên bản đfồ tự
nhiên Châu Á hoặc bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á, nêu đặc điểm nổi bật của khí
hậu Nam Á. ( nhiệt độ ,lượng mưa, gió) giải thích tại sao ?.Nếu học sinh không trả
lời được giáo viên đưa ra câu hỏi phụ có tính chất gợi mở để học sinh tiếp tục thảo
luận đưa ra đáp án của mình như: vĩ độ địa lí , địa hình ,gió biển và dòng biển Khi
học sinh đã nêu được những đặc điểm cơ bản của khí hậu Nam Á giáo viên có thể
gọi từ 1 đến 2 em học sinh lên bảng xác định trên bản đồ những khu vực mưa nhiều
khu vực mưa ít và giải thích tại sao đối với các đặc điểm đã nêu ở trên.
- Cuói cùng giáo viên có thể khắc sâu lại các kiên thức trên bằng bản đồ giúp
học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của khí hậu Nam Á.
- Rèn luyện kĩ năng lược đồ, bản đồ không chỉ tiến hành trong khi dạy bài
mới mà còn được tiến hành ở phần kiểm tra bài cũ hay tiét ôn tập, đặc biệt trong
các tiét thực hành , ví dụ như khi kiểm tra bài cũ đê vào tiết học mới giáo viên có
thể đặt ra câu hỏi như sau: Em hay ác định vị trí giới hạn của Châu Phi trên bản đồ
thế giới? Hoặc trong các tiết thực hành giáo viên có thể thường xuyên liên hệ kiến
thức đã học với bản đồ , lược đồ ,biểu đồ để học sinh rèn luyện ki năng tư duy lô
gíc hơn.
- Ngoài bản đồ, lược đồ giáo viên còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ
phân tích biểu đồ thể hiện các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa của một khu vực hay của
một châu lục nào đó .Để giúp các em nắm chắc đặc điểm khí hậu thì biểu đồ cũng
là một phương tiện quan trọng không thể thiếu được vì dựa vào biểu đồ học sinh có
thể hiểu được đặc điểm cụ thể về hai yếu tô quan trọng là nhiệt độ, lượng mưa
của địa phương mà các em đang học như:
- Nhiệt độ trung bình là bao nhiêu.
- Diễn biến nhiệt độ trong năm như thế nào, biên độ nhiệt lớn hay nhỏ giữa
các tháng trong năm, giữa ngày và đêm
- Đối với lượng mưa các em sẽ phân tích xem tổng lượng mưa trong năm là
bao nhiêu lượng mưa của các tháng trong năm như thế nào, sự phân bố lượng mưa
trong năm mưa đều trong năm hay mưa theo mùa. Sự chênh lệch lượng mưa giưa
các tháng mưa nhiều nhất so với các tháng mưa ít nhất Tính lượng mưa trung binh
của năm.giải thích tại sao
- Từ các yếu tố được phân tích ở trên học sinh rút ra địa phương đó thuộc
kiểu khí hậu gì?
Nêu đặc điêm chung về khí hậu của địa phương đó.
Kĩ năng biễu đồ không chỉ rèn luyện theo cách trên mà có thể rèn luyện bằng
cách cho học sinh chọn một trong các biểu đồ giáo viên đưa ra phù hợp với nội
dung của bài học yêu cầu học sinh phân tích nhanh rồi từ đó các em xác định kiểu
khí hậu, hoặc giáo viên đưa ra bảng số liệu yêu cầu học sinh dựa vào đó để vẽ biểu
đồ Đối với ki năng này học sinh đã được làm quen ở lớp 6, đến lớp7 kĩ năng này
tiếp tục được củng cố và được nâng cao hơn.
Với cách rèn luyện kỹ năng nhận biết phân tích biểu đồ khí hậu như trên tôi
nhận thấy biểu đồn không những giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới một cách
nhanh nhạy khoa học mà còn giúp học sinh mở rộng hơn cách nhận biết, phân tích,
vẽ biểu đồ, củng cố các kiến thứcđã học, đồng thời các em có thể nhận biết các
dạng biểu đồkhác mà các em có thể gặp phải trong quá trình học tập và trong cuộc
sống.
Trong các đối tượng địa lý khinghiên cứu các đực điểm tự nhiên ngoài địa
hình, khí hậu thì sông ngòi cũng là yếu tố được đề cập đến nhiều trong chương
trình và có quan hệ mật thiết với địâ hình khí hậu của một khu vực hay một châu
lục. Đẻ học sinh nắm được đặc điểm của sông ngòi giáo viên cũng cần yêu cầu học
sinh quan sát biểu đồ dựa vào các ký hiệu của sông ngòi từ đó giáo viên đưa ra hệ
thống câu hỏi cho học sinh tư duy tìm tòi phát hiện ra các kiến thức như:
- Nhận xét mạng lưới sông ngòi nơi bắt nguồn, hướng chảy, nơi đổ ra, đặc
điểm dòng chảy.
- Giải thích các đặc điểm đótừ đó rút ra đặc điểm chung của sông ngòi của
địa phương đang học.
- Hoặc học sinh lên bảng xác định các con sông lớn nơi bắt nguồn đặc điểm
dòng chảy v.v.v trên bản đồ. Sau đó giáo viên có thể sửa sai hoặc bổ sung.
Trong phần củng cố toàn bài giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng cho học sinh
bằng cách gắn tên các con sông lớn vào lược đồ câm dựa vào các mảnh bìa