Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bệnh quai bị, các biến chứng của bệnh? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.79 KB, 5 trang )

Bệnh quai bị, các biến chứng của bệnh?

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng thuộc
nhóm paramyxovirus gây ra. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là viêm tuyến nước bọt,
có khi viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy cấp kèm theo.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây lan chủ yếu qua nước bọt do bệnh nhân
ho ra thành những hạt li ti có chứa virus.
Bệnh có thể ở thể nhẹ, bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, căng căng, khó
chịu ở vùng mang tai. Nếu ở thể nặng hơn, bệnh nhân sẽ sốt, nhức đầu, biếng ăn,
đau họng, nhai khó, đau vùng tuyến mang tai; tuyến mang tai sưng to, đỏ một bên
hoặc cả 2 bên.

Có một số trường hợp nặng, tuyến dưới hàm và tuyến dưới cằm cũng sưng
to, lưỡi gà của bệnh nhân cũng bị sưng to làm bệnh nhân ngạt thở phải vào bệnh
viện mở khí quản cấp cứu.

Sau khi bệnh toàn phát khoảng 1 tuần, các triệu chứng lui dần và bệnh nhân
sẽ hồi phục hẳn.

Người ta chỉ bị quai bị 1 lần trong đời vì sau khi khỏi bệnh, bệnh nhân sẽ
được miễn dịch suốt đời.

Biến chứng của bệnh quai bị:

- Viêm màng não: chiếm 10- 35% trường hợp mắc bệnh.

- Viêm não: chiếm 0,5% trường hợp.

- Tổn thương thần kinh sọ não: điếc, mù, viêm tủy sống cắt ngang...

- Viêm tụy cấp: 3- 7% trường hợp, thường diễn biến nhẹ.



- Các biến chứng khác ít gặp hơn như: viêm cơ tim, viêm tuyến giáp,viêm
gan, viêm đường hô hấp dưới, viêm cầu thận cấp, viêm đa khớp, xuất huyết giảm
tiểu cấu...

- Biến chứng ở hệ sinh dục:

• Quan trọng nhất là viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: chiếm khoảng 20 –
30% trường hợp mắc bệnh.
Viêm tinh hoàn xảy ra sau khi viêm tuyến mang tai 7-10 ngày. Bệnh nhân
sốt cao, lạnh run, tinh hoàn sưng to, đau, đỏ 1 hoặc 2 bên. Bệnh kéo dài 7- 10
ngày.
Khoảng 30-40% trường hợp viêm tinh hoàn dẫn đến teo tinh hoàn sau 2-4
tháng.

• Viêm buồng trứng: chiếm khoảng 7% trường hợp nhưng rất hiếm khi xảy
ra vô sinh.

Để biết có bị vô sinh do biến chứng của quai bị hay không, bạn phải đi
khám ở các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khám xem có bị teo tinh hoàn (nếu là nam) hoặc
teo buồng trứng (nếu là nữ) hay không?

Các bác sĩ sẽ cho làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm tinh
hoàn (hoặc tử cung và buồng trứng), làm tinh trùng đồ, nội soi ổ bụng để khảo sát
cơ quan sinh dục nữ v.v... mới có thể kết luận được.

Bệnh quai bị có thể được đề phòng dễ dàng bằng cách chủng ngừa. Nếu nhà
bạn có trẻ em chưa mắc bệnh quai bị, nên đến Trung tâm y tế quận, huyện hoặc
Viện Pasteur TP HCM để chủng ngừa.

×