Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chế biến các loại trứng đúng cách cho bé pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.1 KB, 7 trang )

Chế biến các loại trứng đúng
cách cho bé




Tr
ứng cút không giàu dinh dưỡng hơn các loại trứng khác như mọi người lầm tư
ởng
Cha mẹ theo kinh nghiệm của ông bà thường bổ sung
trứng vào thực đơn của trẻ từ lúc có thể ăn dặm đến
suốt quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ.
Nhưng thực sự đã hiểu và chế biến đúng cách chưa?
Webtretho sẽ giúp phụ huynh hiểu thêm về tác dụng
tích cực lẫn tiêu cực từ quả trứng.

Trứng cút có tốt hơn trứng gà, vịt?

Thành phần dinh dưỡng trong trứng luôn bao gồm protein,
lipit, gluxit, nhiệt năng, canxi và sắt. Nhiều cha mẹ phân
vân và cho rằng trứng cút có giá trị dinh dưỡng cao hơn
trứng gà, vịt, thậm chí là trứng ngỗng, tuy nhiên sự thật là
cả 3 loại trứng này có hàm lượng dinh dưỡng và nhiệt năng
tương đương nhau.


Lòng trắng và lòng đỏ, loại nào giàu dinh dưỡng hơn?

Bất kể trứng nào thì vỏ trứng cũng chiếm khoảng 10%
trọng lượng, lòng trắng chiếm khoảng 6% và lòng đỏ chiếm
30%. Thành phần chủ yếu trong lòng trắng trứng là protein


nhưng vì nước chiếm tương đối nhiều nên hàm lượng
protein thực trong đó chỉ chiếm khoảng 10% mà thôi.

Trong khi đó protein trong lòng đỏ lại chiếm khoảng 14%.
Riêng hàm hượng lipit lại chiếm khoảng 11 – 15%, trong
đó 60% là axit béo không bão hòa và nó nằm toàn bộ trong
lòng đỏ trứng, còn lòng trắng thì hầu như không chứa lipit.

Lòng đỏ chứa nhiều dinh dưỡng hơn lòng trắng.

Có một điều cơ bản là hàm lượng vitamin trong lòng trắng
trứng là không, trong khi đó lòng đỏ trứng lại rất giàu
vitamin A, D, B1. Hàm lượng natri, kali, canxi, photpho,
sắt, kẽm, magie cũng nhiều hơn lòng trắng trứng. Hơn nữa,
trong lòng đỏ còn chứa từ 1-3% gluxit. Tuy nhiên hàm
lượng cholesterol lại gấp 7 lần gan lợn, 17 lần thịt, 120 lần
so với sữa bò.

May mắn thay trong lòng đỏ trứng còn có mỡ photpho
trứng, giúp cản trở sự lắng đọng của cholesterol và mỡ trên
thành mạch máu. Cho nên nên lưu ý khi cho các bé dưới 6
tuổi ăn lòng đỏ trứng, đặc biệt là các bé thiếu sắt bổ sung
sắt từ lòng đỏ trứng. Mỗi lòng đỏ trứng chứa khoảng 2mg
sắt, tuy nhiên sắt này kết hợp với photpho hữu cơ khiến tỷ
suất hấp thu sắt trong ruột chỉ có 3%. Đó là lý do cha mẹ
không chỉ bổ sung dinh dưỡng bằng trứng mà phải thêm
nhiều loại thực phẩm khác nữa.

Có nên cho bé ăn trứng vịt bắc thảo không?


Như chúng ta biết, khi chế biến trứng vịt bắc thảo, người ta
phải thêm oxi chì vào lớp phụ liệu bọc bên ngoài trứng và
dĩ nhiên lượng chì này sẽ thẩm thấu vào bên trong trứng.
Cứ mỗi quả trứng bắc thảo nặng 50gram thì chứa
150mcrogam chì. Trong khi đó, các chuyên gia dinh dưỡng
khuyến cáo rằng, lượng hấp thu chì ở trẻ em không nên
vượt quá 100microgam/ngày.

Vì thế tốt nhất là không nên cho bé ăn nhiều vì chì có thể
tích trữ trong cơ thể bé, gây ra những bất lợi về sinh trưởng
như phát triển chậm, thiếu máu, cản trở trao đổi vitamin D,
thiếu tập trung…

Nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu đúng về cách chế biến trứng trong thực đơn của con.


Trứng không nên nấu chung với thực phẩm nào?

Câu trả lời là sữa bò, sữa đậu nành. Lý do là khi cho vào
nấu chung, bao giờ hai loại sữa này cũng sôi trước trong
khi trứng chưa kịp chín. Lúc này các loại khuẩn gây bệnh,
đặc biệt là Salmonello – trực khuẩn đại tràng – sẽ thâm
nhập vào cơ thể gây nên các bệnh dạ dày và ruột cấp tính.

Hơn nữa, lòng trắng trứng chưa chín có chứa chất aridin và
antityptase. Aridin kết hợp với chất biotin khiến cơ thể
không thể hấp thu được biotin. Trong khi đó antityptase có
thể phá hoại chất trypsin của đường ruột, cản trở phân giải
protein và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.


Nếu đun quá lâu thì protein trong sữa sẽ bị trào ra, đóng
cặn rất phí. Cho nên cách tốt nhất là nên đun riêng 2 thứ.
Và cha mẹ cần lưu ý là nên cho bé ăn trứng đã nấu chín kỹ
vì lúc này protein, một chất vốn có kết cấu chặt chẽ trong
trứng trở nên xốp lại, dễ tiêu hóa hơn.

Trứng vịt lộn, món ăn bổ dưỡng của trẻ còi cọc

Trẻ còi cọc nên ăn trứng vịt lộn?

90% số trẻ bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn trong nhiều ngày
cải thiện được chiều cao và thể lực hơn hẳn dùng thuốc bổ
khác. Trẻ em 5-12 tuổi dùng 1 quả /ngày. Trẻ em trên 12
tuổi - người lớn dùng 1-2 quả /ngày. Hàm lượng sinh tố A
(retinol) và tiền sinh tố A (beta caroten) khá cao trong
trứng vịt lộn giúp cơ thể tăng sinh lực. Nên ăn vào buổi
sáng với rau răm và muối tiêu chanh.

×