Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Rắc rối nhỏ của thai kỳ và cách khắc phục pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.8 KB, 4 trang )

Rắc rối nhỏ của thai kỳ và cách khắc
phục



Nôn do nghén, ra máu hoặc xuất hiện dấu hiệu bị đau lưng, đau đầu là những trục trặc
sức khỏe bạn không mong đợi khi mang bầu.
1. Bị ngứa

Cảm giác ngứa ngáy khó chịu đến mức nhiều thai phụ phải tỉnh giấc lúc nửa đêm. Bạn sẽ
bị ngứa trầm trọng hơn trong thời tiết nóng bức và mặc trang phục chật.

Khắc phục:

- Tắm bằng nước có độ ấm vừa phải.

- Làm dịu vùng da bị ngứa bằng một loại kem bôi chuyên dụng (hoặc dầu xoa, loại dành
cho em bé).

Dấu hiệu cần lo lắng: Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, cảm giác bị ngứa vẫn tiếp tục lan
rộng. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan cho bạn.

Trong thời gian mang thai, thai phụ dễ bị mệt mỏi nhất

2. Nôn

Dấu hiệu bị nôn do nghén thường diễn ra trong vòng 14 tuần đầu tiên. Nó có thể được lặp
lại sau đó nhưng thường không gây hại cho thai nhi.

Khắc phục:


- Tránh hạ đường huyết bằng cách ăn thành nhiều bữa nhẹ trong ngày và thêm bữa phụ
trước khi ngủ 1-2 giờ đồng hồ.

- Có thể nhờ đến phương pháp châm cứu cổ tay nếu cơn buồn nôn không được giải quyết.

Dấu hiệu nên lo lắng:

- Nếu bạn bị nôn thành nhiều lần trong ngày, kèm theo dấu hiệu mất sức, bác sĩ có thể sẽ
chỉ định thuốc chống nôn an toàn cho thai phụ.

- Nếu bạn bị nôn dẫn tới hiện tượng mất nước, bạn cần phải truyền thêm nước trong bệnh
viện.

3. Ra máu

Ra máu nhẹ trong khoảng thời gian đầu mang thai thường là triệu chứng phổ biến, không
gây hại cho cả mẹ và bé.

Khắc phục:

- Nhiều thai phụ được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng để hạn chế
sự ra máu.

- Thỉnh thoảng ra máu là kết quả sau khi giao hợp. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa
được làm sáng tỏ nhưng phần lớn trường hợp không cần điều trị.

Dấu hiệu nên lo lắng:

- Nếu ra máu nặng đi kèm với cảm giác bị đau, bạn nên nhanh chóng đi khám.


- Một số trường hợp ra máu sẽ dẫn tới sảy thai; lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhịp
tim thai và siêu âm thai trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng sức khỏe của bé.

4. Bị phù

Nguyên nhân là do lượng máu và lượng chất lỏng trong cơ thể gia tăng, khiến cho hệ tuần
hoàn bị chững lại.

Khắc phục:

- Luyện tập thường xuyên, điển hình là bơi lội.

- Giữ cho đôi chân của bạn luôn năng động thay vì nó phải đứng yên hay ngồi ỳ một chỗ
trong thời gian dài.

- Uống đủ nước.

- Không nên đi tất chân quá chật.

Dấu hiệu nên lo lắng: Khi dấu hiệu phù liên quan đến tình trạng tăng huyết áp, nó sẽ kéo
theo nguy cơ tiền sản giật.

5. Thai máy

Phần lớn thai phụ cảm nhận những chuyển động của thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai
kỳ. Những cảm nhận thai máy ở mỗi người mẹ là khác nhau, cảm giác đạp đầu tiên của
bé giống như khi bạn rùng mình hoặc một cơn gió nhẹ.

Dấu hiệu nên lo lắng: Nếu bạn cảm nhận thai máy ít hoặc hầu như không máy, bạn nên
trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ nghe nhịp tim thai với một thiết bị có tên là Doppler.


6. Mệt mỏi

Hầu hết bà bầu phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi ở nhiều cấp độ khác nhau trong suốt
thai kỳ, đặc biệt là trong vòng 12 tuần lễ đầu – thời điểm sự trao đổi chất trong cơ thể
chưa thích ứng với quá trình mang bầu.

Khắc phục:

- Không nên làm việc quá lâu mà quên ăn.

- Tránh thức ăn và đồ uống nhiều đường.

- Nên nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Cố gắng tập luyện để duy trì sức khỏe và tăng cường tuần hoàn trong cơ thể.

Dấu hiệu nên lo lắng: Nếu tình trạng mệt mỏi không được cải thiện, có liên quan đến
những cơn thở ngắn, tim đập nhanh, chóng mặt thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem bạn
có thiếu máu hay không để chỉ định cho bạn dùng viên sắt.

7. Những cơn đau

Sự phát triển của bào thai cộng với những thay đổi thể chất của mẹ trong thai kỳ gây nên
những cơn đau lưng, đau đầu, đau hông…

Khắc phục: Bơi lội, đi bộ hoặc Yoga là những môn thể dục có lợi cho bạn trong việc
phòng tránh những cơn đau.

Dấu hiệu nên lo lắng: Nếu bạn bị đau bụng liên tục kèm dấu hiệu chuyển dạ sớm, bạn

nên đi khám.

×