Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh Viêm não Nhật Bản docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.92 KB, 3 trang )

Bệnh Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản (hay còn gọi là viêm não B) là
bệnh gây tổn thương não do một loại virus gây ra.
Môi trường truyền bệnh thường gặp nhất là muỗi
A. culex. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em,
đặc biệt từ 5 đến 8 tuổi. Ngoài ra, còn có một số ổ
bệnh trong tự nhiên như chim tu hú, lợn. Vì thế, ở
Việt Nam, bệnh có thể phát triển thành những
dịch nhỏ vào mùa xuân, hè (khoảng tháng 3, 4) ở
những vùng có trồng nhiều vải như Lục Ngạn
(Bắc Giang), Hưng Yên.
Viêm não Nhật Bản (hay còn gọi là viêm não B) là
bệnh gây tổn thương não do một loại virus gây ra.
Môi trường truyền bệnh thường gặp nhất là muỗi A.
culex. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em, đặc
biệt từ 5 đến 8 tuổi. Ngoài ra, còn có một số ổ bệnh
trong tự nhiên như chim tu hú, lợn. Vì thế, ở Việt
Nam, bệnh có thể phát triển thành những dịch nhỏ
vào mùa xuân, hè (khoảng tháng 3, 4) ở những vùng
có trồng nhiều vải như Lục Ngạn (Bắc Giang), Hưng
Yên.

Triệu chứng: Bệnh thường khởi phát đột ngột. Trẻ
sốt cao, ho, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa. Vài ngày sau
xuất hiện các biểu hiện thần kinh bất thường như sốt
li bì, co giật, hôn mê. Ơ' một số trẻ đôi khi kèm theo
dấu hiệu tổn thương màng não (cổ cứng, nôn vọt,
dấu hiệu vạch màng não dương tính). Giai đoạn cuối
của bệnh thường là sự rối loạn của các chức năng
sống cơ bản (hô hấp, tuần hoàn). Các xét nghiệm cận


lâm sàng thông thường không đặc hiệu. Tại các bệnh
viện tuyến trung ương hiện đang sử dụng một số loại
xét nghiệm cao cấp như miễn dịch ELLSA để chẩn
đoán bệnh.

Điều trị và tiên lượng: Cho đến nay, viêm não Nhật
Bản vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân
chủ yếu được điều trị triệu chứng, do vậy tiên lượng
thường rất xấu khoảng 30 - 40% bệnh nhân tử vong;
40 - 50% để lại các di chứng nặng nề về thần kinh
(động kinh, chậm phát triển trí tuệ, tâm thần). Bên
cạnh việc phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời
thì vấn để dinh dưỡng, chăm sóc cũng rất quan trọng
để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, phòng tránh
bội nhiễm và giảm nguy cơ tử vong.

Phòng bệnh: ở nước ta, Bộ Y tế đang khuyến cáo
việc tiêm chủng phòng bệnh viêm não Nhật Bản cho
tất cả trẻ em. Mũi đầu khi trẻ được 12 - 18 tháng. Mũi
tiêm thứ hai (tiêm nhắc lại) được thực hiện sau đó 1
năm. Mặc dù việc tiêm phòng này không tạo được
miễn dịch suốt đời cho trẻ nhưng cũng góp phần
quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tại
cộng đồng. Vì vậy, các ông bố, bà mẹ nên đến các cơ
sở Y tế để được tư vấn thêm về căn bệnh này và cho
con mình tiêm phòng đầy đủ.

×