Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.82 KB, 2 trang )
Chương 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình thu thập xử lý số liệu và phân tích tính khả thi của dự án, một số
kết luận được rút ra như sau:
- Do ngành công nghiệp chế biến các loại thực phẩm nông sản sấy khô
dùng cho ngành chế biến thực phẩm ăn liền còn khá mới mẻ tại Việt Nam
cho nên các số liệu quá khứ thu thập được là không đủ lớn để triển khai dự
báo bằng Mô hình hồi qui. Hai mô hình dự báo khác được sử dụng để thay
thế là Mô hình dự báo dựa vào mức tăng trưởng của ngành và Mô hình dự
báo bằng phương pháp chuyên gia đã cho kết quả không sai lệnh nhau nhiều.
Điều này có thể kết luận rằng các mô hình dự báo dùng trong luận án là phù
hợp.
- Việc phân tích tài chánh dựa trên quan điểm chủ đầu tư cho kết quả
NPV=1,915,553,410>0 và IRR=15.99% lớn hơn MARR=12%, và trên quan
điểm tổng đầu tư cũng cho kết quả NPV=3,014,460,629>0 và IRR=17.12%
lớn hơn MARR=11.28%, do đó dự án được xem là khả thi về mặt tài chánh.
- Kết quả phân tích rủi ro bằng mô phỏng cũng cho cùng kết quả là kỳ
vọng của NPV dương, do đó ta càng có cơ sở để củng cố thêm cho nhận xét
dự án là khả thi về mặt tài chánh.
- Dưới góc độ phân tích kinh tế, các kết quả phân tích cho kết quả
NPV=5,781,815,793>0 và IRR=18.58% lớn hơn MARR=9.6%, do đó dự án
được xem là đáng giá về mặt kinh tế.
________________________________________________________________________________________
Chương 7: Kết Luận & Kiến Nghò Trang 80
- Qua phân tích rủi ro, các kết quả cho thấy dự án nhạy cảm với sự biến đổi
của sản lượng, giá bán và giá nguyên liệu của các sản phẩm hành Paro, bột
ớt và kim chi sấy. Khi sản lượng hay giá bán của các sản này thay đổi từ 5%
đến 10% đã có thể làm NPV âm. Tuy nhiên, khả năng để các biến này sụt
giảm liên tục trong suốt 10 năm là khá nhỏ.
- Kết quả mô phỏng cho thấy xác suất để NPV âm và độ lệch chuẩn là khá
lớn, do đó dự án là có rủi ro. Tuy nhiên, giá trò “kỳ vọng âm” của NPV sau