Bệnh sởi và các biến
chứng nguy hiểm
Sởi là một bệnh lây cấp tính do siêu vi trùng sởi
gây ra (dân gian thường gọi là bệnh ban đỏ). Siêu
vi này bị giảm độc lực khi ra ngoài môi trường
(ánh sáng, nhiệt độ cao,…) và chỉ gây phát ban
cho khỉ và người. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em từ
2-6 tuổi.
Bệnh rất hay lây và lây trực tiếp qua đường hô hấp
do hít phải bụi nước bọt có chứa siêu vi trùng. Lây
mạnh nhất là lúc chưa phát ban. Bệnh cho miễn dịch
suốt đời (90% trẻ em trên 10 tuổi đã có miễn dịch).
Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:
1. Thời kỳ ủ bệnh: 7-14 ngày, không có triệu chứng.
2. Thời kỳ trước phát ban: khoảng 4 ngày. Bệnh nhân
có triệu chứng giống như cảm cúm (sốt cao, ho khan,
mắt đỏ, sổ mũi), có thể bị ói, tiêu chảy (ở những trẻ bị
suy dinh dưỡng ), ở trẻ em có thể gặp kinh giậtdo sốt
cao. Vào ngày thứ 2 xuất hiện các đốm Koplik (dấu
hiệu đặc trưng của bệnh) ở niêm mạc trong của má
(đó là những chấm trắng như muối ăn trên nền đỏ, vị
trí thường gặp là gần răng hàm, thường có thể kéo
dài đến 4 ngày).
3. Thời kỳ phát ban: kéo dài 5-6 ngày. Xuất hiện các
nốt ban đỏ bằng với mặt (dát) hoặc gồ lên (sẩn), bắt
đầu từ sau tai và lan dần xuống cổ, thân, tứ chi 3-4
ngày sau đó. Các nốt ban này hình dáng không đều
nhau, không ngứa, có chừa những khoản da lành, có
thể xuất huyết nếu bệnh nặng. Trong thời kỳ này, có
thể sờ thấy hạch toàn thân, đau bụng, mí mắt sưng
húp, trẻ thường lừ đừ, bỏ ăn. Sau khi ban nổi 3-4
ngày, thì nhiệt độ bắt đầu giảm.
4. Thời kỳ hồi phục: ban lặn dần theo thứ tự khi mọc
và da để lại những vết thâm. Có thể tróc da nhẹ. Trẻ
bắt đầu ăn uống lại.
Bệnh sởi thường gây các biến chứng nguy hiểm
như:
Viêm tai giữa: sốt cao, quấy khóc, chảy mủ một
hoặc hai bên tai, có thể gây thủng màng nhĩ nếu điều
trị trễ.
Viêm thanh quản: khó thở về đêm, khàn giọng,
có thể gây suy hô hấp.
Viêm phổi: có thể do chính siêu vi gây viêm mô
kẽ hoặc do bội nhiễm vi trùng. Bệnh nhân sốt cao,
phổi có ran nổ, có khi suy hô hấp.
Lao phổi: vì sởi làm mất phản ứng tạm thời đối
với thử nghiệm Tuberculin nên có thể làm bùng phát
một bệnh lao đang tiềm ẩn.
Viêm não: có thể xảy ra sớm hoặc hai tuần sau
khi khởi bệnh. Bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, ói, cổ
cứng, lơ mơ, co giật.
Viêm ruột: gây tiêu chảy có thể kéo dài và làm
suy dinh dưỡng.
Loét giác mạc: do thiếu sinh tố A dẫn đến mù
mắt.
Cam tẩu mã: đây là một tình trạng nhiễm trùng
có hoại tử các mô ở môi, miệng, má.
Vì chưa có thuốc đặc trị nên chỉ điều trị triệu
chứng và biến chứng:
1. Điều trị nâng đỡ: không kiêng cữ quá đáng, dùng
thức ăn giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu, nên
tăng cường sinh tố A. Vệ sinh răng, miệng, da, mắt.
2. Điều trị triệu chứng: hạ sốt bằng phương pháp vật
lý hoặc dùng thuốc Acetaminophen.
3. Giảm ho: nên dùng Dextromethorphan, không dùng
Corticoid.
4. Điều trị biến chứng:dùng kháng sinh thích hợp khi
có hiện tượng bội nhiễm vi trùng. Đối với viêm não chỉ
điều trị nâng đỡ.
5. Phòng bệnh: để ngừa sởi cho những người nhạy
cảm đã lỡ tiếp xúc với bệnh nhân, ta có thể tiêm
kháng thể gamma globulin (trong vòng 5 ngày kể từ
khi tiếp xúc). Do bệnh sởi gây tổn thất lớn về sức
khỏe và kinh tế nên nhất thiết phải tiêm ngừa cho trẻ
em. Thuốc tiêm ngừa sởi được bào chế từ siêu vi sởi
sống đã được giảm độc lực.
Vì sao đã tiêm ngừa vẫn bị bệnh?
Nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng làm cho những
bệnh nhân đã được tiêm ngừa đầy đủ nhưng vẫn bị
bệnh sởi như do bảo quản vắcxin chưa tốt, thời điểm
tiêm ngừa bé đang bị bệnh hoặc uống thuốc gì đó,
thuốc không đạt chất lượng, hoặc cách thức tiêm
không đúng. Tuy nhiên, nếu đã tiêm ngừa rồi mà vẫn
bị bệnh thì triệu chứng rất nhẹ, thoáng qua, ít biến
chứng, có khi chỉ cần điều trị ngoại trú.